500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu sai: Chiếu sáng nhân tạo bằng đèn nung sáng thường có ưu điểm gì:
A. Đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng.
B. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C. Đèn nung sáng có khả năng phát sáng tập trung và cường độ lớn thích hợp cho chiếu sáng cục bộ.
D. Ánh sáng đèn nung sáng không phù hợp với tâm sinh lý của con người.
-
Câu 2:
Đèn huỳnh quang có ưu điểm gì sau đây:
A. Giá thành cao, sử dụng phức tạp hơn.
B. Hiệu suất phát sáng cao, thời gian sử dụng dài vì thế hiệu quả kinh tế cao.
C. Chỉ phát quang ổn định khi nhiệt độ trong không khí dao động trong khoảng 15÷35°C điện áp thay đổi khoảng 10% đã làm đèn không làm việc được.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 3:
Thiết bị chiếu sáng có những nhiệm vụ nào sau đây:
A. Phân bổ ánh sáng phù hợp với mục đích chiếu sáng.
B. Bảo vệ cho mắt trong khi làm việc không bị quá chói do độ chói quá cao của nguồn sáng.
C. Bảo vệ nguồn sáng tránh va chạm, bị gió, mưa, nắng, bụi…
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 4:
Khi nhiễm xạ cấp tính thường có các triệu chứng nào sau đây:
A. Chức phận thần kinh trung ương bị rối loạn.
B. Da bị bỏng, tấy đỏ ở chỗ tia phóng xạ chiếu vào.
C. Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng. Gầy, sút cân.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 5:
Nhiễm xạ trong một thời gian dài và thường có các triệu chứng nào sau đây:
A. Thần kinh bị suy nhược.
B. Rối loạn các chức năng tạo máu.
C. Có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 6:
Để bao vây vùng có điện từ trường, người ta thường dùng các biện pháp nào sau đây:
A. Dùng các màn chắn bằng những kim loại có độ dẫn điện cao.
B. Vỏ máy cũng cần được nối đất.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 7:
Trong khi sử dụng các thiết bị cao tần cần chú ý các vấn đề nào sau đây:
A. Đề phòng điện giật, cần tuân thủ các quy tắc an toàn.
B. Phần kim loại của thiết bị phải được nối đất.
C. Các dây nối đất nên ngắn và không cuộn tròn thành nguồn cảm ứng.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 8:
Khu dân cư, khu vực có người làm việc thường xuyên cường độ điện trường phải có giới hạn an toàn là:
A. Dưới 5 (kV/m)
B. Từ 5÷10 (kV/m)
C. Trên 10 (kV/m)
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Nguyên tắc và tiêu chuẩn để bố trí số lượng cán bộ kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động là dựa vào:
A. Dựa vào tính chất sản xuất.
B. Điều kiện lao động phức tạp dễ xảy ra tai nạn lao động.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 10:
Nhiệm vụ của tổ chức chuyên trách kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động là:
A. Giúp giám đốc xí nghiệp tổ chức chỉ đạo việc thực hiện công tác bảo hộ lao động.
B. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui phạm qui trình về kỹ thuật an toàn, ngăn chặn kịp thời tai nạn lao động.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 11:
Quyền hạn của tổ chức chuyên trách kiểm tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động là:
A. Được tham dự các cuộc hội nghị lập và xét kế hoạch bảo hộ lao động.
B. Được tham gia vào việc tiếp nhận những công trình mới xây dựng, mở rộng thêm.
C. Được phát biểu ý kiến trong nhận xét thi đua khi xí nghiệp xét thi đua về thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị hoặc của cá nhân.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 12:
Một số yêu cầu đối với cán bộ kiểm tra kỹ thuật an toàn là phải:
A. Nắm vững đường lối chính sách bảo hộ lao động của đảng và chính phủ về bảo hộ lao động.
B. Nắm vững các qui phạm và các qui trình kỹ thuật an toàn của ngành nghề.
C. Hiểu biết và làm tốt những vấn đề về nghiệp vụ khi thực hiện các công việc kiểm tra công tác lập kế hoạch bảo hộ lao động, tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động.
D. Cả 3 câu đều đúng.
-
Câu 13:
Công tác kiểm tra của cán bộ kỹ thuật cần chú ý kiểm tra vào các giờ trọng điểm nào sau đây:
A. Đầu tuần, cuối tuần, đầu giờ, cuối giờ
B. Trước ngày lễ, sau ngày lễ
C. Thời gian thực hiện kế hoạch nước rút
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 14:
Kỹ thuật an toàn là một hệ thống gồm có:
A. Các phương tiện kỹ thuật
B. Các thao tác làm việc
C. Nội quy, qui trình, quy phạm
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 15:
Phương tiện kỹ thuật bao gồm:
A. Máy móc, thiết bị, bộ phận, dụng cụ, chi tiết
B. Cách thức, trình tự làm việc
C. Nội quy, qui trình, quy phạm
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 16:
Chọn câu sai: Các thao tác làm việc bao gồm:
A. Cách thức, trình tự làm việc
B. Nội quy, qui trình, quy phạm
C. Máy móc, thiết bị
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 17:
Các bộ phận truyền động bao gồm là:
A. Trục máy, bánh răng, dây đai truyền
B. Ô tô, máy trục, tầu, gòong
C. Máy bay, tàu thủy
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 18:
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là:
A. Các bộ phận truyền động và chuyển động
B. Các nguồn nhiệt
C. Nguồn điện
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 19:
Sự nổ của các bình chịu áp suất cao là:
A. Nổ vật lý
B. Sự nổ của kim loại chảy lỏng
C. Nổ hóa chất
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 20:
Các biện pháp bảo đảm an tòan cho máy móc phải có:
A. Thiết bị che chắn
B. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
C. Tín hiệu, báo hiệu
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 21:
Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa bao gồm có:
A. Hệ thống có thể tự động phục hồi lại
B. Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay
C. Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 22:
Chọn câu sai: Cơ cấu điều khiển bảo đảm an toàn bao gồm:
A. Tín hiệu, báo hiệu
B. Điều khiển từ xa và tự động hóa
C. Khóa liên động
D. Phanh hãm
-
Câu 23:
Khoảng cách bảo đảm an toàn bao gồm:
A. Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động
B. Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển
C. Khoảng cách an toàn về điện, khoảng cách an toàn nổ mìn
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 24:
Tỷ lệ tai nạn điện giật theo lứa tuổi nhiều nhất là:
A. Dưới 20 tuổi
B. 21 ÷ 30 tuổi
C. 31 ÷ 40 tuổi
D. Trên 40 tuổi
-
Câu 25:
Điện áp tiếp xúc (điện áp chạm) của con người với điện trong khu vực ướt cho phép thường là:
A. Utxcp = 50V
B. Utxcp = 25V
C. Utxcp = 12V
D. Cả 3 câu a, b và c cùng đúng
-
Câu 26:
Dòng điện đi qua người và tỷ lệ phần trăm của dòng điện tổng đi qua tim theo đường nào là lớn nhất:
A. Từ tay qua tay
B. Từ tay trái qua chân
C. Từ tay phải qua chân
D. Từ chân sang chân
-
Câu 27:
Khi có người bị điện giật muốn tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ta có thể cắt được nguồn điện ta dùng các biện pháp nào sau đây:
A. Cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn nhân nhất như công tắc, cầu dao, áp-tô-mát...
B. Có thể dùng dao, búa, rìu v.v… có cán cách điện để chặt đứt dây dẫn điện
C. Cả câu a và b cùng đúng
D. Cả câu a và b cùng sai
-
Câu 28:
Cấp cứu nạn nhân bị điện giật ngay sau khi tách ra khỏi nguồn điện khi chưa mất tri giác ta cần phải làm các công việc nào sau đây:
A. Cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh
B. Cấp tốc đi mời y, bác sĩ ngay
C. Chuyển người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất
D. Cả a và b,c cùng đúng
-
Câu 29:
Quy tắc chung đảm bảo an toàn điện là các vấn đề nào sau đây:
A. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện.
B. Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất.
C. Nghiên chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ và bảo vệ khi làm việc.
D. Tất cả các câu đều đúng.
-
Câu 30:
Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn do điện gây ra là:
A. Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị.
B. Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
C. Sử dụng điện ấp thấp, máy biến áp cách ly.Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động.
D. Tất cả các câu đều đúng.