Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019
Trường THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh
-
Câu 1:
Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là
A. Cu và Fe.
B. Fe và Cu.
C. Zn và Al.
D. Cu và Ag.
-
Câu 2:
Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vở thì dùng chất nào trong số các chất sau để khử độc thuỷ ngân ?
A. Bột than.
B. Bột lưu huỳnh.
C. Bột sắt.
D. Nước.
-
Câu 3:
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại ?
A. Tính dẫn điện.
B. Tính cứng.
C. Khối lượng riêng.
D. Nhiệt độ nóng chảy.
-
Câu 4:
Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất ?
A. Fe.
B. Ag.
C. Al
D. Cu
-
Câu 5:
Bằng phương pháp lên men từ các nông sản chứa nhiều tinh bột (gạo, ngô, …) người ta thu được ancol etylic. Để tách ancol etylic ra khỏi dung dịch người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Chiết.
B. Lọc.
C. Cô cạn.
D. Chưng cất.
-
Câu 6:
Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ?
A. CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+ .
B. H3PO4 → 3H+ + 3PO43- .
C. HCl → H+ + Cl- .
D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43- .
-
Câu 7:
Có 3 hóa chất sau đây: Amoniac, phenylamin và etylamin. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy
A. amoniac < etylamin < phenylamin.
B. phenylamin < etylamin < amoniac.
C. phenylamin < amoniac < etylamin .
D. etylamin < amoniac < phenylamin.
-
Câu 8:
Hít bóng khí cười ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, hệ thần kinh, nếu lạm dụng có thế dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Công thức của khí cười là
A. N2O.
B. NO2.
C. NO.
D. CO2.
-
Câu 9:
Chất nào sau đây là chất béo ?
A. C17H35COOH.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. C3H5(OH)3.
D. (C17H33COO)2C2H4.
-
Câu 10:
Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín. Công thức phân tử este đó là?
A. C4H8O2.
B. C5H10O2.
C. C7H14O2.
D. C6H12O2
-
Câu 11:
Nhúng 2 lá kim loại Zn và Cu vào dung dịch axit H2SO4 loãng rồi nối 2 lá kim loại bằng một dây dẫn có gắn 1 điện kế, một pin điện hoá được hình thành. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Lá Zn là cực âm và lá Cu là cực dương của pin điện.
B. Dòng electron chuyển từ lá kẽm sang lá đồng qua dây dẫn.
C. Không có bọt khí H2 sinh ra trên bề mặt lá Cu.
D. Thí nghiệm trên mô tả cho quá trình ăn mòn điện hóa học.
-
Câu 12:
Khi thủy phân hoàn toàn 8,8 gam một este đơn chức mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. propyl axetat.
C. etyl propionat.
D. etyl fomiat.
-
Câu 13:
Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây ?
A. AlCl3.
B. FeCl3.
C. FeCl2.
D. MgCl2
-
Câu 14:
Natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày,…) và trong công nghiệp thực phẩm (làm bột nở, bảo quản thực phẩm,…). Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaHCO3.
B. KHCO3.
C. Na2CO3.
D. NaOH
-
Câu 15:
Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOCH3 ; (2) H2NCH2COOH ; (3) ClH3NCH2COOH ; (4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. (1), (3), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (3)
-
Câu 16:
Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng gương. Khối lượng Ag tạo ra là (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
A. 126,31 gam.
B. 63,15 gam.
C. 12,63 gam.
D. 252,6 gam.
-
Câu 17:
Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
A. Alanin.
B. lysin.
C. Glyxin.
D. valin.
-
Câu 18:
Nung 100 gam hỗn hợp A gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng của Na2CO3 trong hỗn hợp A là
A. 16 %.
B. 44%.
C. 84%.
D. 32%.
-
Câu 19:
Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 45,5 gam.
B. 40,0 gam.
C. 50,0 gam.
D. 55,5 gam
-
Câu 20:
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3
B. HCOOC3H5
C. CH3COOC2H5
D. HCOOC3H7
-
Câu 21:
Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O ?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaOH.
D. Quỳ tím.
-
Câu 22:
Tinh bột thuộc loại polisaccarit, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Công thức của tinh bột là
A. C2H4O2.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. C6H12O6
-
Câu 23:
Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH và C2H5OH.
B. CH3COOH và CH3OH.
C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
-
Câu 24:
Cho Tyrosin HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH (-C6H4- là vòng thơm) lần lượt phản ứng với các chất sau: HCl ; NaOH ; Nước brom ; CH3OH/HCl (hơi bảo hoà). Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với đồ thị trên ?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Al(NO3)3.
C. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2
-
Câu 26:
Cho 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất tan tương ứng là X, Y, Z có cùng nồng độ mol.
Thí nghiệm 1: Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Y, thu được dung dịch T chứa một chất tan. Cho dung dịch T tác dụng với 2V lít dung dịch Z, thu được dung dịch M chứa một chất tan.
Thí nghiệm 2: Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Z, thu được dung dịch E chứa hai chất tan.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaOH, NaHCO3, NaHSO4.
B. H3PO4, Na2HPO4, Na3PO4.
C. H3PO4, Na3PO4, Na2HPO4.
D. NaOH, NaHSO4, NaHCO3.
-
Câu 27:
Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A ở thể khí với H2 (dư), có tỉ khối của X so với H2 bằng 4,8. Cho hỗn hợp X đi qua ống đựng bột niken, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của A là
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C3H6.
D. C4H8.
-
Câu 28:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.
(5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 29:
Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acylonitrin thu được một loại caosu Buna-N chứa 8,69% nitơ về khối lượng. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và acylonitrin trong caosu đó là
A. 1 : 2.
B. 1 : 1.
C. 2 : 1.
D. 3 : 1.
-
Câu 30:
Một loại nước cứng có chứa: Ca2+ 0,002M ; Mg2+ 0,003M và HCO3. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết tủa thu được gồm CaCO3 và Mg(OH)2).
A. 160 ml
B. 100 ml
C. 140 ml
D. 200 ml
-
Câu 31:
Hỗn hợp X chứa AlBr3 và MBr2. Cho 0,1 mol X có khối lượng 24,303 gam tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 52,64 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng AlBr3 trong X là
A. 41,77%.
B. 51,63 %
C. 58,23%.
D. 47,10%.
-
Câu 32:
Hòa tan 115,3 gam hổn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc) và chất rắn B1. Khối lượng của B1 là
A. 83,8 gam.
B. 101,3 gam.
C. 110,3 gam.
D. 88,3 gam.
-
Câu 33:
Cho các phương trình phản ứng: X + 2NaOH → 2Y + H2O ; Y + HCl → Z + NaCl
Đốt cháy hoàn toàn 9,00 gam chất Z chỉ thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,40 gam nước. Mặt khác 9,00 gam chất Z tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 13,40 gam một muối khan. Công thức phân tử của chất X là
A. C8H14O6.
B. C6H10O5.
C. C4H6O5.
D. C6H10O6
-
Câu 34:
Điện phân dung dịch m gam muối AgNO3 với cường độ dòng điện I (ampe), sau thời gian t (giây) thì AgNO3 điện phân hết, ngắt dòng điện, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn ta thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2, dung dịch Y và kim loại Ag. Giá trị lớn nhất của m là
A. 42,5.
B. 34,0.
C. 51,0.
D. 68,0.
-
Câu 35:
Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với
A. 7,5
B. 8
C. 7
D. 6,5
-
Câu 36:
Hòa tan hết 44,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X chứa 205,0 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm 0,1 mol khí Z và 0,2 mol khí T. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 64,0 gam rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 2,15.
B. 3,04.
C. 2,85.
D. 3,15.
-
Câu 37:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 26
B. 25
C. 28
D. 29
-
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần nhất với
A. 35,0.
B. 30,0.
C. 32
D. 28
-
Câu 39:
X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol)
C10H8O4 + 2NaOH → X1 + X2 ( xt: H2O, to)
X1 + 2HCl → X3 + 2NaCl
nX3 + nX2 → poli(etylen-terephtalat) + 2nH2O
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
B. Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.
C. Dung dịch X2 hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.
D. Số nguyên tử H trong X3 bằng 8.
-
Câu 40:
Hấp thu hết 4,48 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100ml dung dịch X vào 300ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (ở đktc). Mặt khác 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,1.
B. 0,06.
C. 0,2.
D. 0,15.