860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 10ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 5,5
B. pH = 4
C. pH = 4,3
D. pH = 4,9
-
Câu 2:
Cần lấy bao nhiêu gam NaCl để pha vừa đủ 1L dung dịch muối sinh lý 0,9% (w/v).
A. 0,9g
B. 9g
C. 90g
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25,5ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10,56
B. pH = 8,24
C. pH = 11,12
D. pH = 12,1
-
Câu 4:
Số oxi hóa của S trong các chất và ion: K2S, FeS2, S, S8, Na2S2O3, S4O62-, SO2, SO42- lần lượt là:
A. -2; -1; 0; 0; +2; +2,5; +4; +6
B. -2; -2; 0; 0; +4; +5; +4; +6
C. -2; -2; 0; 0; +2; +3; +4; +6
D. -2; -1; 0; 0; +2; +3; +4; +8
-
Câu 5:
Cần bao nhiêu ml dung dịch acid hydrocloric đậm đặc 12,1N để pha loãng thành 1 lít dung dịch HCl có nồng độ 0,1N?
A. 8,26ml
B. 9ml
C. 10ml
D. 4,15ml
-
Câu 6:
Để xác định ... , ta thường dùng chỉ thị murexid:
A. Mg, Zn, Mn, Pb
B. Ca, Ni, Cu
C. Ba, Ca, Na, K
D. Zn, Pb, Co, Bi
-
Câu 7:
Hỗn hợp A gồm mẩu đá vôi (chứa 80% khối lượng CaCO3) và mẩu quặng Xiđerit (chứa 65% khối lượng FeCO3). Phần còn lại trong đá vôi và quặng là các tạp chất trơ. Lấy 250 ml dung dịch HCl 2,8M cho tác dụng với 38,2 gam hỗn hợp A. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây phù hợp?
A. Không đủ HCl để phản ứng hết các muối Cacbonat
B. Các muối Cacbonat phản ứng hết, do có HCl dư
C. Phản ứng xảy ra vừa đủ
D. Không đủ dữ kiện để kết luận
-
Câu 8:
Cần thêm bao nhiêu ml NaOH 0,1M vào 50ml dung dịch CH3COOH 0,2M để pH dung dịch cuối cùng là 4.
A. 15,18 ml
B. 16,18 ml
C. 17,18ml
D. 15ml
-
Câu 9:
Tiến hành chuẩn độ H2C2O4 bằng dung dịch KMnO4 0,1N trong môi trường acid. Nồng độ mol của KMnO4 là bao nhiêu:
A. 0,01M
B. 0,02M
C. 0,05M
D. 0,1M
-
Câu 10:
Nếu chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M thì cần kết thúc trong khoảng pH nào để sai số chỉ thị không quá -0,1%.
A. 4,3
B. 4,5
C. 5,3
D. 3,4
-
Câu 11:
Khi hòa tan muối amoni clorua trong nước tạo thành dung dịch mang tính:
A. Base mạnh
B. Base yếu
C. Acid mạnh
D. Acid yếu
-
Câu 12:
Tính chất của PbI2:
A. Tan trong NH4OH
B. PbI2 có màu vàng nghệ, khi đun nóng để nguội tạo tinh thể vàng óng ánh
C. Không tan trong NH4OH
D. PbI2 không tan trong H2O nóng
-
Câu 13:
Tính pH dung dịch gồm 100ml NH4Cl 0,1 M + 100ml HCOONa 0,1 M. Cho pKNH4OH = 4,75 ; pKHCOOH = 3,75.
A. 4,25
B. 4,75
C. 6,5
D. 3,75
-
Câu 14:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chưa chuẩn độ thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 2
B. pH = 3,5
C. pH = 3,25
D. pH = 4
-
Câu 15:
LD50 có ý nghĩa là liều thuốc giới hạn khiến một nửa (50%) số con vật thí nghiệm bị chết. Liều LD50 etanol qua đường miệng (uống) của chuột là 0,013ml/g (số ml etanol trên thể trọng tính bằng gam của chuột). Giả sử không có sự khác biệt LD50 về etanol giữa chuột và người, thì LD50 của một người cân nặng 60kg bằng bao nhiêu?
A. 0,78 ml
B. 780 gam
C. 78 ml
D. 0,78 lít
-
Câu 16:
Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch HClđđ (P% = 36,5; d = 1,2 g/ml) để pha được 50ml dung dịch HCl 0,24N.
A. 0,5ml
B. 1ml
C. 5ml
D. 10ml
-
Câu 17:
Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là:
A. 16,4 gam
B. 15,1 gam
C. 14,5 gam
D. 12,8 gam
-
Câu 18:
Định lượng base mạnh bằng acid mạnh, dùng chỉ thị helianthin, dung dịch chuyển màu từ ..........
A. Tím sang nâu
B. Vàng cam sang đỏ hồng
C. Hồng sang xanh lơ
D. Xanh lơ sang xanh lục, rồi chuyển sang xanh tím
-
Câu 19:
NaHCO3 là:
A. Base yếu
B. Acid yếu
C. Vừa là acid yếu, vừa là base yếu
D. Muối trung tính
-
Câu 20:
So sánh sự phân ly ion và sự dẫn điện giữa hai dung dịch CH3COOH 0,1M và dung dịch CH3COOH 1M.
A. Dung dịch CH3COOH 0,1M phân ly ion tốt hơn và dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH 1M.
B. Dung dịch CH3COOH 0,1M phân ly ion tốt hơn dung dịch CH3COOH 1M, nhưng dẫn điện kém hơn dung dịch CH3COOH 1M.
C. Dung dịch CH3COOH 1M phân ly ion khó hơn và dẫn điện kém hơn so với dung dịch CH3COOH 0,1M. Vì dung dịch chất điện ly nào có nồng độ lớn thì độ điện ly nhỏ.
D. Cả A và C
-
Câu 21:
Lấy 10,8ml dung dịch H2SO4đđ (P% = 98%, d = 1,84g/ml) cho vào bình định mức 1000ml. Thêm nước vừa đủ tới vạch thu được dung dịch H2SO4 X(M). Tính X.
A. 0,1M
B. 0,2M
C. 0,3M
D. 0,4M
-
Câu 22:
Tính sai số chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M nếu kết thúc chuẩn độ ở pHc = 10,0.
A. -0,02%
B. -0,2%
C. -0,002%
D. 0,2%
-
Câu 23:
Hòa tan hỗn hợp quặng Xiđerit (chứa FeCO3) và Pyrit (chứa FeS2) bằng dung dịch axit nitric, thu được hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với Nitơ bằng 80/49. Hai khí đó là:
A. CO2; NO2
B. CO2; NO
C. CO2; SO2
D. SO2; N2O
-
Câu 24:
Đen Eriocrom T được dùng làm chỉ thị trong phương pháp:
A. Chuẩn độ complexon
B. Phương pháp oxy hoá khử
C. Phương pháp Mohr
D. Phương pháp Fajans
-
Câu 25:
Không thể dùng NaOH rắn để làm khô các khí ẩm nào dưới đây?
A. CH3NH2; N2
B. NH3; CO
C. H2; O2
D. CO2; SO2
-
Câu 26:
Tích số ion của nước ở 25˚C bằng 10-14. Trung bình trong bao nhiêu phân tử nước thì sẽ có một phân tử nước phân ly ion ở 25˚C?
A. Khoảng 10 triệu phân tử
B. Khoảng 555 triệu phân tử
C. Khoảng 1 tỉ phân tử
D. Khoảng trên 5 555 phân tử
-
Câu 27:
Nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 0,2M trong phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
A. 0,2N
B. 0,4N
C. 0,6N
D. 0,1N
-
Câu 28:
Sục 9,52 lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp: NaOH 1M – Ba(OH)2 0,5M – KOH 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 16,275 gam
B. 21,7 gam
C. 54,25 gam
D. 37,975 gam
-
Câu 29:
Trong chuẩn độ base yếu bằng acid mạnh thì điểm tương đương của đường cong chuẩn độ:
A. Nằm trong môi trường kiềm pHĐTĐ > 7
B. Nằm trong môi trường acid pHĐTĐ < 7
C. pHĐTĐ = 7
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe
B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe
C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe
D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
-
Câu 31:
Nhúng một miếng kim loại M vào 100 ml dung dịch CuCl2 1,2M. Kim loại đồng tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng miếng kim loại tăng 0,96 gam. M là kim loại nào?
A. Al
B. Fe
C. Mg
D. Ni
-
Câu 32:
Một số ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng trong kiểm nghiệm thuốc, ngoại trừ xác định ......….:
A. Mất khối lượng do làm khô
B. Tro sulfat
C. Tro toàn phần
D. Tro tan trong acid
-
Câu 33:
Mn2+ + NaOH → ?
A. ↙Mn(OH)2 trắng hóa MnO2 nâu khi để lâu ngoài không khí
B. ↙Mn(OH)2 trắng
C. ↙Mn(OH)2 vàng
D. ↙Mn(OH)2 nâu
-
Câu 34:
Cần lấy bao nhiêu gam CuSO4.5H2O để pha 200mL dung dịch muối có nồng độ 10% (w/v)?
A. 25g
B. 35,5g
C. 31,25g
D. 42,2g
-
Câu 35:
Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào sau đây:
A. Lọc tủa hoặc cho thêm chỉ thị
B. Bao bọc tủa bằng dung môi thích hợp
C. Cho thêm chỉ thị, tăng nhiệt độ
D. Lọc tủa hoặc bao tủa bằng dung môi
-
Câu 36:
Phương pháp chuẩn độ thẳng:
A. Để định lượng một dung dịch NaCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
B. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
C. Cho AgNO3 dư tác dụng với clorid để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Để định lượng một dung dịch KCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch KCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
-
Câu 37:
Tính nồng độ CN của dung dịch acid sulfuric 14,35% (d = 1,1g/ml) (M = 98).
A. 3,22N
B. 6,21N
C. 2,28N
D. 4,80N
-
Câu 38:
Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có:
A. 7,26 gam Fe(NO3)3
B. 7,2 gam Fe(NO3)2
C. Cả A và B
D. Một trị số khác
-
Câu 39:
Xét phản ứng: H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
A. Phản ứng trên không thể xảy ra được vì H2S là một axit yếu, còn CuCl2 là muối của axit mạnh (HCl)
B. Tuy CuS là chất ít tan nhưng nó muối của axit yếu (H2S) nên không thể hiện diện trong môi trường axit mạnh HCl, do đó phản ứng trên không xảy ra
C. Phản ứng trên xảy ra được là do có tạo chất CuS rất ít tan, với dung dịch HCl có nồng độ thấp không hòa tan được CuS
D. Cả A và B
-
Câu 40:
Nếu dung dịch được pha loãng đầy đủ thì .......... và nồng độ có thể được dùng lẫn lộn.
A. đương lượng
B. chất điện ly
C. dung dịch đệm
D. hoạt độ