415 câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học
Tổng hợp 415 câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên Tiểu học" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học áp dụng đối với:
A. Trường tiểu học
B. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
C. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 2:
Quy trình thực hiện phương pháp đóng vai gồm mấy bước?
A. 5 bước
B. 4 bước
C. 3 bước
D. 2 bước
-
Câu 3:
Phương pháp đóng vai là gì?
A. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận trong một tình huống giả định.
B. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm để học sinh cùng thực hiện giải quyết một tình huống có vấn đề.
C. Đóng vai là kĩ thuật tổ chức cho học sinh sắm vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện.
D. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, "làm thử" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
-
Câu 4:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: " Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 5 Trường tiểu học B trong môn Toán bằng biện pháp tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm..." là:
A. Các hoạt động trải nghiệm
B. Tâm lí của học sinh
C. Học sinh khối 5 trường tiểu học B
D. Phương pháp dạy môn Toán
-
Câu 5:
Theo anh (chị), tiêu chí nào sau đây là biểu hiện của đạo đức lương tâm nghề nghiệp?
A. Tinh thần vượt khó trong công việc; thái độ với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.
B. Mạo hiểm trong thay đổi và phát triển; môi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác; phân cấp quản lí và thực hiện quy chế dân chủ hợp pháp.
C. Tạo nên môi trường dạy - học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học.
D. Tạo nên môi trường dạy - học thân thiện, hợp tác và cởi mở cho cả người dạy và người học.
-
Câu 6:
Bước: Kết luận trong quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm các việc:
A. Thực hiện kế hoạch; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận.
B. Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.
C. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu; Đề xuất vấn đề mới.
D. Phát biểu vấn đề cần giải quyết; Thảo luận kết quả và đánh giá; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.
-
Câu 7:
Năng lực nào dưới đây phù hợp với người tổ trưởng chuyên môn?
A. Có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết. gương mẫu, công bằng, khéo léo trong giao tiếp và ứng xử.
B. Có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ.
C. Có khả năng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá xếp loại và đề xuất khen thường, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lí.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
-
Câu 8:
Phương pháp đóng vai là gì?
A. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận trong một tình huống giả định.
B. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo những nhóm để học sinh cùng thực hiện giải quyết một tình huống có vấn đề.
C. Đóng vai là kĩ thuật tổ chức cho học sinh sắm vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện.
D. Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, "làm thử" một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
-
Câu 9:
Các yếu tố của hợp tác nhóm là:
A. Học sinh phải phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện một phần công việc; Rèn luyện các kĩ năng xã hội.
B. Có sự phụ thuộc lẫn nhau một; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Khuyến kích sự tương tác; Rèn kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng ra quyết định.
C. Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; Thể hiện trách nhiệm cá nhân; Khuyến khích sự tương tác; Rèn luyện các kĩ năng xã hội; Rèn kĩ năng đánh giá.
D. Thể hiện trách nhiệm tập thể; Khuyến kích sự tương tác; Rèn luyện các kĩ năng xã hội; Rèn kĩ năng đánh giá; Rèn kĩ năng làm việc tích cực.
-
Câu 10:
Tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học gồm những thành phần nào?
A. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên.
B. Tổ chuyên môn bao gồm các giáo viên chủ nhiệm cùng khối lớp. Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên.
C. Tổ chuyên môn bao gồm các giáo viên cùng dạy một môn học trong nhà trường tiểu học. Tổ chuyên môn có ít nhất 5 thành viên.
D. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có không quá 7 thành viên.
-
Câu 11:
Đánh giá định kì về năng lực phẩm chất học sinh được xếp vào mức “Đạt” được hiểu là:
A. Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
B. Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, nhưng biểu hiện chưa rõ.
C. Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
D. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu giáo dục.
-
Câu 12:
Quy trình thực hiện phương pháp đặt và giải quyết vấn đề gồm mấy bước?
A. 4 bước
B. 5 bước
C. 3 bước
D. 2 bước
-
Câu 13:
Đặc điểm cơ bản của dạy học tiếp cận trang bị kiến thức là:
A. Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.
B. Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.
C. Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.
D. Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết.
-
Câu 14:
Kế hoạch dạy học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập được thực hiện như thế nào?
A. Xây dựng kế hoạch linh hoạt phù hợp cho từng cá nhân.
B. Chỉ dạy những môn học sinh tham gia được.
C. Giảm bớt một số môn học.
D. Chỉ cần cho học sinh được tham gia hòa nhập với các bạn.
-
Câu 15:
Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm:
A. Tổ chức và quản lí nhà trường.
B. Nhà trường, gia đình và xã hội.
C. Tất cả phương án đều đúng.
-
Câu 16:
Bình diện trung gian của phương pháp dạy học là:
A. Quan điểm về phương pháp dạy học.
B. Phương pháp dạy học cụ thể.
C. Kĩ thuật dạy học.
D. Phương pháp dạy học tích cực.
-
Câu 17:
Theo văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, quy định về yêu cầu đánh giá như sau:
A. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
B. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
C. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh.
D. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
-
Câu 18:
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thì vấn đề đặt ra phải được:
A. Phát biểu dưới dạng câu hỏi mở.
B. Phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề.
C. Phát biểu dưới dạng câu hỏi đóng.
D. Phát biểu dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn.
-
Câu 19:
Theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 hợp nhất thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, Quy định quyền của học sinh như sau:
A. Được nêu ý kiến và nhận xét sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.
B. Được trao đổi với giáo viên về kết quả đánh giá bạn.
C. Cùng với nhóm bạn đánh giá giáo viên.
D. Được nêu ý kiến và nhận xét sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên và nhóm bạn về kết quả đánh giá.
-
Câu 20:
Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ còn được gọi là phương pháp:
A. Phương pháp thảo luận; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp hợp tác nhóm...
B. Phương pháp làm việc theo nhóm; Phương pháp trò chơi hợp tác...
C. Phương pháp làm việc theo nhóm; Phương pháp hợp tác nhóm...
D. Phương pháp làm việc cá nhân; Phương pháp thảo hợp tác thảo luận...