Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019
Trường THPT Đô Lương, Nghệ An
-
Câu 1:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Na.
B. Fe.
C. Cr.
D. Cu.
-
Câu 2:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Mg(OH)2.
B. HNO3.
C. CH3COOH.
D. HClO.
-
Câu 3:
Khi đun axit axetic với ancol etylic thu được este nào sau đây?
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. HCOOC2H5
D. CH3COOCH3.
-
Câu 4:
Loại hiđrocacbon nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử?
A. Anken.
B. Ankin.
C. Ankan.
D. Ankađien.
-
Câu 5:
Hợp kim nào sau đây để trong không khí ẩm thì Fe không bị ăn mòn điện hóa?
A. Fe-Ag.
B. Fe-Ni.
C. Fe-Cu.
D. Fe-Al.
-
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,04.
B. 10,08.
C. 3,36.
D. 6,72.
-
Câu 7:
Nguyên nhân chính người ta không sử dụng các dẫn xuất hiđrocacbon của flo, clo (hợp chất CFC) trong công nghiệp làm lạnh là do khí CFC thoát ra ngoài môi trường gây ra tác hại nào sau đây?
A. CFC đều là các chất độc.
B. Tác dụng làm lạnh của CFC kém.
C. CFC gây thủng tầng ozon.
D. CFC gây ra mưa axit.
-
Câu 8:
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. Tơ capron.
B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ visco.
D. Tơ tằm.
-
Câu 9:
Glucozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Cu.
B. Dung dịch AgNO3/NH3, t°.
C. H2 (Ni, t°).
D. Cu(OH)2.
-
Câu 10:
Tên bán hệ thống của alanin CH3CH(NH2)COOH là
A. Axit α-amino axetic.
B. Axit α-amino propionic.
C. Axit α-amino butiric.
D. Axit glutaric.
-
Câu 11:
Thủy phân este nào sau đây không thu được ancol?
A. CH3COOCH2C6H5.
B. HCOOCH2CH=CH2.
C. CH3COOCH=CH2.
D. CH3COOC2H5.
-
Câu 12:
Thủy phân 32,4 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 30 gam.
B. 25 gam.
C. 27 gam.
D. 24,3 gam.
-
Câu 13:
Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 5,6.
C. 3,4.
D. 4,4.
-
Câu 14:
Cho 4,5 gam etylamin tác dụng với 120 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,1.
B. 7,65.
C. 8,88.
D. 8,15.
-
Câu 15:
Phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây trồng trong các nguyên tố sau?
A. Kali.
B. Nitơ.
C. Kẽm.
D. Photpho.
-
Câu 16:
Dẫn 2,24 lít (đktc) khí axetilen (C2H2) vào dung dịch AgNO3/NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa vàng. Giá trị của m là
A. 36 gam.
B. 24 gam.
C. 48 gam.
D. 12 gam.
-
Câu 17:
Công thức phân tử của saccarozơ là
A. (C6H10O5)n.
B. C3H6O3.
C. C12H22O11.
D. C6H12O6.
-
Câu 18:
Cho các chất: NaHCO3, CrO3, KHSO4, Al2O3, Fe3O4. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2 là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 19:
Kim loại nào sau đây không tan trong nước?
A. Na.
B. Ni.
C. Ba.
D. K.
-
Câu 20:
Amin nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. Metylamin.
B. Đimetylamin.
C. Etylamin.
D. Anilin.
-
Câu 21:
Cho các kim loại: Fe, Cu, Ba, Cr, Al, Zn. Số kim loại thụ động với HNO3 đặc nguội là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 22:
Để bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) người ta dùng cách nào được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đa.
B. Dùng urê.
C. Dùng nước đá hoặc muối ăn.
D. Dùng hàn the.
-
Câu 23:
Kim loại nào cứng nhất trong các kim loại sau?
A. Au.
B. Ag.
C. Cu.
D. Cr.
-
Câu 24:
Quặng nào sau đây là khoáng vật chứa nguyên tố nhôm?
A. Boxit.
B. Pirit.
C. Cacnalit.
D. Đolomit.
-
Câu 25:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ
(1) Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng làA. (1)(4)(2)(3).
B. (1)(2)(3)(4).
C. (4)(2)(1)(3).
D. (4)(2)(3)(1).
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(c) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(d) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra ở dạ dày bò và động vật ăn cỏ.
(e) Peptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biurê.
(g) Trùng hợp axit ω-amino capron thu được nilon-6.
Số phát biểu đúng làA. 5
B. 4
C. 3
D. 6
-
Câu 27:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch CuCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch MgSO4.
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa trắng làA. 5
B. 6
C. 4
D. 3
-
Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2, thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,808
B. 3,712.
C. 3,692.
D. 3,768.
-
Câu 29:
Este X có các đặc điểm sau: Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là:
A. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
-
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng làA. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Tiến hành các thí nghiệm sau đây:
(1) Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch KOH.
(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch NaCl để ngoài không khí.
(5) Để một đoạn dây thép ngoài không khí ẩm.
(6) Ngâm một miếng Zn dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa làA. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 32:
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su Buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
-
Câu 33:
Hòa tan hết M gam hỗn hợp M gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,3 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,64 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na+, HCO3-, CO32- và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau và tiến hành hai thí nghiệm: Cho từ từ đến hết phần 1 vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl thấy thoát ra 0,15 mol khí CO2. Coi tốc độ phản ứng của HCO3-, CO32- với H+ bằng nhau. Nếu cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,24 mol HCl vào phần 2, thấy thoát ra 0,12 mol khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 51,76.
B. 25,88.
C. 58,28.
D. 29,14.
-
Câu 34:
Cho hỗn hợp A gồm axit hữu cơ X và este Y tạo ra từ axit hữu cơ đơn chức Z. Lấy a gam hỗn hợp A cho phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất, tách hỗn hợp sản phẩm ta thu được 9,3 gam một hợp chất hữu cơ B và 39,4 gam hỗn hợp G (muối hữu cơ khan). Cho toàn bộ B phản ứng với Na dư ta thu được 3,36 lít khí (đktc), biết MB < 93u, dung dịch B phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt. Đem toàn bộ G nung với lượng dư vôi tôi xút thì thu được 8,96 lít hơi (đktc) của một hiđrocacbon D duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A gần nhất với
A. 68%.
B. 65%.
C. 67%.
D. 66%.
-
Câu 35:
Hòa tan 10,92 gam hỗn hợp X chứa Al, Al2O3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,09 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có khối lượng 127,88 gam và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Z so với He bằng 5. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Phần trăm khối lượng của khí có số mol bé nhất trong hỗn hợp Z là
A. 17,50%.
B. 26,25%.
C. 68,75%.
D. 43,75%.v
-
Câu 36:
Chia 1500 ml dung dịch X chứa HCl và Cu(NO3)2 thành 2 phần (thể tích phần 2 gấp đôi thể tích phần 1). Điện phân phần 1 với điện cực trơ, dòng điện một chiều có cường độ 2,5A trong một thời gian thu được 1,136 lít một khí duy nhất ở anot (đktc). Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 4M thu được 1,96 gam kết tủa. Cho m gam Fe vào phần 2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,75m gam và một sản phẩm khử Y duy nhất (hóa nâu ngoài không khí). Giá trị m là
A. 12,46.
B. 18,94.
C. 14,26.
D. 14,98.
-
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn 9,92 gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y (đều được tạo từ các amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) bằng lượng O2 vừa đủ thu được N2 và 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O. Mặt khác đun nóng hỗn hợp trên với dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 12,46.
B. 18,94.
C. 14,26.
D. 14,98.
-
Câu 38:
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al với 47,0 gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Nung Y trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được chất rắn Z và 4,928 lít hỗn hợp khí G (đktc). Hòa tan hoàn toàn Z ba ng 1,36 lít dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch T chỉ chứa 171,64 gam muối sunfat khan và 11,2 lít hỗn hợp khí M (đktc) gồm NO và H2, tỉ khối của M so với H2 bằng 6,6. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là
A. 27,84%.
B. 72,16%.
C. 76,64%.
D. 23,36%.
-
Câu 39:
Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS, FeS2, CuS trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc nóng thu được 0,31 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô, còn lại thấy tăng 2,8 gam (giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lit (đktc) hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ lệ mol 1:1. Giá trị của V gần với giá trị nào nhất?
A. 1,49.
B. 1,47.
C. 1,46.
D. 1,48.
-
Câu 40:
Để thủy phân hết 76,12 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 500 ml dung dịch KOH xM. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn 1/10 hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Giá trị của x là
A. 1,65.
B. 2,25.
C. 2,64.
D. 2,43.