700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu chính xác?
A. Khi vay vốn ngân hàng khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
B. Theo quy định của thể lệ tín dụng, khi vay vốn khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp pháp, có khả năng tài chính dảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và có tài sản thế chấp.
C. Theo quy định của thể lệ tín dụng, khi vay vốn khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và có tài sản cầm cố nợ vay.
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
-
Câu 2:
Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng là doanh nghiệp cần lập bộ hồ sơ gồm những giấy tờ nào?
A. Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng.
B. Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư, báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
C. Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay và các giấy tờ liên quan cần thiết khác.
D. Tất cả những giấy tờ nêu trên
-
Câu 3:
Khi vay vốn ngân hàng yêu cầu khách hàng doanh nghiệp nộp cho ngân hàng các báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất nhằm mục đích gì?
A. Nhằm xem khách hàng có đang nợ ngân hàng hay không?
B. Nhằm xem khách hàng có nợ thuế đối với nhà nước không?
C. Nhằm xem xét tình hình tài chính của khách hàng tốt hay không?
D. Nhằm xem khách hàng có hoạt động hợp pháp hay không?
-
Câu 4:
Việc thẩm định kỹ hồ sơ vay có tránh hết được nợ quá hạn hay không? Tại sao?
A. Được, nếu nhân viên tín dụng biết cách thẩm định
B. Được, nếu ngân hàng biết quy định chính xác hồ sơ gồm những thứ giấy tờ nào
C. Không, vì nhân viên tín dụng không thể thẩm định hết hồ sơ được
D. Không, vì việc thu hồi nợ xảy ra sau khi thẩm định và nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân tác động.
-
Câu 5:
Khi cho vay, tổng dư nợ tín dụng đối với một khách hàng bị giới hạn như thế nào?
A. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
B. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
C. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% nguồn vốn của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
D. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% nguồn vốn của ngân hàng
-
Câu 6:
Sự khác nhau giữa hai phương thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?
A. Cho vay theo món phải lập giấy đề nghị vay vốn cho từng lần vay, trong khi cho vay theo hạn mức tín dụng không cần lập đề nghị vay vốn
B. Cho vay theo món là cho vay theo nhu cầu khách hàng trong khi cho vay theo hạn mức là cho vay theo khả năng của ngân hàng
C. Cho vay theo món khách hàng phải làm hồ sơ vay từng lần vay khi có nhu cầu vay vốn còn cho vay theo hạn mức thì khách hàng chỉ cần làm hồ sơ vay lần đầu còn các lần tiếp theo chỉ xuất trình các chứng từ, hoá đơn liên quan đến vay vốn để ngân hàng làm căn cứ phát tiền vay.
D. Cho vay theo món là cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong khi cho vay theo hạn mức tín dụng là cho vay của ngân hàng thương mại.
-
Câu 7:
Phân tích tài chính doanh nghiệp và phân tích tín dụng để quyết định cho khách hàng vay vốn khác nhau như thế nào?
A. Phân tích tài chính doanh nghiệp là để đánh giá xem tình hình tài chính doanh nghiệp như thế nào trong khi phân tích tín dụng là để xem tình hình tín dụng của doanh nghiệp ra sao
B. Phân tích tài chính chỉ là một trong những nội dung của phân tích tín dụng
C. Phân tích tài chính do doanh nghiệp thực hiện, trong khi phân tích tín dụng do ngân hàng thực hiện
D. Phân tích tín dụng chỉ là một trong những nội dung của phân tích tài chính
-
Câu 8:
Mục tiêu của phân tích tỷ số là gì?
A. Đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
B. Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
C. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp
D. Tất cả đều không sai
-
Câu 9:
Để đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng, nên sử dụng tỷ số nào?
A. Tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay
B. Tỷ số nợ và tỷ số thanh khoản
C. Tỷ số thanh khoản và tỷ số trang trải lãi vay
D. Tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay
-
Câu 10:
Phân tích phương án sản xuất kinh doanh có vai trò như thế nào trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng?
A. Quan trọng vì nó gián tiếp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
B. Không quan trọng vì nó gián tiếp chứ không phải trực tiếp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
C. Quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
D. Không quan trọng vì nó chỉ bổ sung cho những hạn chế của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để góp phần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
-
Câu 11:
Khi thực hiện phân tích một phương án sản xuất kinh doanh cần tập trung vào những nội dung chính nào?
A. Phân tích tình hình thị trường và dự báo doanh thu
B. Dự báo các khoản mục chi phí
C. Dự báo luồng tiền và khả năng trả nợ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Tại sao khi xem xét cho vay dự án ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư vào dự án?
A. Nhằm tránh tâm lý ỷ lại khiến doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả
B. Nhằm gia tăng mức độ tư chủ tài chính của doanh nghiệp
C. Nhằm giảm mức độ lệ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào ngân hàng
D. A, B, C đều đúng và tăng trách nhiệm chia sẻ rủi ro với ngân hàng khi xảy ra rủi ro
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng về hoạt động cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng?
A. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng không có đảm bảo
B. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay
C. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp
D. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản cầm cố
-
Câu 14:
Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng thì chi phí thuê phải được ấn định như thế nào?
A. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê lớn hơn hiện giá chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
B. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê bằng hiện giá chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
C. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê nhỏ hơn hiện giá chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
D. Ấn định sao cho chi phí thuê nhỏ hơn chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
-
Câu 15:
Bao thanh toán xuất khẩu mang lại những lợi ích gì cho ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán?
A. Giúp ngân hàng tránh được những phiền toái và trở ngại của việc mở thư tín dụng
B. Giúp ngân hàng sử dụng được vốn để tạo ra thu nhập cho ngân hàng
C. Giúp ngân hàng theo dõi và thu hồi nợ đối với khoản phải thu
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 16:
Tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm có những bên nào?
A. Ngân hàng, khách hàng và khách hàng của khách hàng
B. Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
C. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
D. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
-
Câu 17:
Bảo lãnh vay vốn và bảo đảm tín dụng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Bảo lãnh vay vốn chỉ là một trong những hình thức bảo đảm tín dụng
B. Bảo đảm tín dụng chỉ là một trong những hình thức bảo lãnh vay vốn
C. Hai khái niệm này không liên quan gì đến nhau
D. Hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau
-
Câu 18:
Để được ngân hàng bảo lãnh, khách hàng phải thoả mãn những điều kiện như thế nào so với điều kiện vay vốn?
A. Tương tự như điều kiện vay vốn
B. Khó khăn hơn điều kiện vay vốn
C. Dễ dàng hơn điều kiện vay vốn
D. Hoàn toàn khác điều kiện vay vốn
-
Câu 19:
Tổ chức tín dụng được thực hiện bảo lãnh đối với những nghĩa vụ nào của khách hàng?
A. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay
B. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển
C. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật.
D. Tất cả các nghĩa vụ nêu trên
-
Câu 20:
Để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng có thể phát hành bảo lãnh bằng những hình thức nào?
A. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, lời hứa bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu
B. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo đảm cho bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu.
C. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hợp đồng của khách hàng.
D. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu.
-
Câu 21:
Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống kinh tế – xã hội cũng như trong hoạt động của khách hàng và ngân hàng?
A. Giúp tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, thúc đẩy thanh toán và chu chuyển hàng hoá nhanh góp phần phát triển kinh tế – xã hội
B. Giúp hoạt động thanh toán của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, an toàn và thuận tiện
C. Giúp ngân hàng có thể huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng vào mục đích cho vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong tình huống nào?
A. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ cung ứng hoặc sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
B. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá và dịch vụ cung ứng
C. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá.
D. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá và thanh toán nợ với ngân hàng.
-
Câu 23:
Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu có thể sử dụng trong những tình huống nào?
A. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ có sự tín nhiệm lẫn nhau hoặc trong trường hợp thanh toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo đếm chính xác bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại
B. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ có sự tín nhiệm lẫn nhau, hoặc có phương tiện đo đếm chính xác bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại.
C. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa có sự tín nhiệm lẫn nhau
D. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không có sự tín nhiệm lẫn nhau hoặc trong trường hợp thanh toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo đếm chính xác bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại
-
Câu 24:
Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng có thể sử dụng trong những tình huống nào?
A. Trong trường hợp hai bên mua và bán hàng hoá không tín nhiệm lẫn nhau
B. Trong trường hợp hai bên mua và bán hàng hoá có tín nhiệm lẫn nhau
C. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ không tín nhiệm lẫn nhau
D. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ có tín nhiệm lẫn nhau.
-
Câu 25:
Thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card) khác nhau cơ bản ở nội dung nào?
A. Thẻ tín dụng do tổ chức tín dụng phát hành, thẻ ghi nợ do ngân hàng phát hành.
B. Thẻ tín dụng dùng để cấp tín dụng, thẻ ghi nợ dùng để thanh toán nợ
C. Thẻ tín dụng không đòi hỏi khách hàng phải có tiền trên tài khoản mới được sử dụng, thẻ ghi nợ đời hỏi khách hàng phải có tiền trên tài khoản mới được sử dụng.
D. Tất cả các ý trên đều sai
-
Câu 26:
Thẻ thanh toán có thể sử dụng trong tình huống nào?
A. Bất cứ khoản thanh toán nào mà bên thụ hưởng chấp nhận
B. Bất cứ khoản thanh toán tiền hàng hoá nào mà bên thụ hưởng chấp nhận.
C. Bất cứ khoản thanh toán tiền dịch vụ nào mà bên thụ hưởng chấp nhận
D. Bất cứ khoản tanh toán nợ nào cho ngân hàng
-
Câu 27:
Trong số các phương tiện thanh toán quốc tế loại phương tiện nào được sử dụng phổ biến nhất? Tại sao?
A. Hối phiếu, vì nó được đảm bảo chi trả
B. Lệnh phiếu, vì nó phù hợp với nhiều phương thức thanh toán
C. Ngân phiếu, vì nó gần giống như tiền
D. Hối phiếu, vì nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại phương thức thanh toán quốc tế.
-
Câu 28:
Với hai loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng thì phát biểu nào dưới đây là phát biểu chính xác về hai loại hối phiếu này?
A. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối phiếu do các nhà xuất, nhập khẩu ký phát.
B. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng trả tiền, hối phiếu thương mại là hối phiếu do nhà nhập khẩu trả tiền.
C. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối phiếu do các tổ chức thương mại ký phát.
D. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối phiếu do nhà nhập khẩu ký phát.
-
Câu 29:
Đối với hối phiếu thương mại ai là người phát hành hối phiếu?
A. Người nhập khẩu
B. Người xuất khẩu và người nhập khẩu.
C. Ngân hàng mở L/C
D. Ngân hàng thông báo L/C
-
Câu 30:
Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu đúng về phân loại hối phiếu thương mại?
A. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu trả ngay và hối phiếu có kỳ hạn.
B. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu và hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ.
C. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu hối phiếu đích danh và hối phiếu trả theo lệnh
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng