500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?
A. Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa làm chính
B. Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính
C. Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính
D. Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính
-
Câu 2:
Luật PCCC quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ? A. B. . C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy D. Tất cả đều đúng
A. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy
B. Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy
C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Kính bảo vệ mắt không bị tác động do các tia năng lượng thường có tác dụng nào sau đây:
A. Lọc ánh sáng, làm giảm độ sáng chói
B. Bảo vệ mắt không bị bức xạ của tia tử ngoại
C. Bảo vệ mắt không bị nung nóng của tia hồng ngoại
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 4:
Chọn câu sai: Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm có vấn đề gì:
A. Các bộ phận chuyển động phải được bao che
B. Máy móc phải có đầy đủ các thiết bị an toàn
C. Chiếu sáng cục bộ phải dùng đèn có điện áp 36V
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?
A. 01/01/2016
B. 01/5/2016
C. 01/7/2016
-
Câu 6:
Trang bị phòng hộ cá nhân được chia làm các nhóm nào sau đây:
A. Bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp
B. Bảo vệ thính giác, bảo vệ đầu
C. Bảo vệ tay chân, bảo vệ thân thể
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 7:
Nếu thiếu bộ phận nào sau đây thì không được phép làm việc trên máy phay:
A. Cơ cấu che chắn vùng cắt
B. Các đồ gá vạn năng lớn như đầu chia độ
C. Đòn kẹp và hàm kẹp phôi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Các phương pháp xử lý hơi, khí độc hại trong khí thải công nghiệp thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Hấp thụ (nhờ chất lỏng), hấp phụ (nhờ chất rắn xốp)
B. Sinh hóa vi sinh và pha loãng
C. Thiêu hủy nhờ nhiệt, ngưng tụ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Trong quá trình tham gia, phối hợp cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật công đoàn, nếu phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, công đoàn có quyền gì?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan
B. Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
C. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 10:
Các yếu tố nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc:
A. Nhiệt độ cao
B. Độ ẩm không khí tăng
C. Khi lao động thể lực với cường độ quá sức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Các thiết bị chịu áp lực trong công nghiệp chủ yếu gồm loại chính nào sau đây:
A. Các thiết bị không bị đốt nóng gồm các bình chứa (ôxy, nitơ, amôniac…) các bình sinh khí axêtylen, các ống dẫn hơi dẫn khí.
B. Các thiết bị đốt nóng gồm lò hơi, nồi nấu, sấy, hấp…
C. Cả a, b đúng
D. Cả a, b sai
-
Câu 12:
Phần công việc làm ở thiết bị điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạch có điện vẫn mở cửa được gọi là:
A. Làm việc có cắt điện một phần
B. Làm việc có cắt điện hoàn toàn
C. Làm việc có điện
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 13:
Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn do điện gây ra là:
A. Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị.
B. Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
C. Sử dụng điện ấp thấp, máy biến áp cách ly.Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động.
D. Tất cả các câu đều đúng.
-
Câu 14:
Nhà nước Việt Nam đã công nhận có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
A. 32 loại
B. 21 loại
C. 28 loại
D. 19 loại
-
Câu 15:
Hãy nêu các biện pháp cơ bản về kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn và phòng ngừa tai nạn lao động:
A. Thiết bị che chắn; thiết bị bảo hiểm phòng ngừa; Khoảng cách an toàn; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
B. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa; Tín hiệu, báo hiệu
C. Thiết bị an toàn riêng biệt; Phòng cháy, chữa cháy
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Thời gian thử việc được quy định như thế nào?
A. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
B. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở lên
C. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác
D. Cả A, B, C
-
Câu 17:
Khóa liên động là cơ cấu có khả năng gì:
A. Loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho người, thiết bị khi sử dụng máy không đúng qui trình thao tác
B. Phòng ngừa sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của công nhân
C. Che chắn vùng nguy hiểm của máy
D. Cả 3 phương pháp trên
-
Câu 18:
Vệ sinh lao động là gì?
A. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
B. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động.
C. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
D. Cả a,b,c đều sai.
-
Câu 19:
Để đảm bảo an tòan khi sử dụng máy mài 2 đá ta cần chú ý các kỹ thuật an toàn nào sau đây:
A. Cần phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, thoáng khí, đủ ánh sáng
B. Cần phải có thiết bị hút bụi, thông gió, để tránh độc hại do hạt mài gây ra
C. Máy mài phải có đầy đủ các bộ phận che chắn
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 20:
Tốc độ lan truyền ngọn lửa trong quá trình cháy được xem là bình thường:
A. 15 ÷ 35 m/giây
B. U > 35m/giây
C. U > 55m/giây
D. U < 15m/giây
-
Câu 21:
Dòng điện đi qua người theo đường nào là lớn nhất:
A. Từ tay qua tay.
B. Từ tay trái qua chân.
C. Từ tay phải qua chân.
D. Từ chân sang chân.
-
Câu 22:
Các biện pháp bảo đảm an toàn cho máy móc gồm có:
A. Thiết bị che chắn
B. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
C. Tín hiệu, báo hiệu
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 23:
Khi nối đất nên tận dụng các kết cấu có vật liệu dẫn điện có sẵn trong đất như:
A. Móng bê-tông cốt thép
B. Ống nước hoặc dẫn các chất lỏng
C. Ống dẫn bằng vật liệu composit
D. a và b đúng
-
Câu 24:
Nối đất chống sét ta có thể dùng biện pháp nào sau đây:
A. Nối đất tự nhiên, nối đất nhân tạo
B. Nối đất làm việc
C. Nối đất an toàn (nối đất bảo vệ)
D. Cả ba loại trên đều đúng
-
Câu 25:
Chọn câu sai: Chiếu sáng nhân tạo bằng đèn nung sáng thường có ưu điểm gì:
A. Đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng.
B. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C. Đèn nung sáng có khả năng phát sáng tập trung và cường độ lớn thích hợp cho chiếu sáng cục bộ.
D. Ánh sáng đèn nung sáng không phù hợp với tâm sinh lý của con người.
-
Câu 26:
Xét khen thưởng và xử lý vi phạm về bảo hộ lao động và xem xét khen thưởng, kỷ luật trong hệ thống Công đoàn bao gồm:
A. Công đoàn tham gia với chính quyền.
B. Công đoàn tham gia với đòan thanh niên.
C. Người lao động và công đoàn.
D. Cả a và c đều đúng.
-
Câu 27:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm nào sau đây đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
A. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế
B. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị
C. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 28:
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân trực tiếp nào có thể gây tai nạn lao động:
A. Người chỉ huy trực tiếp (hoặc giám sát an toàn) không làm tròn chức năng nhiệm vụ
B. Tổ trưởng, điều độ, cán bộ kỹ thuật... không nắm vững hiện trường khi viết phiếu công tác, phiếu thao tác để đề ra các biện pháp an toàn cụ thể, đầy đủ
C. Công nhân, đặc biệt là người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát an toàn) không kiểm tra, quan sát kỹ hiện trường trước khi công tác, vì vậy không kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường, nguy hiểm, nên viết phiếu công tác, phiếu thao tác không phù hợp
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 29:
Chọn câu đúng: Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy:
A. Chất cháy, chất ôxy hóa và mồi bắt cháy (nguồn nhiệt)
B. Nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy
C. Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Sự nổ của các bình chịu áp suất cao là hiện tượng:
A. Nổ vật lý
B. Sự nổ của kim loại chảy lỏng
C. Nổ hóa chất
D. Tất cả các câu đều đúng