1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nam mua chiếc xe đạp với giá thanh toán là 1.045.000 đồng, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với xe đạp là 10%. Số thuế giá trị gia tăng Nam phải chịu là:
A. 90.000
B. 95.000
C. 104.500
-
Câu 2:
Thuế GTGT có thể xếp cùng nhóm với sắc thuế nào sau đây:
A. Thuế xuất nhập khẩu
B. Thuế thu nhập cá nhân
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp
D. Thuế nhà đất
-
Câu 3:
Loại thuế nào dưới đây là thuế trực thu:
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt
B. Thuế xuất nhập khẩu
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 4:
Thuế tài sản bao gồm loại thuế nào dưới đây:
A. Thuế nhà đất
B. Thuế giá trị gia tăng
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế được sự ưu đãi nào về thuế:
A. Thấp nhất
B. Không được ưu đãi thuế
C. Cao nhất
D. Tuỳ theo từng luật thuế
-
Câu 6:
Đối tượng được hoàn thuế được sự ưu đãi nào về thuế:
A. Thấp nhất
B. Không được ưu đãi thuế
C. Cao nhất
D. Tuỳ theo từng luật thuế
-
Câu 7:
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là:
A. Thuế suất luỹ tiến từng phần
B. Thuế suất luỹ tiến toàn phần
C. Thuế suất cao
D. Thuế suất thấp
-
Câu 8:
Những đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với bản chất của thuế:
A. Thuế mang tính cưỡng chế
B. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc chuyển giao cho Nhà nước
C. Không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
D. Thuế là một loại giá mà người dân phải trả khi sử dụng hàng hoá công cộng
-
Câu 9:
Để tăng thu NSNN về thuế, Nhà nước cần phải:
A. Mở rộng diện đánh thuế
B. Tăng thuế suất càng cao càng tốt
C. Cả a và b
-
Câu 10:
Nguy cơ trốn thuế xuất hiện trong thuế thu nhập áp dụng:
A. Thuế suất lũy tiến từng phần
B. Thuế suất luỹ tiến toàn phần
C. Không có đáp án đúng
D. Đáp án a và b
-
Câu 11:
Để đánh giá hiệu quả chi NSNN, người ta có thể sử dụng chỉ tiêu nào dưới đây:
A. Thời gian thu hồi vốn
B. Sự ổn định chính trị-xã hội
C. Chỉ số tăng GDP
D. Đáp án B và C
-
Câu 12:
Để đánh giá hiệu quả chi NSNN, người ta dùng các chỉ tiêu:
A. Thời gian thu hồi vốn;
B. Chỉ số tăng GDP
C. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR
D. Đáp án b và c
-
Câu 13:
Nội dung của nguyên tắc cân đối NSNN là:
A. Tổng thu lớn hơn tổng chi và có tích lũy
B. Tổng chi lớn hơn tổng thu
C. Chi thường xuyên lớn hơn thu thường xuyên
D. Thu thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên và có tích luỹ
-
Câu 14:
Mức độ vay nợ của ngân sách nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào những yếu tố nào sau đây:
A. Nhu cầu chi tiêu của chính phủ
B. Tổng sản phẩm quốc nội
C. Hiệu quả chi tiêu của chính phủ
D. Đáp án a, b và c
-
Câu 15:
Biện pháp nào được sử dụng phổ biến nhất để bù đắp bội chi NSNN ở Việt Nam trong những năm 1990.
A. Phát hành tiền
B. Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
C. Phát hành tín phiếu NHTW
D. Vay nợ
-
Câu 16:
Chỉ số bội chi NSNN đuợc đo bằng tỷ số giữa số vay nợ trong năm ngân sách với:
A. Tổng chi NSNN
B. Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
C. Tổng thu nhập quốc dân
D. Tổng thu NSNN
-
Câu 17:
Bội chi ngân sách Nhà nước cao và liên tục trong nhiều năm có thể dẫn đến:
A. Cán cân thương mại nghiêng về phía nhập siêu
B. Cán cân thương mại nghiêng về phía xuất siêu
C. Không tác động đến cán cân thương mại
-
Câu 18:
Tác động của bội chi ngân sách Nhà nước cao và liên tục trong nhiều năm là:
A. Làm tăng lãi suất thị trường
B. Làm giảm lãi suất thị trường
C. Làm thâm hụt cán cân thương mại
D. Đáp án a và c
-
Câu 19:
Khoản thu nào dưới đây được dùng cho chi thường xuyên:
A. Tín phiếu Kho bạc
B. Trái phiếu Chính phủ
C. Phí và lệ phí
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 20:
Giải pháp khắc phục bội chi ngân sách Nhà nước nào ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng:
A. Phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông
B. Phát hành trái phiếu Chính phủ
C. Cả a và b
D. Không có đáp án đúng