500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Để hạn chế tác động của điện từ trường, người ta thường dùng các biện pháp nào sau đây:
A. Dùng các màn chắn bằng những kim loại có độ dẫn điện cao
B. Nối đất vỏ máy
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 2:
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là biện pháp cơ bản trong chữa cháy?
A. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy
B. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan
C. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 3:
Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có những nghĩa vụ gì sau đây?
A. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
B. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
C. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 4:
Khi làm việc trên máy bào ngươi thợ cần chú ý gì:
A. Không mở hành trình bàn máy hoặc đầy bào trước khi ngắt chuyển động chạy dao
B. Trước khi mở máy, phải chú ý xem có nguy hiểm gì cho người xung quanh hay không
C. Không đưa tay vào vùng chuyển động của đầu bào và không để tay vào giá dao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Chọn câu sai: Kỹ thuật an toàn đối với van giảm áp là phải:
A. Van giảm áp của loại khí nào chỉ được phép dùng riêng cho loại khí đó.
B. Trước khi lắp van giảm áp, phải kiểm tra xem ống nhánh trên van khóa của bình ôxy có dầu mỡ và bụi bẩn không.
C. Khi ngừng hàn hoặc cắt trong một thời gian ngắn, phải đóng kín các van khóa trên nguồn cung cấp khí.
D. Hàng ngày phải dùng nước xà phòng bôi trên các phần nối của van để kiểm tra xem van có hở không.
-
Câu 6:
Quyền hạn của tổ chức chuyên trách kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động là:
A. Được tham dự các cuộc hội nghị lập và xét kế hoạch bảo hộ lao động.
B. Được tham gia vào việc tiếp nhận những công trình mới xây dựng, mở rộng thêm.
C. Được phát biểu ý kiến trong nhận xét thi đua khi xí nghiệp xét thi đua về thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị hoặc của cá nhân.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 7:
Tiến hành lau chùi, bôi dầu và bơm dầu vào các bề mặt chuyển động cần phải thực hiện khi:
A. Tiến hành bàn giao ca kíp, nghỉ lễ, tết
B. Ngừng máy phải tắt máy, cắt cầu dao điện
C. Liên tục và thường xuyên kể cả khi máy đang chạy
D. a và b đúng
-
Câu 8:
Người làm công tác vận tải hóa chất sử dụng trang thiết bị bảo vệ khi:
A. Mọi lúc, mọi nơi
B. Bất kỳ công việc nào có thể tạo ra nguy hiểm cho người lao động
C. Chỉ khi xếp hàng
D. Chỉ khi dỡ hàng
-
Câu 9:
Khóa liên động là cơ cấu có khả năng làm gì:
A. Loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng quy trình thao tác
B. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của người lao động
C. Che chắn vùng nguy hiểm của máy
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 10:
Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động do lắp đặt thường được biểu hiện:
A. Việc lắp đặt máy không tốt
B. Không thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 11:
An toàn lao động là gì?
A. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
B. An toàn lao động là không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
C. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
D. Cả a,b,c đều sai.
-
Câu 12:
Việc xử lý các hóa chất thải xuất phát từ việc nào được coi là đầu tiên:
A. Lấy mẫu phân tích
B. Hiểu nguồn gốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường
C. Xác định lượng chất thải và lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp theo định chế Quốc tế và Việt Nam về bảo vệ Môi trường
D. Kinh phí đầu tư cho phép
-
Câu 13:
Chất lượng của trang bị nối đất có thể bị giảm do ảnh hưởng của các yếu tố nào đây:
A. Độ ẩm
B. Tác động cơ học
C. Ăn mòn do hóa chất
D. Cả ba loại trên đều đúng
-
Câu 14:
Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện ATVSLĐ trước khi giao việc?
A. Tất cả những người lao động đang làm việc
B. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề
C. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 15:
Tổ chức nơi làm việc hợp lý, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây:
A. Bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu… phải khoa học, phù hợp với dây chuyền sản xuất và trình tự gia công, thuận tiện cho việc vận chuyển và đi lại của người lao động
B. Nơi làm việc phải có nội quy, quy trình làm việc an toàn; có hướng dẫn thao tác, điều khiển, sử dụng máy theo đúng quy định
C. Trang bị đầy đủ sơ dồ bố trí phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các bình chữa cháy xách tay, xe đẩy chữa cháy theo phương án PCCC đã được cấp có thẩm quyền duyệt
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 16:
Khoảng cách bảo đảm an toàn bao gồm:
A. Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động
B. Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển
C. Khoảng cách an toàn về điện, khoảng cách an toàn nổ mìn
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 17:
Triệu chứng của nhiễm xạ cấp tính:
A. Thần kinh trung ương bị rối loạn
B. Da bị bỏng, tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu vào
C. Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng. Gầy, sút cân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Tác động kích thích của hóa chất đối với cơ thể thường gây ra:
A. Kích thích đối với da
B. Kích thích đối với đường hô hấp
C. Kích thích đối với mắt
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 19:
Cách phân biệt nồi hơi với các loại thiết bị khác là:
A. Thiết bị được đốt nóng bằng các loại nhiên liệu để sản xuất hơi dùng cho máy móc
B. Các loại thiết bị có thể tích đóng kín dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học và hóa học (bình hấp, bình axêtylen)
C. Loại thiết bị chịu áp lực bằng kim loại có thể tích nhỏ (thường dưới 100 lít)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. 01/01/2016
B. 01/5/2016
C. 01/7/2016
-
Câu 21:
Tín hiệu ánh sáng đỏ thường dùng báo tình trạng làm việc của máy khi:
A. Biểu thị sự nguy hiểm
B. Tín hiệu đề phòng, biểu thị sự cần thiết phải chú ý
C. Biểu thị sự an toàn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa bao gồm:
A. Hệ thống có thể tự động phục hồi lại
B. Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay
C. Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 23:
Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện là:
A. Thực hiện nối dây trung tính bảo vệ. Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế,…
B. Sử dụng máy cắt điện an toàn, thiết bị chống rò điện (máy cắt vi sai)
C. Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động
D. a và b đúng
-
Câu 24:
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh?
A. Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường.
B. Xác định vùng nguy hiểm.
C. Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 25:
Quy định về phòng cháy đối với trụ sở làm việc, kho lưu trữ như thế nào?
A. Có phương án chữa cháy,có nội quy, quy định về an toàn PCCC có hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC, có biện pháp về phòng cháy, có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở
B. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo an toàn PCCC. Có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi rời nơi làm việc
C. Phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo gọn gàng ngăn nắp và phải trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định
D. 3 câu a, b, c đều đúng
-
Câu 26:
Điều kiện cần thiết cho quy trình cháy:
A. Chất cháy, chất ôxy hóa và mồi bắt cháy (nguồn nhiệt)
B. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy
C. Thời gian cảm ứng của quy trình tự bốc cháy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Các nguyên nhân gây ra tai nạn do bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị thường là:
A. Không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp
B. Máy móc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà vẫn sử dụng
C. Máy móc, thiết bị không phù hợp với tầm vóc và thể lực của người điều khiển
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Tác hại của độ rung gây ảnh hưởng đến:
A. Hệ thống tim mạch
B. Gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng
C. Gây viêm khớp, vôi hóa các khớp...
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Dòng điện đi qua người theo đường nào là lớn nhất:
A. Từ tay qua tay.
B. Từ tay trái qua chân.
C. Từ tay phải qua chân.
D. Từ chân sang chân.
-
Câu 30:
Chọn câu sai: Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất là:
A. Tiếng ồn và độ rung.
B. Bụi và các chất độc hại trong sản xuất.
C. Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, làm việc liên tục không nghỉ.
D. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như: nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém...