1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một trong những hoạt động làm giảm MB của ngân hàng trung ương là:
A. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. Bán chứng khoán cho ngân hàng thương mại
C. Khống chế trần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
D. Quy định hạn mức tín dụng cho ngân hàng thương mại
-
Câu 2:
Sự cố gắng của Ngân hàng Trung ương để hạ thấp mức lãi suất thị trường, có thể dẫn tới:
A. Tăng chi phí sản xuất
B. Lạm phát tăng
C. Tăng nhu cầu tiết kiệm của các hộ gia đình
D. Giảm cung tiền
-
Câu 3:
Một trong các nguồn làm tăng dự trữ (R) của hệ thống Ngân hàng trung gian là:
A. Huy động tiền gửi từ chủ thể phi ngân hàng
B. Cho khách hàng vay
C. Mua chứng khoán của Ngân hàng Trung ương
D. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
-
Câu 4:
Nguồn nào sau đây tăng dự trữ (R) của hệ thống Ngân hàng trung gian?
A. Vay vốn giữa các ngân hàng trung gian
B. Bán tín phiếu kho bạc cho ngân hàng trung ương
C. Gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng trung ương
D. Cả B và C
-
Câu 5:
Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hoàn toàn biển số nào:
A. Lượng tiền cung ứng
B. Tỷ số C/D
C. Số lượng trái phiếu Chính phủ do các Ngân hàng thương mại nắm giữ
D. Cơ số tiền MBn
-
Câu 6:
Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng như thế nào tới MB?
A. MB tăng
B. MB giảm
C. Cơ cấu các thành phần trong MB thay đổi
D. Cả a và c
-
Câu 7:
NHTW quy định
A. Mức dự trữ dư thừa (dự trữ vượt quá mức)Rc
B. Tỷ lệ phân chia C và D
C. Việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
D. Tất cả các điều trên
-
Câu 8:
Hệ số nhân M2 thay đổi tuỳ thuộc vào:
A. Các thành phần cấu thành nên khối tiền M2 và quy định về dự trữ bắt buộc
B. NHTW phát hành thêm tiền trung ương
C. Tổng cung tiền tệ
D. Tổng cầu tiền tệ
-
Câu 9:
Tiền mặt trong quỹ của NHTM được tính vào:
A. Tổng cung tiền tệ
B. Tiền giao dịch M1
C. Khối tiền M2
D. Không được tính vào tổng cung tiền
-
Câu 10:
MI nằm trong thành phần của:
A. Cung tiền
B. Cầu tiền
C. Cả cung và cầu tiền
D. Không có trong thành phần của cầu tiền
-
Câu 11:
Nghiên cứu về cầu tiền có ý nghĩa
A. Tìm ra được các thành phần và nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền
B. Kiểm soát được cầu tiền
C. Dự tính được cầu tiền
D. Cả a và b
-
Câu 12:
Người ta phân biệt khái niệm tiền và khái niệm cung tiền dựa vào:
A. Vai trò của tiền
B. Khả năng kiểm soát cung tiền của NHTW
C. Khả năng tạo ra tiền của NHTM
D. Cả a và b
-
Câu 13:
Các NHTM Việt Nam cần phải cơ cấu lại vốn vì:
A. Vốn chủ sở hữu quá thấp
B. Vốn Nhà nước tham gia vào các ngân hàng quá thấp
C. Vốn huy động của các ngân hàng quá thấp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Tại sao các chủ thể tìm đến tín dụng ngân hàng?
A. Các ngân hàng có khả năng phân tán được rủi ro.
B. Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn
C. Nắm bắt ít thông tin về khách hàng xin vay.
D. NHTM thực hiện việc thanh toán bằng chuyển khoản
-
Câu 15:
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng trong đó:
A. Chỉ có Nhà nước là người đi vay
B. Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay
C. Nhà nước là người cho vay
D. Không phải ba câu trên
-
Câu 16:
Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có quan hệ:
A. Quan hệ tín dụng thương mại là nền tảng tạo ra quan hệ tín dụng ngân hàng.
B. Tín dụng thương mại tạo ra công cụ tài chính mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng ngân hàng có thể thay thế hoàn toàn tín dụng thương mại
D. Không phải ba câu trên
-
Câu 17:
Tín dụng thương mại có đặc điểm
A. Là quan hệ tín dụng trực tiếp
B. Là quan hệ tín dụng ngắn hạn xảy ra một chiều
C. Chỉ câu a đúng
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 18:
Hối phiếu thương mại là văn bản:
A. Do người mua lập cam kết trả tiền người thụ hưởng
B. Do người bán lập đòi tiền người mua chịu
C. Do ngân hàng phục vụ người mua chịu lập
D. Do ngân hàng phục vụ người bán chịu lập
-
Câu 19:
Khi cần vốn doanh nghiệp đang sở hữu thương phiếu không thể:
A. Đến ngân hàng thương mại xin vay chiết khấu thương phiếu
B. Đem bán thương phiếu trên thị trường tài chính
C. Đến ngân hàng Nhà nước xin vay tái chiết khấu
D. Chuyển nhượng cho người khác để nhận được tiền vốn
-
Câu 20:
Khi ngân hàng Trung ương mua tín phiếu trên thị trường mở, MB và MS sẽ thay đổi như thế nào?
A. MB và MS sẽ tăng
B. MB sẽ giảm và MS sẽ tăng
C. Sẽ không có bất kỳ tác động đến lượng MB và lượng MS
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều tiết mục tiêu trung gian:
A. Làm thay đổi dễ dàng GDP
B. Tác động trực tiếp với MS
C. Làm thay đổi ngay lãi suất cho vay đối với nền kinh tế
D. Tất cả các ý kiến trên đều sai
-
Câu 22:
Lạm phát cao và kéo dài gây nên hậu quả nào sau đây?
A. Môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn định
B. Sự không công bằng trong phân phối lại thu nhập quốc dân
C. Thất nghiệp gia tăng
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra bởi áp lực của sự gia tăng:
A. Chi phí tiền lương cho công nhân
B. Chi phí nguyên nhiên vật liệu
C. Chi lương cho ban giám đốc
D. Cả a và b
-
Câu 24:
NHTW là thành viên của loại thị trường tài chính nào?
A. Thị trường tiền tệ
B. Thị trường chứng khoán
C. Thị trường vốn
D. Cả a và b
-
Câu 25:
Mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ:
A. Tăng trưởng kinh tế
B. Ổn định giá cả
C. Tạo nhiều việc làm
D. Cả a và c
-
Câu 26:
Cặp mục tiêu thống nhất với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn:
A. Tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm
B. Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
C. Tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ giá hối đoái
D. Tất cả các ý kiến trên đều sai
-
Câu 27:
Cặp mục tiêu mâu thuẫn nhau trong ngắn hạn:
A. Tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm
B. Tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
C. Ổn định giá cả và giảm thất nghiệp
D. Tất cả các ý kiến trên đều sai
-
Câu 28:
Tiêu chuẩn để lựa chọn mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ:
A. Có thể định lượng được nhanh và chính xác
B. Có thể kiểm soát được
C. Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
D. Tất cả các tiêu chuẩn trên
-
Câu 29:
Tiêu chuẩn nào thuộc tiêu chuẩn để lựa chọn chỉ tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ:
A. Có thể định lượng được nhanh và chính xác
B. Có thể kiểm soát được
C. Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
D. Cả a và b
-
Câu 30:
Công cụ nào sau đây không thuộc loại công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ?
A. Dự trữ bắt buộc
B. Chính sách tái chiết khấu
C. Nghiệp vụ trường mở
D. Hạn mức tín dụng
-
Câu 31:
Căn cứ vào chủ thể tham gia, tín dụng được chia thành:
A. Tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng; tín dụng nhà nước; tín dụng thuê mua
B. Tín dụng thương mại; tín dụng nhà nước; tín dụng ngân hàng; tín dụng tiêu dùng
C. Tín dụng nhà nước; tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng
D. Tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại; tín dụng tiêu dùng
-
Câu 32:
Dựa vào cơ sở nào để đánh giá mức độ thiếu hoặc thừa tiền trong nền kinh tế?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm
B. Sự biến động về lãi suất thị trường
C. Sự biến động của chỉ số giá cả
D. Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế
-
Câu 33:
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
A. Là quan hệ tín dụng hai chiều
B. Là quan hệ tín dụng một chiều
C. Là quan hệ tín dụng gián tiếp hai chiều
D. Cả ba câu trên đều đúng
-
Câu 34:
Tín dụng ngân hàng không có đặc điểm:
A. Thủ tục vay mượn thường đơn giản, nhanh gọn
B. Thời hạn tín dụng gồm có ngắn, trung và dài hạn
C. Khối lượng tín dụng thường lớn
D. Phạm vi tín dụng rất rộng
-
Câu 35:
Tín dụng thương mại là:
A. Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
B. Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại
C. Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng hoá với nhau
D. Quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
-
Câu 36:
Tín dụng thương mại sử dụng công cụ
A. Trái phiếu
B. Thương phiếu
C. Kỳ phiếu ngân hàng
D. Cả ba loại trên
-
Câu 37:
Đặc điểm nào không phải là của thương phiếu?
A. Tính trừu tượng
B. Tính cụ thể
C. Tính pháp lý
D. Tính chuyển nhượng
-
Câu 38:
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng:
A. Trực tiếp và một chiều
B. Trực tiếp và hai chiều
C. Gián tiếp và hai chiều
D. Gián tiếp và một chiều
-
Câu 39:
Tín dụng thương mại không có đặc điểm nào?
A. Phạm vi tín dụng hẹp
B. Thời gian tín dụng ngắn
C. Khối lượng tín dụng nhỏ
D. Là quan hệ tín dụng gián tiếp
-
Câu 40:
Nhận định nào là sai về thị trường thứ cấp:
A. Là nơi giao dịch các chứng khoán kém phẩm chất
B. Là nơi luân chuyển vốn đầu tư
C. Là nơi tạo cơ hội đầu tư cho công chúng
D. Là nơi chuyển đổi sở hữu về chứng khoán
-
Câu 41:
Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường:
A. Giao dịch thoả thuận diễn ra đồng thời với giao dịch khớp lệnh
B. Giao dịch khớp lệnh
C. Giao dịch tất cả các loại chứng khoán
D. Là nơi chuyển đổi sơ hữu về chứng khoán
-
Câu 42:
Thị trường chứng khoán sơ cấp là:
A. Thị trường huy động vốn
B. Thị trường tạo hàng hoá chứng khoán
C. Thị trường tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 43:
Tổ chức nào được phát hành cổ phiếu:
A. Công ty trách nhiệm hữu hạn
B. Công ty hợp danh
C. Doanh nghiệp nhà nước
D. Công ty cổ phần
-
Câu 44:
Đối tượng tham gia mua – bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán là:
A. Chính phủ
B. Các NHTM
C. Quỹ đầu tư chứng khoán
D. Cả a, b, c
-
Câu 45:
Chức năng của thị trường sơ cấp là:
A. Luân chuyển vốn
B. Làm tăng vốn cho chủ thể phát hàng chứng khoán
C. Kiếm lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá
D. Tăng tính thanh khoản của chứng khoán