350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Nghịch đảo của độ cứng vững, ta ký hiệu là:
A. Độ mềm dẻo của hệ thống công nghệ.
B. Độ biến dạng của hệ thống.
C. Độ không cứng vững.
D. Độ chuyển vị của chi tiết dạng côngxôn.
-
Câu 2:
Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hình thành ứng suất dư bề mặt:
A. Chế độ cắt.
B. Dung dịch tưới nguội
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai.
-
Câu 3:
Trong trường hợp gia công chi tiết phức tạp, chúng ta có máy tổ hợp thì nên sử dụng phương án.
A. Tập trung nguyên công
B. Phân tán nguyên công.
C. Hai phương án trên không dùng được
D. Hai phương án trên đều được.
-
Câu 4:
Loại phoi nào được hình thành khi cắt vật liệu dẻo với tốc độ cắt tương đối lớn.
A. Phoi dây.
B. Phoi xếp.
C. Phoi gãy vụn
D. Phoi lẹo dao
-
Câu 5:
Đối với sau nguyên công đầu tiên, độ hư hỏng lớp bề mặt Ti-1 không tham gia vào quá trình tính lượng dư gia công.
A. Thép hợp kim
B. Gang và kim loại màu.
C. Thép Cacbon.
D. Đồng đỏ.
-
Câu 6:
Khoét là phương pháp gia công lỗ sau khi:
A. Chuốt
B. Doa
C. Khoan
D. Xọc
-
Câu 7:
Không nên hạn chế thừa 1 bậc tự do nhiều lần vì?
A. Đồ gá phức tạp.
B. Sinh ra hiện tượng siêu định vị
C. Khó chế tạo
D. Không thể chế tạo
-
Câu 8:
Phôi được sử dụng để gia công chi tiết dạng càng có kích cỡ vừa và nhỏ với số lượng lớn :
A. Phôi rèn
B. Phôi hàn
C. Phôi dập.
D. Cả a, b và c đúng.
-
Câu 9:
Theo Summer và Deupiereux, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến mòn dao:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 10:
Phay thuận có ưu điểm hơn phay nghịch là:
A. Lực cắt có khuynh hướng nhấc chi tiết lên.
B. Khử được độ mòn của máy khi cắt nên cắt êm.
C. Phoi cắt thay đổi từ mỏng đến dày.
D. Phoi cắt thay đổi từ dày đến mỏng nên độ bóng cao.
-
Câu 11:
Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để đánh giá về độ chính xác gia công về 1 loạt chi tiết.
A. Sai số hệ thống
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Tính chất cơ lý lớp bê mặt
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 12:
Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi là:
A. Sai số lý huyết của phương pháp cắt
B. Lượng dư không đều
C. Sự thay dổi của ứng suất
D. Tính chất vật liệu không đều
-
Câu 13:
Với chi tiết ở hình vẽ nếu giá công trên các máy gia công cơ vạn năng và yêu cầu độ cứng mặt A là 50HRC thì có thể gia công chi tiết ít nhất mấy nguyên công.
A. 1 nguyên công
B. 2 nguyên công
C. 3 nguyên công
D. 4 nguyên công.
-
Câu 14:
Chọn câu sai trong việc yêu cầu của bôi trơn và làm nguội là:
A. Giảm ma sát, giảm nhiệt độ.
B. Làm ảnh hưởng đến hệ thống công nghệ.
C. Tạo điều kiện thoát phoi dễ dàng.
D. Không gây hại đến sức khoẻ con người.
-
Câu 15:
Để nâng cao tính công nghệ của kết cấu khi thiết kế, cần đảm bảo các chỉ tiêu:
A. Kết cấu sao cho phải đủ độ cứng vững cho chi tiết.
B. Trọng lượng của sản phẩm nhỏ nhất.
C. Kết cấu sao cho đơn giản hoá mặt định hình.
D. Các lỗ, các rãnh nên làm thông suốt.
-
Câu 16:
Quá trình liên quan trực tiếp đến việc làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất và tạo ra mối quan hệ giữa các chi tiết là quá trình.
A. Quá trình công nghệ.
B. Quá trình sản xuất.
C. Quá trình gia công
D. Quá trình lắp ráp.
-
Câu 17:
Xác định trình tự gia công hợp lý thường tuân theo nguyên tắc nào?
A. Gia công các bề mặt quan trọng, gia công chuẩn định vị.
B. Gia công chuẩn tinh thống nhất, gia công các bề mặt quan trọng, gia công các bề mặt phụ.
C. Gia công chuẩn thô, gia công chuẩn tinh thống nhất, gia công các bề mặt phụ, gia công các bề mặt quan trọng.
D. Gia công các bề mặt phụ, gia công các bề mặt quan trọng.
-
Câu 18:
Sản phẩm cơ khí là:
A. Chi tiết kim loại thuần tuý
B. Bộ phận máy gồm các chi tiết kim loại và không kim loại
C. 1 máy hoàn chỉnh
D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng.
-
Câu 19:
Khi xác định lượng dư gia công, để đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ta nên xác định:
A. Lượng dư rất nhỏ để giảm thời gian gia công cơ.
B. Lượng dư lớn để giảm chi phí ở quá trình chế tạo phôi.
C. Lượng dư hợp lý (không quá lớn cũng không quá nhỏ).
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 20:
Mâm cặp 3 chấu có thể gá đặt được các chi tiết có:
A. Tiết diện tròn.
B. Tiết diện vuông.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 21:
Mâm cặp tự định tâm là:
A. Mâm cặp 2 chấu.
B. Mâm cặp 3 chấu.
C. Mâm cặp 4 chấu
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 22:
Nguyên nhân nào không là nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi:
A. Sai số lý thuyết của phương pháp cắt.
B. Sai số chế tạo máy, đồ gá, dao cắt.
C. Sai số chế tạo dụng cụ đo.
D. Sự thay đổi của ứng suất dư.
-
Câu 23:
Người ta chia chuẩn ra làm:
A. 2 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
-
Câu 24:
Phay thô đạt độ bóng bề mặt:
A. Cấp 2÷3
B. Cấp 3÷4
C. Cấp 4÷5
D. Cấp 5÷6
-
Câu 25:
Nếu lượng dư quá bé thì:
A. Không đủ để hớt đi các sai lệch của phôi.
B. Dao bị mòn nhanh.
C. Xảy ra hiện tượng trượt dao trên bề mặt gia công.
D. Cả a, b và c đúng.