Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019
Trường THPT Vũ Quang- Hà Tĩnh lần 1
-
Câu 1:
Sục khí metylamin vào nước thu được dung dịch làm
A. Quỳ tím không đổi màu.
B. Quỳ tím hóa xanh.
C. Phenolphtalein hóa xanh.
D. Phenolphtalein không đổi màu.
-
Câu 2:
Chất làm đục nước vôi trong và là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính là
A. CH4.
B. SO2.
C. CO2.
D. NH3.
-
Câu 3:
Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng được coi là năng lượng sạch là
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều.
B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện.
D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.
-
Câu 4:
Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. Thạch cao nung.
B. Thạch cao sống.
C. Thạch cao khan.
D. Đá vôi.
-
Câu 5:
Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 21,12 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 55%.
B. 75%.
C. 44%.
D. 60%.
-
Câu 6:
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOH.
C. C2H5COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
-
Câu 7:
Để tráng gương một ruột phích người ta thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, sau đó lấy sản phẩm tạo thành thực hiện phản ứng với AgNO3/NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 34,56.
B. 64,8.
C. 86,4.
D. 69,12.
-
Câu 8:
X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được sử dụng để làm sợi tóc bóng đèn thay thế cho sợi than. X là kim loại nào dưới đây?
A. W.
B. Cr.
C. Cs.
D. Ag.
-
Câu 9:
Nước muối sinh lý để sát trùng, rửa vết thương có nồng độ
A. 9%.
B. 0,9%.
C. 5%.
D. 1%.
-
Câu 10:
Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 11:
Chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím là
A. Anbumin.
B. Axit axetic.
C. Alanin.
D. Glucozơ.
-
Câu 12:
Quặng nào sau đây được dùng để sản xuất nhôm?
A. Manhetit.
B. Pirit.
C. Đolomit.
D. Boxit.
-
Câu 13:
Tơ nào thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ visco.
B. Bông.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ tằm.
-
Câu 14:
Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X không màu, dễ hóa nâu trong không khí. Khí X là
A. NO.
B. NH3.
C. N2O.
D. NO2.
-
Câu 15:
Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức thu gọn là:
A. HCOOH.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
-
Câu 16:
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. CuSO4.
B. AlCl3.
C. Ca(HCO3)2.
D. Fe(NO3)3.
-
Câu 17:
Cho dãy chất CaCO3, K, Mg, Cu, Al. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 18:
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. Với Cu(OH)2, điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam.
B. Màu biurê.
C. Với AgNO3/NH3 tạo kết tủa trắng.
D. Thủy phân trong môi trường axit.
-
Câu 19:
Để điều chế kim loại X, người ta tiến hành khử oxit X bằng khí H2 (dư) theo mô hình thí nghiệm dưới đây
Oxit X là chất nào trong số các chất sau:
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CuO.
D. K2O.
-
Câu 20:
Kim loại Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. CuSO4.
C. HNO3 đặc nguội.
D. NaOH loãng.
-
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho Fe dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nóng.
(5) Nhiệt phân KNO3.
Số thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 22:
Trong các phát biểu sau:
(1) Trong 3 dung dịch có cùng nồng độ mol là HCOOH, HCl, H2SO4 thì dung dịch có pH lớn nhất là HCOOH.
(2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa nguyên tố.
(3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch etylamin, glyxin, axit axetic bằng quỳ tím.
(4) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C và H.
(5) Dung dịch CH3COOH và C6H5OH có pH > 7.
(6) Amilopectin và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch không nhánh.
Số phát biểu đúng làA. 5
B. 6
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Cho 26,7 gam hỗn hợp 2 amino axit no chứa 1 chức -COOH và 1 chức -NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch KOH 2M, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 25,37.
B. 54,49.
C. 68,45.
D. 57,65.
-
Câu 24:
Tiến hành thí nghiệm sau
(1) Ngâm lá sắt trong dung dịch H2SO4 loãng có pha vài giọt dung dịch CuSO4.
(2) Ngâm lá Zn trong dung dịch hỗn hợp H2SO4, HCl loãng.
(3) Để vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm.
(4) Ngâm lá Fe trong dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Ngâm lá Al trong dung dịch NaOH loãng.
Số thí nghiệm kim loại bị ăn mòn điện hóa làA. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 25:
Cho dãy các chất: metyl metacrylat, triolein, glucozơ, glyxylalanin, tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 26:
Dung dịch X gồm K2SO4 0,05M và Al2(SO4)3 0,15M. Cho từ từ 80 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 150 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 13,21.
B. 20,20.
C. 19,035.
D. 14,375.
-
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các amino axit đều có tính lưỡng tính.
(b) Các este của axit fomic có phản ứng tráng gương.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn tripanmitin thu được tristearin.
(d) Tơ nilon-6,6, tơ lapsan, tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp.
(e) Trong mỗi mắt xích của phân tử glucozơ có 2 nhóm CHO.
(g) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào xenlulozơ sẽ hóa đen.
Số phát biểu đúng làA. 6
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 28:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Hợp chất màu tím Y Quỳ tím ẩm Chuyển màu xanh Z Nước Brom Kết tủa trắng T Nước brom Dung dịch mất màu. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin.
B. Acrilonitrin, Gly-Ala-Ala, anilin, metylamin.
C. Metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin.
D. Gly-Ala-Ala, metylamin, acrilonitrin, anilin.
-
Câu 29:
Thủy phân 44 gam hỗn hợp T gồm 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư. Chưng cất hỗn hợp sau phản ứng được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong Z là
A. 53,2.
B. 50,0.
C. 34,2.
D. 42,2.
-
Câu 30:
Dung dịch X chứa NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch Y chứa HCl 1,5M và H2SO4 1,0M. Thực hiện hai thí nghiệm sau: Cho từ từ 150 ml dung dịch X vào 150 ml dung dịch Y thu được 8,4 lít khí CO2 (đktc). Cho từ từ 150 ml dung dịch Y vào 150 ml dung dịch X thu được 5,04 lít CO2 (đktc), sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Già trị của m là
A. 68,95.
B. 103,425.
C. 92,25.
D. 138,375.
-
Câu 31:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho H2S vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(7) Cho SO2 đến dư vào dung dịch H2S.
Số thí nghiệm tạo kết tủa sau phản ứng làA. 3
B. 6
C. 5
D. 4
-
Câu 32:
Chia 0,27 mol hỗn hợp X gồm một số hợp chất hữu cơ (trong phân tử chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần 1 bằng một lượng vừa đủ O2 rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 9,0 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15,12 gam Ag. Mặt khác, 6,52 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với Na thu được 1,568 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,27 mol hỗn hợp X là
A. 3,26.
B. 4,36.
C. 9,78.
D. 2,18.
-
Câu 33:
Hỗn hợp A gồm axit oxalic, axit ađipic, glyxin và alanin. Cho 28,25 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hết 14,125 gam hỗn hợp A trên cần dùng vừa đủ 8,82 lít O2 (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Giá trị của m là
A. 8,80.
B. 5,10.
C. 3,95.
D. 7,95.
-
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được 2,85 mol CO2 và 47,7 gam H2O. Mặt khác, cho a gam chất X hiđro hóa hoàn toàn thu được chất Y rồi thủy phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 44,30.
B. 41,82.
C. 45,82.
D. 45,90.
-
Câu 35:
Cho 14,90 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,50 mol HCl và 0,02 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 78,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với
A. 48,5%.
B. 42,3%.
C. 33,5%.
D. 46,2%.
-
Câu 36:
Cho 38,90 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,9 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây thì H2O ở hai điện cực đã điện phân, khối lượng catot tăng 9,6 gam và thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m và t lần lượt là
A. 0,85 gam và 5790 giây.
B. 1,02 gam và 5018 giây.
C. 2,55 gam và 5790 giây.
D. 1,70 gam và 5018 giây.
-
Câu 37:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 100ml dung dịch X chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol Ba(OH)2 thêm vào được biểu diễn trên đồ thị sau:
Mặt khác, nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với?
A. 5,44.
B. 4,66.
C. 5,70.
D. 6,22.
-
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 5,38 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Mặt khác, đốt cháy 14,06 gam hỗn hợp X thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 30,46 gam. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,38
B. 7,85.
C. 7,05.
D. 6,66
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào:
A. 46,6.
B. 36,4.
C. 18,2.
D. 37,6.
-
Câu 40:
X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 57,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 30,0 gam, đồng thời thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 1,375 mol O2, thu được CO2, 0,25 mol Na2CO3 và 1,0 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 40,47%.
B. 60,00%.
C. 56,19%.
D. 55,85%.