460 câu trắc nghiệm Tài chính công
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 460 câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công có đáp án, bao gồm kiến thức về ngân sách nhà nước; dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
A. Tổ chức huy động vốn trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
B. Ủy thác cho vay vốn đầu tư, nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cấp phát cho vay đầu tư
C. Đầu tư vào các dự án, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
D. Trợ cấp cho các hộ gia đình để giải quyết khó khăn về nhà ở
-
Câu 2:
Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
A. Nguyên tắc tập trung thống nhất
B. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh
C. Nguyên tắc kết hợp bắt buộc với tự nguyện
D. Nguyên tắc lấy số đông bù số ít
-
Câu 3:
Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách cho dự trữ quốc gia hàng năm?
A. Bộ Tài chính
B. Chính phủ
C. Quốc hội
D. Tổng cục dự trữ nhà nước
-
Câu 4:
Nguồn tài chính nào sau đây không phải là nguồn hình thành vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam?
A. Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp ban đầu theo quyết định của Thủ tướng
B. Kinh phí hàng năm của ngân sách nhà nước dành cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
C. Đóng góp bắt buộc của người dân
D. Nguồn thu nhập hợp pháp trong quá trình hoạt động của Quỹ
-
Câu 5:
Trong các phương án dưới đây về vai trò của Chính phủ trong hoạt động của Tín dụng nhà nước, phương án nào là đúng nhất?
A. Người đi vay
B. Vừa là người đi vay, vừa là người cho vay
C. Người cho vay
D. Người đi vay để cấp phát kinh phí
-
Câu 6:
Các Tổ chức kinh doanh hàng xuất khẩu các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa được vay vốn tín dụng xuất khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ không phải thực hiện quy định nào dưới đây?
A. Phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa xuất khẩu hình thành từ vốn vay tại các Công ty Bảo hiểm Việt Nam
B. Thực hiện đầy đủ các quy định khác của Nhà nước về xuất khẩu
C. Phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
D. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định
-
Câu 7:
Đối với bảo lãnh tín dụng đầu tư của tín dụng nhà nước, trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, theo quy định hiện hành ở nước ta, tổ chức nào dưới đây được Chính phủ ủy quyền thay mặt Chính phủ để trả nợ thay?
A. Ngân hàng chính sách xã hội
B. Ngân hàng Nhà nước
C. Ngân hàng phát triển Việt Nam
D. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
-
Câu 8:
Đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa tín dụng nhà nước với Tín dụng ngân hàng?
A. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và có hiệu quả
B. Phải trả tiền vay cả gốc và lãi đúng thời hạn
C. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
D. Phải có tài sản đảm bảo tiền vay
-
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phải là mục đích vay nợ của Chính phủ?
A. Sử dụng cho cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước
B. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
C. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước
D. Cơ cấu lại các khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh
-
Câu 10:
Theo pháp luật của nước ta hiện nay, cơ quan nào dưới đây được Chính phủ ủy quyền phát hành công cụ nợ để vay nợ cho ngân sách nhà nước?
A. Bộ Tài chính
B. Ngân hàng Nhà nước
C. Bộ Công thương
D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư