Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019
Trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1
-
Câu 1:
Cho 1 nguyên tử của nguyên tố X, có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1. Nguyên tố này ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn, biết chúng có tổng e trên các phân lớp d là 5.
A. IA.
B. IB.
C. VIB.
D. IVB.
-
Câu 2:
Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực?
A. Cl2.
B. NH3.
C. NaCl.
D. O2.
-
Câu 3:
A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Khi phân tích A thu được kết quả: 50% C, 5,56% H, 44,44%O theo khối lượng. Khi thuỷ phân A bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 2 sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của A là
A. HCOO-CH=CH-CH3.
B. HCOO-CH=CH2.
C. CH2=CH-CHO.
D. (HCOO)2C2H4.
-
Câu 4:
Cho m gam fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 2,16 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 7,2.
B. 3,6.
C. 1,8.
D. 2,4.
-
Câu 5:
Cho các chất: axit axetic; saccarozơ; axeton; andehit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2/ OH- là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 6:
Cho 5,76 gam axit hữu cơ Y đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. CH3COOH.
B. CH3-CH2-COOH.
C. CH2=CHCOOH.
D. CH2=CH-CH2COOH.
-
Câu 7:
Cho 45 gam CH3COOH tác dụng với 69 gam C2H5OH thu được 41,25 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá là
A. 62,5%.
B. 62%.
C. 31,25%.
D. 75%.
-
Câu 8:
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. K2HPO4.
B. K2HPO3.
C. NaHS.
D. NaHSO4.
-
Câu 9:
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. đường kính.
B. đường phèn.
C. đường mía.
D. mật ong.
-
Câu 10:
Cấu hình e của ion Fe2+ là
A. [Ar]3d64s2.
B. [Ar]3d6.
C. [Ar]3d54s1.
D. [Ar]3d44s2.
-
Câu 11:
Chất nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng?
A. oxi và nitơ.
B. clo và oxi.
C. oxi và cacbonic.
D. oxi và ozon.
-
Câu 12:
Dung dịch nào sau đây hòa tan được Fe(OH)3?
A. Na2SO4.
B. H2SO4.
C. KCl.
D. NaCl.
-
Câu 13:
Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây sinh ra khí?
A. Na2SO4.
B. HCl.
C. NaCl.
D. CaCl2.
-
Câu 14:
Axit panmitic trong phân tử có tỉ lệ số nguyên tử H: số nguyên tử C là
A. 31: 15.
B. 33: 17.
C. 31 : 17.
D. 2: 1.
-
Câu 15:
Nước đá khô dùng để tạo hiệu ứng khói trên sân khấu, hoặc dùng để bảo quản hoa quả. Chất đó có công thức là:
A. CO2 khí.
B. CO2 rắn.
C. CO.
D. H2O rắn.
-
Câu 16:
Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 20,0.
B. 5,0.
C. 6,6.
D. 15,0.
-
Câu 17:
Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,4% về khối lượng. Số đồng phân của X là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 18:
Kim loại nào sau đây tác dụng với khí nitơ ở ngay nhiệt độ thường?
A. Na
B. K
C. Li
D. Al
-
Câu 19:
Trong phân tích định tính hợp chất hữu cơ, để nhận biết sự có mặt của H2O người ta dùng:
A. Cu(OH)2.
B. Ca(OH)2.
C. CuSO4 khan.
D. CaCl2 khan.
-
Câu 20:
Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là:
A. [C6H9O2(OH)3]n.
B. (C6H10O5)n.
C. [C6H7O2(OH)3]n.
D. (C6H12O6)n.
-
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch ZnCl2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 22:
Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol tổng khối lượng là m gam.Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 54,88 lit O2 (đktc).Mặt khác cho m gam X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol. Giá trị của m là :
A. 24,42.
B. 22,68.
C. 24,24.
D. 22,28.
-
Câu 23:
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc) , thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là :
A. 5,44 gam.
B. 5,04 gam.
C. 5,80 gam.
D. 4,68 gam.
-
Câu 24:
Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H4(OH)2.
B. HOCH2C6H4COOH.
C. C2H5C6H4OH.
D. HOC6H4CH2OH.
-
Câu 25:
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,32.
B. 0,46.
C. 0,92.
D. 0,64.
-
Câu 26:
Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol C2H4; 0,15 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,3. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,15
B. 0,1
C. 0,25
D. 0,3
-
Câu 27:
Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2
A. C2H5COOCH3.
B. C6H5COOCH3.
C. CH3COOC6H5.
D. HCOOCH3.
-
Câu 28:
Cho 60,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuO và một oxit sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Cho từ từ dung dịch H2S đến dư vào phần I thu được kết tủa Z. Hoà tan hết lượng kết tủa Z trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư giải phóng 24,64 lit NO2 (đktc) và dung dịch T. Cho dung dịch T phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Mặt khác, phần II làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch KMnO4 0,44M trong môi trường H2SO4. Giá trị của m gam là :
A. 44,75
B. 89,5
C. 66,2
D. 99,3
-
Câu 29:
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) . Khối lượng MgO trong X là:
A. 2,7 gam.
B. 6,0 gam.
C. 4,0 gam.
D. 8,0 gam.
-
Câu 30:
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và Ba(NO3)2; (b) Na2SO4 và Ba(NO3)2; (c) KOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 31:
Nung nóng 22,12 gam KMnO4 và 18,375 gam KClO3, sau một thời gian thu được chất rắn X gồm 6 chất có khối lượng 37,295 gam. Cho X tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng. Toàn bộ lượng khí clo thu được cho phản ứng hết với m gam bột Fe đốt nóng được chất nóng Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào nước được dung dịch Z. thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z đến khi phản ứng hoàn toàn được 204,6 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 33,6.
B. 25,2.
C. 22,44.
D. 28,0.
-
Câu 32:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]) kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Xác định tỉ lệ x: y?
A. 1: 3.
B. 4: 3.
C. 1: 1.
D. 2: 3.
-
Câu 33:
Kết quả thí nghiệm của các chất X; Y; Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Bị nhạt màu dần Các chất X; Y; Z lần lượt là:
A. etyl fomat; tinh bột; fructozo.
B. glucozo; etyl fomat; tinh bột.
C. tinh bột; etyl fomat; fructozo
D. tinh bột; glucozo; etyl fomat.
-
Câu 34:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là :
A. 10,54 gam.
B. 14,04 gam.
C. 12,78 gam.
D. 13,66 gam.
-
Câu 35:
Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15
B. 20
C. 25
D. 30
-
Câu 36:
Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là
A. 140.
B. 200.
C. 180.
D. 150.
-
Câu 37:
Trong y học , dược phẩm nabica (NaHCO3) là chất được dùng để trung hòa bớt lượng axit HCl trong dạ dày. Giả sử V lít dung dịch HCl 0,035 M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa sau khi uống 0,336 gam NaHCO3. Giá trị của V là
A. 1,14.10-1 lít.
B. 5,07.10-2 lít.
C. 5,07.10-1 lít.
D. 1,14.10-2 lít.
-
Câu 38:
Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên dưới. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. có kết tủa màu nâu đỏ trong bình tam giác, do phản ứng của CaC2 với dung dịch AgNO3/NH3.
B. có kết tủa màu đen trong bình tam giác, do phản ứng của Ca(OH)2 với dung dịch AgNO3/NH3.
C. có kết tủa màu đen trong bình tam giác, do phản ứng của H2 với dung dịch AgNO3/NH3.
D. có kết tủa màu vàng nhạt đỏ trong bình tam giác, do phản ứng của C2H2 với dung dịch AgNO3/NH3.
-
Câu 39:
Paracetamol (X) là thành phần chính của thuốc hạ sốt và giảm đau. Oxi hóa hoàn toàn 5,285 gam X bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 2,835 gam, ở bình 2 tạo thành 55,16 gam kết tủa và còn 0,392 lít khí (đktc) thoát ra. CTPT (trùng với công thức đơn giản nhất ) của paracetamol là:
A. C4H9N.
B. C4H9O2N.
C. C8H9N.
D. C8H9O2N.
-
Câu 40:
Phân đạm ure thường chỉ chứa 46% N về khối lượng. Khối lượng phân ure đủ để cung cấp 70,0 kg N là
A. 152,2 kg.
B. 145,5kg.
C. 160,9 kg.
D. 200,0 kg.