Trên một bề mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn điểm, phát ra sóng kết hợp cùng pha nhau theo phương thẳng đứng với bước sóng \(\lambda\). Biết \(AB = 6,3\lambda\). Gọi (C) là đường tròn nằm trên mặt nước với AB là đường kính; M là một điểm dao động với biên độ cực đại, cùng pha với nguồn nằm bên trong (C). Khoảng cách lớn nhất từ M đến trung trực của AB là
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTa có hình vẽ:
Để đơn giản, ta chọn \(\lambda =1\). Vì tính đối xứng, ta chỉ xét các điểm thuộc phần tư thứ nhất của đường tròn.
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
AM - BM = k\\
M + BM = n
\end{array} \right.\) (1) (điều kiện cực đại cùng pha); n, k cùng tính chất chẵn lẻ.
\(\frac{{AB}}{\lambda } = \frac{{6,3}}{1} = 6,3\)→ \(k=1,2,...6\) (2)
\(AM + BM > AB = 6,3\) (điều kiện để M nằm ngoài AB) → \(n \ge 7\)(3)
\(A{M^2} + B{M^2} < A{B^2}\)(4) (điều kiện để M nằm trong đường tròn)
Từ (1) và (4), ta có \({k^2} + {n^2} < 2{\left( {AB} \right)^2} = 2{\left( {6,3} \right)^2} = 79,38\)
Để M xa trung trực của AB nhất thì nó phải nằm trên các cực đại bậc cao, do đó ta sẽ xét từ \(k=6\) vào trong
k=6 → \(n=8,10,12...\) khi đó \({k^2} + {n^2} > 79,36\)→ trên dãy cực đại này không có điểm nào cùng pha với nguồn nằm trong đường tròn
k=5→ \(n=7,9...\) , tuy nhiên thì \({\left( 5 \right)^2} + {\left( 9 \right)^2} > 79,48\)→ do vậy để n=7 là thõa mãn
→ \({d_1} = \frac{7+5}{2} = 6\) và \({d_2} = \frac{{7 - 5}}{2} = 1\)
Từ hình vẽ, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} d_1^2 = {h^2} + {x^2}\\ d_2^2 = {h^2} + {\left( {6,3 - x} \right)^2} \end{array} \right.\) → \({6^2} - {1^2} = {x^2} - {\left( {6,3 - x} \right)^2}\)
→ \(x=5,928\) → \(d = x - \frac{{AB}}{2} = 5,928 - \left( {\frac{{6,3}}{2}} \right) = 2,778\)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2020 môn Vật lý
Đề tuyển chọn số 2