467 câu trắc nghiệm Xác suất thống kê
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 467 câu hỏi trắc nghiệm Xác suất thống kê - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Đội văn nghệ của nhà trường gồm 4 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 2 học sinh lớp 12C. Chọn ngẫu nhiên 5 học sinh từ đội văn nghệ để biểu diễn trong lễ bế giảng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn?
A. 126
B. 102
C. 98
D. 100
-
Câu 2:
Cho biết ý nghĩa của \({r_{XY}} = 0,9217\)
A. X, Y tương quan nghịch chặt chẽ
B. X, Y tương quan thuận chặt chẽ
C. X, Y tương quan nghịch lỏng lẻo
D. X, Y tương quan thuận lỏng lẻo
-
Câu 3:
Trong hộp I có các viên bi đánh số từ 1 đến 5, hộp II có các viên bi đánh số từ 6 đến 10. Các viên bi cùng kích cỡ. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hộp 1 viên bi. Xác suất để tổng các số viết trên 2 viên bi lấy ra không lớn hơn 11.
A. 1
B. 1/5
C. 3/5
D. 0
-
Câu 4:
Kiểm tra 3 sản phẩm được chọn từ lô hàng có 7 sản phẩm tốt và 5 sản phẩm xấu. Gọi A, B, C lần lượt là biến cố sản phẩm thứ 1, thứ 2, thứ 3 là tốt. Khi đó A+B+C là biến cố:
A. Có 1 sản phẩm tốt
B. Có nhiều nhất 1 sản phẩm tốt
C. Có ít nhất 1 sản phẩm tốt
D. Có 3 sản phẩm tốt
-
Câu 5:
Một lớp học có 4 bóng đèn, mỗi bóng có xác suất bị cháy là 0,25. Lớp học đủ ánh sáng nếu có ít nhất 3 bóng đèn sáng. Xác suất để lớp học không đủ ánh sáng:
A. 0,25
B. 0,2617
C. 0,7383
D. 0,75
-
Câu 6:
Sắp xếp năm bạn học sinh An, Bình, Chi, Dũng, Lệ vào một chiếc ghế dài có 5 chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho bạn An và bạn Dũng không ngồi cạnh nhau?
A. 24
B. 48
C. 72
D. 12
-
Câu 7:
Một phân xưởng có hai máy hoạt động độc lập. Xác suất trong một ngày làm việc các máy đó hỏng tương ứng là 0,1; 0,2. Gọi X là số máy hỏng trong một ngày làm việc. Mốt Mod[X]:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 8:
Một hộp đựng 10 quả cầu gồm: 2 quả màu đỏ, 3 quả vàng và 5 quả xanh. Chọn ngẫu nhiên từ hộp đó ra 4 quả cầu thì thấy có 3 quả màu xanh. Xác suất chọn được 1 quả màu đỏ là:
A. 40%
B. 50%
C. 60%
D. 80%
-
Câu 9:
Biết \(\overline X = 85;\overline {{X^2}} = 7750;\overline Y = 4,411;\overline {{Y^2}} = 26,513;\overline {XY} = 323\). Khi đó hệ số tương quan giữa X và Y tính được là:
A. -0,8533
B. 0,8533
C. 0,7281
D. -0,7281
-
Câu 10:
Cô dâu và chú rể mời 6 người ra chụp ảnh kỉ niệm, người thợ chụp hình có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho cô dâu, chú rể đứng cạnh nhau.
A. 8! - 7!
B. 2.7!
C. 6.7!
D. 2! 6!
-
Câu 11:
Một nhóm gồm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 người trong nhóm. X là số nữ chọn được. Kỳ vọng M(X):
A. 0,56
B. 0,64
C. 1,2
D. 1,8
-
Câu 12:
Một hộp chứa 3 bi trắng, 7 bi đỏ và 15 bi xanh. Một hộp khác chứa 10 bi trắng, 6 bi đỏ và 9 bi xanh. Ta lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 bi. Xác suất 2 bi lấy ra cùng màu là:
A. 203/625
B. 205/625
C. 207/625
D. 209/625
-
Câu 13:
Nếu biến ngẫu nhiên gốc tuân theo phân phối nhị thức \(X \sim B\left( {1,p} \right)\) thì khi số lượng mẫu n đủ lớn, biến ngẫu nhiên \(U = \frac{{\overline X - p}}{{\sqrt {p\left( {p - 1} \right)} }}\sqrt n\) tuân theo phân phối?
A. \(U \sim N\left( {1,p} \right)\)
B. \(U \sim N\left( {p,npq} \right)\)
C. \(U \sim N\left( {0,1} \right)\)
D. \(U \sim N\left( {n,p} \right)\)
-
Câu 14:
Một lớp học có 30 sinh viên, trong đó có 5 em giỏi, 10 em khá và 10 em trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 em trong lớp. Xác suất để cả 3 em được chọn đều là sinh viên yếu:
A. 1/406
B. 1/203
C. 6/203
D. 3/145
-
Câu 15:
Ngân hàng đề thi có 10 đề khó và 20 đề trung bình. Bốc ra 4 đề cho sinh viên thi học kì. Xác suất để được ít nhất 1 đề trung bình:
A. 0,0876
B. 0,9923
C. 8/81
D. 80/81
-
Câu 16:
Trong bài toán kiểm định giả thuyết cho kỳ vọng của biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, với cặp giả thuyết, đối thuyết \(\left\{ \begin{array}{l} {H_0}:\mu = {\mu _0}\\ {H_1}:\mu \ne {\mu _0} \end{array} \right.\)
Trường hợp \({\sigma ^2}\) chưa biết, ta chọn thống kê để kiểm định là:
A. \(U = \frac{{\left( {\overline X - {\mu _0}} \right)}}{\sigma }\sqrt n\)
B. \(T = \frac{{\overline X - {\mu _0}}}{{S'}}\sqrt n\)
C. \({\chi ^2} = \frac{{n{S^{*2}}}}{{\sigma _0^2}}\)
D. \(U = \frac{{\left( {f - {p_0}} \right)}}{{\sqrt {{p_0}\left( {1 - {p_0}} \right)} }}\sqrt n\)
-
Câu 17:
Theo thống kê trung bình cứ 1.000 người dân ở độ tuổi 40 thì sau 1 năm có 996 người còn sống. Một công ty bảo hiểm nhân thọ bán bảo hiểm 1 năm cho những người ở độ tuổi này với giá 1,5 triệu đồng, nếu người mua bảo hiểm chết thì số tiền bồi thường là 300 triệu đồng. Giả sử công ty bán được 40.000 hợp đồng bảo hiểm loại này (mỗi hợp đồng ứng với 1 người mua bảo hiểm) trong 1 năm. Hỏi trong 1 năm lợi nhuận trung bình thu được của công ty về loại bảo hiểm này là bao nhiêu?
A. 1,2 tỉ đồng;
B. 1,5 tỉ đồng.
C. 12 tỉ đồng;
D. 15 tỉ đồng.
-
Câu 18:
Nhãn mỗi chiếc ghế trong hội trường gồm hai phần: phần đầu là một chữ cái (trong bảng 24 chữ cái tiếng Việt), phần thứ hai là một số nguyên dương nhỏ hơn 26. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu chiếc ghế được ghi nhãn khác nhau?
A. 624
B. 48
C. 600
D. 26
-
Câu 19:
Một trung tâm Tai–Mũi–Họng có tỉ lệ bệnh nhân Tai, Mũi, Họng tương ứng là 25%, 40%, 35%; tỉ lệ bệnh nặng phải mổ tương ứng là 1%, 2%, 3%. Chọn ngẫu nhiên một bệnh nhân từ trung tâm này thì được người bị mổ. Xác suất để người được chọn bị bệnh Mũi là:
A. 0,008;
B. 0,021;
C. 0,312;
D. 0,381.
-
Câu 20:
Từ 20 người cần chọn ra một đoàn đại biểu gồm 1 trưởng đoàn, 1 phó đoàn, 1 thư kí và 3 ủy viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn đoàn đại biểu?
A. 4651200
B. 4651300
C. 4651400
D. 4651500
-
Câu 21:
Một lô hàng gồm 7 sản phẩm, trong đó có 3 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên 4 sản phẩm từ lô hàng. X là số sản phẩm tốt lấy được. Phương sai D(X):
A. 16/7
B. 24/49
C. 48/49
D. 12/7
-
Câu 22:
Trong một cuộc thi tìm hiểu về đất nước Việt Nam, ban tổ chức công bố danh sách các đề tài bao gồm: 8 đề tài về lịch sử, 7 đề tài về thiên nhiên, 10 đề tài về con người và 6 đề tài về văn hóa. Mỗi thí sinh được quyền chọn một đề tài. Hỏi mỗi thí sinh có bao nhiêu khả năng lựa chọn đề tài?
A. 20
B. 3360
C. 31
D. 30
-
Câu 23:
Cho X là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn kỳ vọng μ = 10, phương sai σ2 = 2.52. Xác suất của biến cố p[6 ≤ X < 14] là:
A. 0.49714
B. 0.9836
C. 0.9936
D. 0.8904
-
Câu 24:
Có 3 sinh viên thực tập và 3 giảng viên hướng dẫn. Hỏi có bao nhiêu cách phân công 1 giảng viên hướng dẫn 1 sinh viên?
A. 3!
B. 3!3!
C. 9
D. 6
-
Câu 25:
Một trường THPT được cử một học sinh đi dự trại hè toàn quốc. Nhà trường quyết định chọn một học sinh tiên tiến lớp 11A hoặc lớp 12 . B Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn, nếu biết rằng lớp 11A có 31 học sinh tiên tiến và lớp 12B có 22 học sinh tiên tiến?
A. 31
B. 9
C. 53
D. 682
-
Câu 26:
Có 5 bác sĩ và 3 sinh thực tập. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 bác sĩ để hướng dẫn 3 sinh viên thực tập? Biết rằng mỗi bác sĩ chỉ hướng dẫn 1 sinh viên:
A. 15
B. 60
C. 10
D. 8
-
Câu 27:
X là ĐLNN có hàm mật độ xác suất \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} 4{x^3},x \in \left( {0,1} \right)\\ 0,x \notin \left( {0,1} \right) \end{array} \right.\)
Thì giá trị của p = P( X<0.85 ∩ X > 0.3) là:
A. p = 0.5139
B. p = 0.9919
C. p = 0.0.522
D. p = 0
-
Câu 28:
Biến ngẫu nhiên X có phương sai là D(X) thì D(2X + 4) là:
A. 2D(X) + 4
B. 2D(X)
C. 4D(X)
D. 4D(X) + 4
-
Câu 29:
Trên giá sách muốn xếp 20 cuốn sách khác nhau. Có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho tập 1 và tập 2 đặt cạnh nhau
A. 20! - 18!
B. 20! - 19!
C. 20! - 18!.2!
D. 19! - 18
-
Câu 30:
Quan sát ngẫu nhiên 400 trẻ sơ sinh, ta thấy có 218 bé trai. Với mức ý nghĩa 5%, có thể khẳng định tỉ lệ sinh con trai và gái có như nhau không:
A. Tỉ lệ sinh con trai và gái có như nhau
B. Tỉ lệ sinh con trai và gái là khác nhau
C. Tỉ lệ sinh con trai lớn hơn gái
D. Tỉ lệ sinh con trai nhỏ hơn gái