700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Thực hiện công tác chặt cây dọc đường dây phải tuân thủ theo những qui định nào dưới đây:
A. Người chặt cây đã được huấn luyện, có kinh nghiệm
B. Dùng dây buộc chuôi dao với cổ tay
C. Dây an toàn phải đeo vào thân cây, cành cây chắc chắn
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Đường đi của dòng điện qua người từ đầu qua tay hoặc ngược lại thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là
A. 6,7% và 87%
B. 3,3% và 83%
C. 7,0% và 92%
D. 3,7% và 80%
-
Câu 3:
Người vào trạm làm việc một mình phải có:
A. Bậc 3 an toàn và được giám đốc duyệt
B. Bậc 4 an toàn và được giám đốc duyệt
C. Bậc 5 an toàn và được giám đốc duyệt
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 4:
Thao tác đóng điện vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc phải được thực hiện như thế nào là đúng quy định:
A. Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn
B. Nơi (thiết bị) làm việc đã cất biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định
C. Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ. Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Biện pháp an toàn khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?
A. Cho phép dùng ngón tay để thử xem có điện hay không nhưng phải đứng trên vật cách điện.
B. Dùng bút thử điện để xác định không còn điện.
C. Cấm dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ áp hoặc bóng đèn để xác định không còn điện.
D. Cả a,b và c
-
Câu 6:
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, làm việc với thiết bị điện cao áp, những công việc làm không cắt điện được chia thành:
A. Hai loại chủ yếu: (1) Những việc làm bên ngoài rào chắn hoặc ngoài khoảng cách an toàn với thiết bị đang có điện. (2) Những việc làm ở gần hoặc trên các bộ phận và thiết bị đang có điện nhưng không có khả năng che chắn, gây nguy hiểm cho người làm việc.
B. Hai loại: (1) Làm việc có điện. (2) Làm việc có cắt điện một phần.
C. Không phân loại.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 7:
Người giám sát việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải có bậc an toàn an toàn tối thiểu:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Khi nối dây dẫn điện và sử dụng dây dẫn cho các loại đồ điện có công suất khác nhau để đảm bảo an toàn phải:
A. Mối nối phải nối so le có băng cách điện. Tiết diện dây dẫn phải phù hợp với công suất của dụng cụ tiêu thụ điện.
B. Mối nối quấn chắc chắn và băng cách điện cẩn thận.
C. Có thể dùng dây điện tùy ý nhưng phải nối sole để tránh chạm chập.
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng.
-
Câu 9:
Khi lên cột làm việc, cần phải:
A. Phải dùng dây, puly để chuyển vật liệu, dụng cụ lên xuống cột
B. Cho phép trèo về phía đặt tay xà
C. Đội mũ BHLĐ có cài quai
D. Thực hiện theo a và c
-
Câu 10:
Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác như thế nào là đúng:
A. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi chép đầy đủ.
B. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.
C. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm hoặc ghi chép đầy đủ.
D. Hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ.
-
Câu 11:
Tại Nghị định 95//2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực pháp luật lao động. Hành vi nào của người sử dụng lao động thực hiện đã vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động?
A. Không giảm thời gian làm việc cho người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
B. Buộc người lao động làm thêm giờ mà không có thoả thuận.
C. Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
D. Tất cả các câu đều đúng.
-
Câu 12:
Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại:
A. Toàn bộ lệnh, ghi đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
B. Toàn lệnh, rồi tiến hành thao tác.
C. Đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác.
D. Trình tự thao tác, ghi đầy đủ toàn bộ lệnh và tên người ra lệnh.
-
Câu 13:
Quy định an toàn khi thí nghiệm nào sau đây đúng?
A. Trước khi đóng điện, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác làm công việc thí nghiệm phải tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và biện pháp an toàn, sau đó báo trước cho mọi người biết bằng câu nói “Tôi đóng điện!” rồi mới đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ áp.
B. Khi thí nghiệm xong, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác làm công việc thí nghiệm phải cắt điện, làm tiếp đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.
C. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng dao cách ly thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt tiếp đất ở chỗ mạch hở.
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc nếu thiết bị hoặc nơi làm việc có từ 2 đơn vị quản lý vận hành trở lên, quy định nào sau đây đúng?
A. Từng đơn vị quản lý vận hành (không kể đơn vị cấp Phiếu công tác) phải cấp “Giấy phối hợp cho phép làm việc” (sau đây gọi là “Giấy phối hợp cho phép”), cử nhân viên vận hành làm các biện pháp an toàn đối với phần thiết bị do đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm về việc đã làm đủ, đúng các biện pháp an toàn này.
B. Chỉ được phép giao nhận tại hiện trường các biện pháp an toàn đã thực hiện đủ, đúng và “Giấy phối hợp cho phép” với người chỉ huy trực tiếp để họ tiếp tục cùng làm thủ tục cho phép làm việc với người cho phép của đơn vị cấp Phiếu công tác.
C. Giấy phối hợp cho phép” trong trường hợp này sử dụng theo mẫu của đơn vị quản lý vận hành.
D. A và B đúng
-
Câu 15:
Quy định về bậc an toàn tối thiểu khi vào trạm làm việc đối với nhóm trưởng là:
A. 2/5
B. 3/5
C. 4/5
D. 5/5
-
Câu 16:
Khi thực hiện tiếp đất di động trường hợp nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu lông thì phải đóng cọc tiếp đất sâu ít nhất:
A. 1,0 m.
B. 0,5 m.
C. 0,8 m.
D. 1,5 m.
-
Câu 17:
Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Khả năng cứu sống nạn nhân là:
A. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 98%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.
B. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 70%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 15%.
C. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 50%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 5%.
D. Cả a, b và c sai
-
Câu 18:
Lắp đặt dây dẫn hạ áp xuyên qua mái nhà ngói, lá, nứa, gianh phải dùng loại dây như thế nào?
A. Cáp bọc vỏ chì, nhựa PVC.
B. Dây có bọc cách điện.
C. Dây trần đi trong ống cách điện hoặc dây có bọc cách điện.
D. Dây cáp vặn xoắn.
-
Câu 19:
Khi ghi chỉ số công tơ điện thì phải thực hiện theo những biện pháp an toàn nào sau đây là đúng:
A. Ghi chỉ số công tơ phải thực hiện theo lệnh công tác
B. Được phép vào buồng đặt thiết bị điện cao áp và những nơi có bộ phận dẫn điện đặt trên cao hoặc che kín để ghi số
C. Chỉ được đọc bằng mắt và ghi chỉ số công tơ trong các trạm điện, khi ở trong trạm không được đụng, chạm tới thiết bị khác
D. Cả a, b và c
-
Câu 20:
Quy định đối với người làm việc trên cao:
A. Quần áo phải đúng quy định về trang phục, gọn gàng, tay áo buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi giầy an toàn, đeo dây an toàn, mùa rét phải mặc đủ ấm; không mắc dây đeo an toàn vào những bộ phận di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột.
B. Có thể sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô thay cho mũ an toàn; hoặc đội mũ an toàn nhưng không cần cài quai.
C. Về mùa hè có thể xăn tay áo, hoặc tay áo buông nhưng không cài cúc; sử dụng các loại giầy, dép bất kỳ nếu có.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 21:
Trị số dòng điện qua người khi có tiếp xúc điện phụ thuộc vào:
A. Điện áp đặt vào người và điện trở cách điện của lưới điện
B. Điện áp lưới điện và điện trở của người.
C. Điện áp lưới điện và điện trở cách điện của lưới điện
D. Điện áp đặt vào người và điện trở của người
-
Câu 22:
Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang:
A. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và dùng sào cách điện để thao tác.
B. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện.
C. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện.
D. Găng tay cách điện và dùng sào cách điện để thao tác
-
Câu 23:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành thì khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch đối với cấp điện áp từ 35kV trở xuống không nhỏ hơn:
A. 2,0m
B. 3,0m
C. 4,0m
D. 5,0m
-
Câu 24:
Trong trường hợp phải cử riêng người giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác thì tại hiện trường, sau khi ký cho phép, phiếu công tác được giao cho những người nào?
A. Người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản.
B. Người cho phép giữ 01 bản và người chỉ huy trực tiếp giữ 01 bản.
C. Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện giữ chung 01 bản, còn người cho phép giữ riêng 01 bản
D. Người cho phép giữ 01 bản và người giám sát an toàn điện giữ 01 bản
-
Câu 25:
Trường hợp nếu thiết bị hoặc nơi làm việc có từ 2 đơn vị quản lý vận hành trở lên, nếu công việc làm ở thiết bị, đường dây đang trong quá trình xây lắp (chưa đưa vào vận hành), nhưng có liên quan đến các thiết bị khác của nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị chịu trách nhiệm cấp Phiếu công tác là:
A. Tất cả các đơn vị quản lý vận hành.
B. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có thời gian phải cắt điện dài nhất là đơn vị cấp Phiếu công tác. Trường hợp thời gian phải cắt điện của các đơn vị là như nhau thì đơn vị quản lý vận hành ở gần nơi làm việc nhất là đơn vị cấp Phiếu công tác.
C. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất hoặc gần nơi làm việc nhất.
D. Cả a, b và c đều sai.