500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Về mặt kỹ thuật an toàn, một quá trình tự động hóa phải đảm bảo các yêu cầu:
A. Các bộ phận truyền động đều phải được bao che thích hợp; đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khóa liên động
B. Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố; có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận và có thể dừng máy theo yêu cầu, có các cơ cấu tự động kiểm tra
C. Không phải bảo dưỡng, sửa chữa khi máy đang chạy; đảm bảo các yêu cầu về KTAT có liên quan như về điện, thiết bị chịu áp lực, nối đất an toàn các thiết bị điện; bảo đảm thao tác chính xác, liên tục
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 2:
Các thiết bị khống chế độ cao nâng tải, góc nghiêng cần cẩu và cầu chì, rơ le nhiệt, áp-tô-mát, máy cắt là loại để dùng cho thiết bị:
A. Thiết bị phòng ngừa quá tải điện và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục
B. Thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục
C. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục và thiết bị phòng ngừa sinh nhiệt
D. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục và phòng ngừa cháy, nổ
-
Câu 3:
Các thiết bị khống chế độ cao nâng tải, góc nghiêng cần cẩu và đầu cảm ứng báo khói, báo nhiệt độ, là loại để dùng cho thiết bị:
A. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục và thiết bị phòng ngừa cháy, nổ
B. Thiết bị phòng ngừa cháy, nổ và thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực
C. Thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực và thiết bị phòng ngừa quá tải điện
D. Thiết bị phòng ngừa quá tải điện và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục
-
Câu 4:
Hãy nêu các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn lao động khi sử dụng thiết bị nâng:
A. Do sập cần nâng tải hoặc dầm nâng tải
B. Do xảy ra tai nạn điện trong quá trình vận hành thiết bị
C. Nguy cơ cháy, nổ cơ học ở những máy nâng có thiết bị chịu áp lực
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Để kiểm soát yếu tố nguy hiểm, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì sau đây:
A. Kiểm tra đánh giá các yếu tố nguy hiểm; đề ra các biện pháp loại trừ các mối nguy hiểm và cải thiện điều kiện lao động
B. Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm
C. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật
D. a và c đúng
-
Câu 6:
Khi làm việc trên cao, nơi cheo leo hoặc nơi nguy hiểm, người lao động bị cấm hoặc không được thực hiện quy định nào sau đây:
A. Cấm uống rượu, bia trước và trong quá trình làm việc
B. Cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kì vật gì từ trên cao xuống
C. Không được đi dép lê hay đi guốc và phải mặc quần áo gọn gàng
D. Cả a,b và c
-
Câu 7:
Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn thì người sử dụng lao động phải làm gì:
A. Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng nếu không có lưới bảo vệ để bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới
B. Phải trang bị dây an toàn cho người lao động. Không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn
C. Cán bộ kĩ thuật thi công phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho người lao động
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 8:
Làm việc dưới các giếng sâu, hầm ngầm, trong các thùng kín cần phải đáp ứng yêu cầu gì:
A. Phải có đủ biện pháp và phương tiện đề phòng khí độc hoặc sập lở
B. Trước và trong quá trình làm việc phải có chế độ kiểm tra chặt chẽ và có người trực bên ngoài nhằm bảo đảm liên lạc thường xuyên giữa bên trong và bên ngoài
C. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và kịp thời cấp cứu khi xảy ra tai nạn
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 9:
Mạng lưới điện thi công trên công trường phải đảm bảo yêu cầu nào:
A. Có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng.
B. Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chảy, các cực của máy điện và dụng cụ điện... phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.
C. Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bọc kín, hoặc treo cao.
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 10:
Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải đảm bảo yêu cầu nào?
A. Là dây có bọc cách điện. Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại.
B. Các dây dẫn điện có độ cao dưới 2,5m kể từ mặt nền hoặc mặt sàn thao tác phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện.
C. Cấm để chà xát cáp điện trên mặt bằng hoặc để xe cộ trèo qua lại hay các kết cấu khác đè lên cáp dẫn điện.
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 11:
Khi vận hành cần trục, công nhân vận hành phải tuân thủ quy định nào:
A. Trước khi cần trục di chuyển dọc theo đường đi của nó cần phải có tín hiệu cảnh báo (chuông hoặc còi cảnh báo) cho tất cả những người mà sự an toàn của họ có khả năng bị đe dọa.
B. Không được kéo lê các tải ở bên cạnh khi sử dụng chuyển động xoay hoặc nâng dây gây ra ảnh hưởng xấu tới sự ổn định của cần trục. Nâng tải vượt quá tải trọng nâng cho phép của cần trục.
C. Không được sử dụng các cơ cấu an toàn của cần trục làm phương tiện để dừng thường xuyên các chuyển động
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 12:
Khi sử dụng cần trục người sử dụng lao động phải đảm bảo yêu cầu an toàn nào:
A. Phải có thông tin đầy đủ như các hướng dẫn của nhà sản xuất.
B. Tất cả các thiết bị an toàn đang hoạt động thích hợp. Có các biện pháp cách ly tất cả các nguồn nguy hiểm tạo ra sự an toàn cho cần trục.
C. Chỉ cho phép người được đào tạo thích hợp, có trình độ tay nghề, đã được huấn luyện, kiểm tra sát hạch về an toàn vệ sinh lao động và có thẻ an toàn, mới ñược vận hành cần trục.
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 13:
Hãy nêu biện pháp chung nhằm cải thiện điều kiện làm việc ở tư thế làm việc bắt buộc:
A. Bố trí phụ nữ có thai làm việc ở tư thế lao động bắt buộc
B. Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất phải sắp xếp gọn gàng, đặt trong tầm tay với
C. Định kỳ tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và các phương pháp cứu chữa người bị điện giật
D. Cả b và c đều đúng
-
Câu 14:
Hãy nêu biện pháp chung nhằm cải thiện điều kiện lao động cho người lao động phải làm việc ở tư thế làm việc bắt buộc:
A. Tổ chức lao động hợp lý, nghỉ giải lao giữa giờ, tập thể dục thích hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng của mỗi loại tư thế.
B. Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất phải sắp xếp gọn gàng, đặt trong tầm tay với.
C. Cơ giới hóa, tự động hóa các nghề, công việc phải đứng hoặc ngồi làm việc ở tư thế bắt buộc.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 15:
Hãy nêu các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động khi phải làm việc ở tư thế đứng:
A. Sắp xếp công việc để có thể thay thế giữa ngồi và đứng; tránh làm việc phải cúi lưng nhiều.
B. Độ cao làm việc bảo đảm lưng thẳng và hai vai thả lỏng; công việc làm với tay ở vị trí tự nhiên, gần cơ thể.
C. Vị trí đứng phải thoải mái; vị trí thao tác nên thấp hơn vai.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 16:
Hãy nêu các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động khi phải làm việc ở tư thế ngồi:
A. Thường xuyên làm việc ở tư thế ngồi trong suốt ca làm việc
B. Bàn làm việc hoặc vị trí thao tác phải cao hơn khuỷu tay
C. Có chỗ duỗi cẳng chân dễ dàng thoải mái; tránh cử động liên tục lặp lại của các ngón tay
D. Ghế ngồi không cần chỗ tựa lưng và phải có cần điều chỉnh cao, thấp phù hợp với từng người
-
Câu 17:
Hãy nêu mục đích việc sử dụng cơ cấu phanh hãm nhằm đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn lao động:
A. Nhằm cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động
B. Nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động
C. Nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác
D. Nhằm chủ động ngừng chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động
-
Câu 18:
Hãy nêu mục đích việc sử dụng thiết bị che chắn để đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn lao động:
A. Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động
B. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
C. Nhằm chủ động ngăn ngừa người lao động vi phạm khoảng các an toàn đối với vùng nguy hiểm
D. Nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác
-
Câu 19:
Về mặt tổ chức/kỹ thuật, các yếu tố nào sau đây có thể gây mất an toàn trong quá trình sản xuất:
A. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp; máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo quy phạm an toàn, không đúng kỹ thuật
B. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; người lao động để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, phù hợp tầm với
C. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện, dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 20:
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân trực tiếp nào có thể gây tai nạn lao động:
A. Người chỉ huy trực tiếp (hoặc giám sát an toàn) không làm tròn chức năng nhiệm vụ
B. Tổ trưởng, điều độ, cán bộ kỹ thuật... không nắm vững hiện trường khi viết phiếu công tác, phiếu thao tác để đề ra các biện pháp an toàn cụ thể, đầy đủ
C. Công nhân, đặc biệt là người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát an toàn) không kiểm tra, quan sát kỹ hiện trường trước khi công tác, vì vậy không kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường, nguy hiểm, nên viết phiếu công tác, phiếu thao tác không phù hợp
D. Cả a, b và c đều đúng