1250+ câu trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế
Mời các bạn cùng tham khảo 1250+ câu trắc nghiệm "ôn thi công chức ngành Thuế" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo Đề Ngẫu Nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Bộ đề thi phù hợp với việc ôn thi công chức Tổng cục Thuế Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND.
B. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm.
C. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ.
D. Giải quyết những kiến nghị của HĐND.
-
Câu 2:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý HC Nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
B. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo.
C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
-
Câu 3:
Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
B. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá – khoa học – công nghệ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
C. Tài trợ cho xã hội, cho dân tộc, cho tôn giáo, thống nhât quản lý công tác dân vận.
D. Đình chỉ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta?
A. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ.
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án.
C. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo.
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính của nền hành chính nhà nước ta?
A. Tính không vụ lợi
B. Tính hiệu lực, hiệu quả.
C. Tính nhân đạo.
D. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
-
Câu 6:
Hội đồng nhândân có thẩm quyền ban hành văn bản sau:
A. Nghị quyết, Quyết định.
B. Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
C. Nghị quyết, Chỉ thị.
D. Nghị quyết.
-
Câu 7:
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?
A. Ban hành Nghị quyết, Quyết định.
B. Ban hành Thông tư.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp về công bằng xã hội ở nước ta?
A. Xây dựng các chương trình, dự án về các vấn đề xã hội mà chính sách đề cập.
B. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hoá nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo.
C. Ban hành các chính sách nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong nước.
D. Xây dựng một xã hội dân sự nhà nước pháp quyền với chế độ dân chủ, kinh tế văn hoá phát triển, kiên quyết xoá bỏ sự độc quyền, đặc quyền đặc lợi.
-
Câu 9:
Hội đồng nhân dân (HĐND) có thẩm quyền ban hành văn bản sau:
A. Nghị quyết, Quyết định.
B. Quyết định, Chỉ thị.
C. Nghị quyết, Chỉ thị.
D. Nghị quyết.
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm bình quân.
B. Quan điểm vì người nghèo.
C. Quan điểm phát triển.
D. Quan điểm vì người giàu.
-
Câu 11:
Trong các chức năng sau đây, chức năng nào không phải của Quốc hội nước CHXHCN VN?
A. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.
B. Thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
D. Quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung trong quá trình soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước:
A. Văn bản được trình bay đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong.
B. Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng trong xây dựng và ban hành văn bản.
C. Văn bản được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.
D. Văn bản cần được lấy ý kiến rộng rãi toàn cơ quan.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính của nền hành chính nhà nước?
A. Tính pháp quyền.
B. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
C. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
D. Tính hiệu quả kinh tế.
-
Câu 14:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?
A. Ban hành Nghị quyết, Quyết định.
B. Ban hành Quyết định.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010?
A. Cải cách thể chế.
B. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
C. Cải cách tài chính công.
D. Cải cách tổ chức các thành phần kinh tế.
-
Câu 16:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND)?
A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung trong kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
A. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng.
B. Văn bản phải có tính khoa học.
C. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm.
D. Văn bản phải công bố trên Công báo.
-
Câu 18:
Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là hình thức hoạt động của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam?
A. Sự lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
B. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
C. Thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Thống nhất công tác đối ngoại.
-
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây không phải là đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước ta?
A. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
B. Tính hiệu lực, hiệu quả.
C. Tính pháp quyền.
D. Tính không vụ lợi.
-
Câu 20:
Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải của Thường trực Hội đồng nhândân (HĐND)?
A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
-
Câu 21:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
A. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
B. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.
C. Quyết định phương án quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương.
D. Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
-
Câu 22:
Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Giữ liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cùng cấp.
B. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
C. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
D. Tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
-
Câu 23:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thẩm quyền của Chính phủ được ban hành văn bản nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị.
B. Nghị quyết, Nghị định.
C. Nghị định.
D. Nghị định, Chỉ thị.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu về nội dung trong kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong.
B. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng.
C. Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm.
D. Văn bản phải có tính khả thi.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010?
A. Cải cách tài chính.
B. Cải cách thể chế.
C. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
D. Cải cách nền kinh tế nhiều thành phần
-
Câu 26:
Đặc điểm về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Đáp ứng các nhu cầu quản lý.
B. Thể thức xây dựng văn bản và trình tự ban hành được pháp luật quy định cụ thể.
C. Dễ thay đổi và nhiều phương án áp dụng.
D. Chỉ áp dụng cho hệ thống hành pháp.
-
Câu 27:
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
B. Ban hành Thông tư.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
-
Câu 28:
Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
B. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng Công báo.
C. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
D. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định củavăn bản được ban hành sau.
-
Câu 29:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.
B. Quyết định, Chỉ thị.
C. Quyết định, Thông tư.
D. Quyết định, Nghị quyết.
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
A. Văn bản được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong.
B. Nằm vững đường lối, chíh sách của Đảng trong xây dựg và ban hành văn bản.
C. Văn bản được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.
D. Văn bản cần được lấy ý kiến rộng rãi toàn cơ quan.