700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người vào trạm biến áp một mình phải có:
A. Bậc 4 an toàn điện.
B. Bậc 5 an toàn điện.
C. Bậc 5 an toàn điện, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Quy định về bậc an toàn tối thiểu khi vào trạm biến áp làm việc:
A. Nhân viên đơn vị công tác vào trạm làm việc phải có bậc 2 an toàn điện trở lên, nếu làm công việc ở thiết bị điện thì người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên (trừ những công việc nề, mộc, cơ khí ở nhà máy điện, trạm điện và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn về điện).
B. Nhân viên đơn vị công tác phải có từ bậc 2 an toàn điện trở lên, nhóm trưởng phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
C. Không quy định.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 3:
Khi làm công việc sửa chữa, lắp đặt thiết bị hoặc điều chỉnh rơle, đồng hồ ở các TBA thì:
A. Cho phép một người thực hiện.
B. Phải có hai người thực hiện.
C. Phải có hai người thực hiện; những người này chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép và đảm bảo khoảng cách đến phần có điện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 trong Quy trình an toàn điện.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 4:
Khi vào trạm biến áp làm việc, người làm nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị điện hạ áp phải có:
A. Bậc 3 an toàn điện trở lên.
B. Bậc 4 an toàn điện trở lên.
C. Bậc 5 an toàn điện.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 5:
Người đi kiểm tra hoặc ghi chỉ số đồng hồ điện một mình ở TBA phải:
A. Không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
B. Nếu thấy có tồn tại cần khắc phục ngay, cho phép vượt qua rào chắn để làm việc.
C. Có thể tự sửa chữa, lắp đặt thiết bị ngòai nhiệm vụ được phân công.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 6:
Khi công tác trong trạm trong điều kiện bình thường, quy định nào sau đây đúng:
A. Cho phép làm việc trên thiết bị đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất.
B. Cho phép làm việc trên thiết bị đang vận hành bị mất điện hoặc thiết bị dự phòng trong trạm.
C. Cấm làm việc ở thiết bị đang vận hành bị mất điện, hoặc đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất, hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm có thể được khôi phục bất cứ lúc nào.
D. Cấm làm việc ở thiết bị đang vận hành bị mất điện và đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất, hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm có thể được khôi phục bất cứ lúc nào.
-
Câu 7:
Nếu mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành trong trạm, quy định nào sau đây đúng:
A. Chỉ cần một người.
B. Phải có hai người bậc 3 an toàn điện trở lên. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
C. Phải có hai người, người giám sát phải có bậc 4 an toàn điện trở lên, người kiểm tra bậc 3 an toàn điện trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm ngoài trời.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 8:
Biện pháp an toàn khi làm việc ở TBA, quy định nào sau đây đúng:
A. Người vào trạm biến áp một mình phải có bậc 5 an toàn điện, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
B. Người đi kiểm tra hoặc ghi chỉ số đồng hồ điện một mình không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
C. Cấm dẫn người lạ vào trạm, đối với những người vào tham quan, nghiên cứu phải do lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành (hoặc kỹ thuật viên) hướng dẫn. Vào trạm làm việc, tham quan đều phải tôn trọng nội quy trạm, những người vào lần đầu phải được hướng dẫn tỉ mỉ.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 9:
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, làm việc với thiết bị điện cao áp, những công việc làm không cắt điện được chia thành:
A. Hai loại chủ yếu: (1) Những việc làm bên ngoài rào chắn hoặc ngoài khoảng cách an toàn với thiết bị đang có điện. (2) Những việc làm ở gần hoặc trên các bộ phận và thiết bị đang có điện nhưng không có khả năng che chắn, gây nguy hiểm cho người làm việc.
B. Hai loại: (1) Làm việc có điện. (2) Làm việc có cắt điện một phần.
C. Không phân loại.
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 10:
Làm việc với thiết bị điện cao áp không cắt điện, những công việc cho phép mở cửa lưới an toàn khi thiết bị vẫn có điện phải có phiếu công tác và đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định, bao gồm:
A. Lấy mẫu dầu MBA (chú ý kiểm tra tiếp đất vỏ máy trước); Tiến hành lọc dầu ở những MBA lớn đang vận hành; Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sào thao tác; Đo dòng điện bằng am-pe kìm; Lau sứ cách điện từ 35kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành.
B. Tháo dây trung tính MBA để củng cố và sửa chữa tiếp đất; Điều chỉnh nấc phân áp MBA
C. Cả a và b.
D. Theo a, nhưng chỉ được tiến hành khi các bộ phận mang điện ở phía trước mặt hay ở phía trên đầu, người làm việc phải đứng trên nền nhà hoặc giàn giáo chắc chắn, cấm người làm việc đứng lom khom.
-
Câu 11:
Khi sử dụng kìm đo cường độ dòng điện phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
A. Người sử dụng đồng hồ kiểu kìm để đo cường độ dòng điện phải được huấn luyện về cách đo
B. Nếu đo ở thiết bị điện cao áp thì phải được huấn luyện về cách đọc chỉ số, giám sát an toàn, do hai người có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở lên và thực hiện theo phiếu công tác
C. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 22kV trở xuống và phải có ampe mét lắp ngay trên kìm
D. Cả a, b và c
-
Câu 12:
Khi dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp thì thực hiện như thế nào là đúng:
A. Chỉ đo thiết bị điện cao áp phải từ 22kV trở xuống và phải có ampe mét lắp ngay trên kìm
B. Khi đo phải sử dụng găng tay cách điện, ủng cách điện (hoặc ghế cách điện tương ứng với cấp điện áp của thiết bị)
C. Vị trí đo phải thuận tiện và khoảng cách giữa các pha không dưới 0,25m
D. Cả a, b và c
-
Câu 13:
Khi đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp thì thực hiện như thế nào là đúng:
A. Được phép đo ở trường hợp ampe mét đặt riêng, người đo không cần mang thiết bị an toàn
B. Nếu đo trên cột thì phải tuân theo quy định làm việc trên cao của quy trình an toàn điện
C. Khi đo phải đứng trên nền nhà hoặc giá đỡ chắc chắn, không đứng trên thang di động để đo
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Khi đo cường độ dòng điện, người sử dụng ampe kìm để đo phải như thế nào?
A. Có trình độ bậc 3 an toàn điện trở lên
B. Phải được huấn luyện về cách đo
C. Đo xong, kìm đo điện phải để trong hộp và bảo quản nơi khô ráo
D. Cả b và c
-
Câu 15:
Nếu sử dụng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp thì phải thực hiện như thế nào là đúng:
A. Phải có lệnh công tác
B. Phải có phiếu công tác
C. Chỉ cần ghi sổ nhật ký vận hành
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 16:
Nếu sử dụng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp thì phải thực hiện như thế nào là đúng:
A. Phải có lệnh công tác
B. Phải có phiếu công tác
C. Chỉ cần ghi sổ nhật ký vận hành
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 17:
Khi dùng ampe kìm để đo dòng điện thiết bị điện hạ áp thì phải có trang bị an toàn như thế nào?
A. Dùng găng cách điện
B. Người đo không cần mang trang bị an toàn
C. Dùng găng cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện phù hợp cấp điện áp
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 18:
Khi dùng ampe kìm để đo dòng điện thiết bị điện cao áp thì phải có trang bị an toàn như thế nào?
A. Sào cách điện và găng cách điện
B. Người đo không cần mang thiết bị an toàn
C. Dùng găng cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện phù hợp cấp điện áp
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 19:
Cách điện của ampe kìm đo ở thiết bị điện cao áp phải đảm bảo yêu cầu gì?
A. Không quy định
B. Đang trong thời hạn thử nghiệm
C. Có độ dài của cán phù hợp khoảng cách an toàn
D. Cả b và c
-
Câu 20:
Khi đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp, được phép đo ở trường hợp nào sau đây?
A. Phải có ampe mét đặt liền kìm đo
B. Phải có đồng hồ ampe đấu cố định ở tủ điện
C. Được phép đo ở trường hợp ampe mét đặt riêng
D. Cả a, b và c.
-
Câu 21:
Những biện pháp an toàn khác khi làm việc với thiết bị điện được quy định.
A. Cho phép làm việc trên các dàn giáo tạm thời hoặc trên thang di động khi bên dưới có thiết bị có điện cao áp nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Cho phép làm việc ở đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi không phải làm tiếp đất nếu đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi đó đã cắt điện.
B. Cấm làm việc trên các dàn giáo tạm thời hoặc trên thang di động khi bên dưới có thiết bị có điện cao áp (mặc dù đã đảm bảo khoảng cách an toàn). Cấm làm việc ở đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi không làm tiếp đất.
C. Theo a, nhưng phải được người cho phép vào làm việc đồng ý.
D. Cả a, b và c
-
Câu 22:
Những công việc phải cắt điện nhưng cho phép không nối đất:
A. Đo, kiểm tra điện trở nối đất, đo các thông số của thiết bị mà bắt buộc phải không được tiếp đất, củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của hệ thống nối đất toàn trạm thì được phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất trong thời gian tiến hành các công việc này.
B. Theo a, nhưng phải có Phiếu công tác và ghi rõ tháo nối đất nào, do nhân viên vận hành nào thực hiện.
C. Theo a, chỉ thực hiện đối với điện áp 35kV trở xuống nhưng phải có Phiếu công tác và ghi rõ tháo nối đất nào, do nhân viên vận hành nào thực hiện.
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Khi tiến hành công việc trên máy cắt có bộ điều khiển từ xa, quy định nào sau đây đúng:
A. Có lệnh cho phép tách máy cẳt khỏi vận hành của cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Thực hiện theo Phiếu công tác.
C. Cắt nguồn điều khiển máy cắt; Cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy cắt; Treo biển báo: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khóa điều khiển máy cắt.
D. Thực hiện theo cả a, b và c.
-
Câu 24:
Làm việc trên máy cắt, khi tiến hành thử, điều chỉnh việc đóng, cắt máy cắt, quy định nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp được phép cấp điện vào nguồn điều khiển.
B. Người chỉ huy trực tiếp được phép cấp điện vào nguồn điều khiển, nhưng phải được sự đồng ý của nhân viên vận hành.
C. Nhân viên đơn vị công tác được phép cấp điện vào nguồn điều khiển mà không cần có lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc sự đồng ý của nhân viên vận hành.
D. Cả a, b và c
-
Câu 25:
Làm việc trên máy cắt, quy định nào sau đây đúng?
A. Cho phép lau sứ cách điện bằng thiết bị chuyên dùng ở các máy cắt đang vận hành.
B. Cho phép sửa chữa ở các máy cắt đang vận hành.
C. Cấm sửa chữa ở các máy cắt đang vận hành (kể cả việc lau sứ cách điện bằng thiết bị chuyên dùng).
D. Cả a, b và c đều sai