260 câu trắc nghiệm Thủ tục hải quan
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 260 câu hỏi trắc nghiệm Thủ tục hải quan - có đáp án, bao gồm các quy trình về thủ tục hải quan, khai thủ tục hải quan, chứng từ khai hải quan,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong những phương án về đối tượng sử dụng chứng nhận xuất xứ sau đây, phương án nào phản ánh đối tượng áp dụng chứng nhận xuất form A:
A. Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp hội cà phê Quốc tế
B. Dùng cho hàng xuất khẩu sang các nước khác không cho hưởng ưu đãi thuể quan phổ cập
C. Dùng cho hàng dệt may của Việt Nam sang EU
D. Dung cho hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
-
Câu 2:
Trong những phương án về đối tượng sử dụng chứng nhận xuất xứ sau đây, phương án nào phản ánh đối tượng áp dụng chứng nhận xuất xứ form B:
A. Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp hội cà phê Quốc tế
B. Dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
C. Dùng cho hàng xuất khẩu sang các nước khác không cho hưởng ưu đãi thuể quan phổ cập
D. Dùng cho hàng dệt may của Việt Nam sang EU
-
Câu 3:
Trong những phương án về đối tượng sử dụng chứng nhận xuất xứ sau đây, phương án nào phản ánh đối tượng áp dụng chứng nhận xuất xứ form T:
A. Dùng cho hàng dệt may của Việt Nam sang EU
B. Dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
C. Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp hội cà phê Quốc tế
D. Dùng cho hàng xuất khẩu sang các nước khác không cho hưởng ưu đãi thuể quan phổ cập
-
Câu 4:
Trong những phương án về đối tượng sử dụng chứng nhận xuất xứ sau đây, phương án nào phản ánh đối tượng áp dụng chứng nhận xuất xứ form O?
A. Dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cấp GSP
B. Dùng khi xuất khẩu cà phê sang các nước không nằm trong Hiệp hội cà phê quốc tế
C. Dùng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Việt Nam
D. Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp hội cà phê quốc tế
-
Câu 5:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh nội dung kiểm tra hợp đồng mua bán khi kiểm tra hồ sơ hải quan?
A. Kiểm tra thời hạn hiệu lực của giấy phép xuất khẩu
B. Kiểm tra tư các pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng
C. Kiểm tra đặc điểm của vận đơn
D. Kiểm tra ngày lập hóa đơn
-
Câu 6:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh nội dung kiểm tra vận đơn khi kiểm tra hồ sơ hải quan:
A. Kiểm tra tư cách pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng
B. Kiểm tra đặc điểm của vận đơn
C. Kiểm tra ngày lập hóa đơn
D. Kiểm tra hiệu lực của hợp đồng thương mại
-
Câu 7:
Trong những phương án sau đây, phương án nào nào phản ánh nội dung kiểm tra vận đơn khi kiểm tra hồ sơ hải quan:
A. Kiểm tra hiệu lực của hợp đồng thương mại
B. Kiểm tra tư cách pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng
C. Kiểm tra ngày ký phát vận đơn
D. Kiểm tra ngày lập hóa đơn
-
Câu 8:
Trong những phương án sau đây, phương án nào nào phản ánh nội dung kiểm tra hóa đơn thương mại khi kiểm tra hồ sơ hải quan:
A. Kiểm tra tư cách pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng
B. Kiểm tra ngày lập hóa đơn
C. Kiểm tra các sửa đổi, bổ sung trên vận đơn
D. Kiểm tra đặc điểm của vận đơn
-
Câu 9:
Trong những phương án sau đây, phương án nào nào phản ánh nội dung kiểm tra giấy phép xuất nhập khẩu khi kiểm tra hồ sơ hải quan:
A. Kiểm tra hiệu lực của hợp đồng thương mại
B. Kiểm tra tư cách pháp lý của chủ thể ký kết hợp đồng
C. Kiểm tra ngày lập hóa đơn
D. Kiểm tra thời hạn hiệu lực của giấy phép xuất nhập khẩu
-
Câu 10:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh khái nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Là việc cơ quan hải quan đối chiếu sựu phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan
B. Là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
C. Là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa, đối chiếu phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan
D. Là việc cơ quan hải quan khiểm tra tờ khai hải quan và các chững từ đi kèm tờ khai hải quan
-
Câu 11:
Trong những phương án sau đây, phương án nào không phản ánh căn cứ kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng
B. Hồ sơ hải quan
C. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước
D. Hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa
-
Câu 12:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Kiểm tra đại diện
B. Miễn kiểm tra
C. Kiểm tra nguyên trạng
D. Kiểm tra điểm
-
Câu 13:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh phương pháp kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Miễn kiểm tra
B. Kiểm tra tỷ lệ 5%
C. Kiểm tra tỷ lệ 10%
D. Kiểm tra đại diện
-
Câu 14:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh khái niệm miễn kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Là việc cơ quan hải quan ngoài việc kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
B. Là việc cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan do chủ hàng nộp hoặc xuất trình và kết hợp nguyên tắc quản lý rủi ro mà không tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
C. Là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan
D. Là việc cơ quan hải quan ngoài kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo một tỷ lệ nhất định mà pháp luật quy định
-
Câu 15:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh khải niệm kiểm tra hàng hóa thực tế theo tỷ lệ (xác xuất)?
A. Là việc cơ quan hải quan chỉ tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan do chủ hàng nộp hoặc xuất trình và kết hợp áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro mà không tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
B. Là việc cơ quan hải quan ngoài việc kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
C. Là việc cơ quan hải quan ngoài kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo một tỷ lệ nhất định mà pháp luật quy định
D. Là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan
-
Câu 16:
Trong những phương án sau đây, phương án nào phản ánh khái niệm kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng hóa?
A. Là việc cơ quan hải quan ngoài kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo một tỷ lệ nhất định do pháp luật quy định
B. Là việc cơ quan hải quan chi tiết hành kiểm tra hồ sơ hải quan do chủ hàng nộp hoặc xuất trình và kết hợp áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro mà không tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
C. Là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng của hàng hóa, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan
D. Là việc cơ quan hải quan ngoài việc kiểm tra hồ sơ hải quan còn tiến hành kiểm tra thực tế toàn bộ đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
-
Câu 17:
Trong những phương án sau đây ,phương án nào không phản ánh phương pháp sử dụng để kiểm tra thực tế hàng hóa:
A. Kiểm tra đại diện
B. Kiểm tra nguyên trạng
C. Kiểm tra tỷ lệ
D. Kiểm tra toàn bộ
-
Câu 18:
Trong những phương án sau đây ,phương án nào phản ánh nội dung phương pháp kiểm tra nguyên trạng sử dụng để kiểm tra thực tế hàng hóa?
A. Là kiểm tra tất cả các đơn vị ,các bộ phận cấu thành của đối tượng xuất trình hải quan (Mỗi kiện hàng trong lô hàng ,kiện hành lý trong 1 lô hành lý ,mỗi toa tàu hỏa trong đoàn tàu liên vận quốc tế ,mỗi buồng thuyền viên trên con tàu …) đều được mở kiểm tra
B. Là kiểm tra một bộ phận bằng một tỷ lệ cần thiết trong tổng thể đối tượng xuất trình do hải quan được quy định từ khi đăng ký tờ khai
C. Là phương pháp kiểm tra nhẹ nhàng nhất ,không yêu cầu chủ đối tượng tháo mở đội tượng, chỉ đối chiếu bên ngoài bằng giác quan, về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, niêm phong, cặp chì, cấu trúc tổng thể đối tượng
D. Là kiểm tra một đơn vị hoặc một số đơn vị tronh tổng thể 1 lô hàng ,1 lô hành lý, 1 bộ phận, 1 điểm trên phương tiện vận tải xuất cảnh ,nhập cảnh mà được cho là mấu chốt,quan trọng của tổng thể đối tượng kiểm tra ,đã được xác định ,chỉ định trước khi kiểm tra thực tế đối tượng
-
Câu 19:
Trong những phương án sau đây, phương án nào không phản ánh biện pháp sử dụng trong nghiệp vụ kiểm soát hải quan?
A. Biện pháp quần chúng
B. Tuần tra kiểm soát
C. Điều tra xử lý vi phạm pháp luật hải quan
D. Biện pháp trinh sát
-
Câu 20:
Trong những phương án sau đây, phương án nào không phản ánh nội dung quản lý nhà nước về hải quan?
A. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại
B. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan
C. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam
D. Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan phục vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại