250 câu trắc nghiệm Kỹ thuật điện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm được chia sẻ dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Điện tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn Kỹ thuật điện. Để ôn tập hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một máy biến áp một pha lý tưởng công suất 20KVA; tỷ số biến áp 1200V/120V. Tính các dòng định mức sơ cấp và thứ cấp.
A. I1đm = 16,67A ; I2đm = 166,67A
B. I1đm = 166,7A ; I2đm = 16,67A
C. I1đm = 1,67A ; I2đm = 16,67A
D. I1đm = 16,67A ; I2đm = 1,67A
-
Câu 2:
Một máy biến áp một pha lý tưởng công suất 20KVA; tỷ số biến áp 1200V/120V. Cuộn thứ cấp mắc tải có hệ số công suất cosφ=0,8. Nếu tải đang tiêu thụ công suất là 12KW thì dòng sơ cấp và thứ cấp trong mạch là bao nhiêu.
A. I2 = 125A ; I1 = 12,5A
B. I2 = 12,5A ; I1 = 125A
C. I2 = 1,25A ; I1 = 125A
D. I2 = 125A ; I1 = 1,25A
-
Câu 3:
Chọn phát biểu sai. Khi ngắn mạch máy biến áp thì:
A. Dòng điện ngắn mạch In thường lớn gấp 1025 lần dòng điện định mức, gây nguy hiểm cho MBA đang vận hành và các phụ tải.
B. Khi ngắn mạch điện áp thứ cấp U2 = 0.
C. Điện áp ngắn mạch Un chính là điện áp rơi trên tổng trở dây quấn thứ cấp.
D. Dòng điện ngắn mạch In thường rất lớn nên điện áp ngắn mạch Un cũng sẽ rất lớn gây nguy hiểm cho thiết bị.
-
Câu 4:
Chọn phát biểu sai. Khi ngắn mạch máy biến áp thì:
A. Vì điện áp ngắn mạch nhỏ nên từ thông Φ nhỏ, do đó tổn hao sắt từ không đáng kể.
B. Công suất đo được trong thí nghiệm ngắn mạch Pn chính là công suất tổn hao trên điện trở dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
C. Dòng điện ngắn mạch In thường rất lớn nên tổn hao sắt từ sẽ rất lớn gây nóng quá mức lõi sắt.
D. Khi ngắn mạch điện áp thứ cấp U2 =0.
-
Câu 5:
Chọn phát biểu sai. Chế độ có tải là chế hoạt động của máy biến áp khi cuộn sơ cấp nối với lưới điện xoay chiều, cuộn thứ cấp nối với phụ tải và được đánh giá bằng hệ số tải kt, trong đó:
A. kt = 0 : tải định mức
B. kt = 1 : tải định mức
C. kt < 1 : chế độ non tải
D. kt > 1 : chế độ quá tải.
-
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng. Chế độ có tải là chế hoạt động của máy biến áp khi cuộn sơ cấp nối với lưới điện xoay chiều, cuộn thứ cấp nối với phụ tải và được đánh giá bằng hệ số tải kt, trong đó:
A. kt = 0 : tải định mức
B. kt >0 : chế độ quá tải
C. kt =1 : tải định mức
-
Câu 7:
Đồ thị phụ biểu diễn sự biến thiên của ΔU2% tỉ lệ bậc nhất với kt và phụ thuộc vào tính chất của các loại tải khi cosφt = const, chỉ ra trên hình vẽ. Trong đó:
A. Đường 1 ứng với tải R
B. Đường số 2 ứng với tải L
C. Đường số 3 ứng với tải C
D. Đường số 1 ứng với tải C
-
Câu 8:
Đường đặc tính ngoài của MBA biểu diễn mối quan hệ U2 = f(I2) khi U1 = U1đm và cosφ1 = const ứng với các loại tải khác nhau:
Trong đó:
A. Đường 1 ứng với tải có đặc tính dung kháng C
B. Đường số 2 ứng với tải có tính điện trở R
C. Đường số 3 ứng với tải có tính cảm kháng L
-
Câu 9:
Chọn phát biểu sai.
Khi máy biến áp làm việc có các loại tổn hao sau đây: Tổn hao điện ΔPđ và Tổn hao từ ΔPst.
A. Tổn hao điện là tổn hao trên điện trở dây quấn sơ cấp ΔPđ1 và thứ cấp ΔPđ1
B. Giá trị tổn hao điện phụ thuộc vào dòng tải
C. Tổn hao từ ΔPst. là tổn hao trong lõi thép do dòng điện xoáy và từ trễ sinh ra
D. Giá trị tổn hao từ thuộc vào dòng tải
-
Câu 10:
Chọn phát biểu sai.
Khi máy biến áp làm việc có các loại tổn hao sau đây: Tổn hao điện ΔPđ và Tổn hao từ ΔPst.
A. Tổn hao điện là tổn hao trên điện trở dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
B. Giá trị tổn hao điện không phụ thuộc vào dòng tải
C. Tổn hao từ là tổn hao trong lõi thép do dòng điện xoáy và từ trễ sinh ra.
D. Giá trị tổn hao từ không thuộc vào dòng tải
-
Câu 11:
Cho máy biến áp một pha, cuộn sơ cấp có 400 vòng, cuộn thứ cấp 800 vòng. Tiết diễn lõi thép 40cm2. Nếu cuộn sơ cấp đấu vào nguồn 600V, 60Hz thì từ cảm cực đại trong lõi thép và điện áp thứ cấp sẽ là bao nhiêu?
A. Bm = 1,41T; U2 = 1200V
B. Bm = 14,1T; U2 = 1200V
C. Bm = 1,41T; U2 = 120V
D. Bm = 1,41T; U2 = 2400V
-
Câu 12:
Cho máy biến áp một pha công suất 20kVA, tỷ số điện áp 1200/120V. Xác định các dòng định mức sơ cấp và thứ cấp:
A. I1đm = 16,7A; I2đm = 167A
B. I1đm = 167A; I2đm = 16,7A
C. I1đm = 16,7A; I2đm = 1670A
D. I1đm = 1,67A; I2đm = 167A
-
Câu 13:
Cho máy biến áp một pha công suất 20kVA, tỷ số điện áp 1200/120V. Nếu cuộn thứ cấp đang nối với một phụ tải có công suất 12kW, hệ số công suất của tải là 0,8 thì dòng sơ cấp và thứ cấp tương ứng sẽ là bao nhiêu?
A. I1 = 12,5A; I2 = 125A
B. I1 = 125A; I2 = 12,5A
C. I1 = 1,25A; I2 = 12,5A
D. I1 = 125A; I2 = 1250A
-
Câu 14:
Một động cơ không đồng bộ 12 cực, 50Hz sẽ quay với vận tốc bao nhiêu nếu hệ số trượt bằng 0,06.
A. n = 470vg/ph
B. n = 500vg/ph
C. n = 530vg/ph
D. n = 30vg/ph
-
Câu 15:
Động cơ không đồng bộ 12 cực có tốc độ quay n = 470 vg/ph khi làm việc trong lưới điện tần số 50Hz. Xác định hệ số trượt S.
A. S = 0,06
B. S = 0,02
C. S = 0,6
D. S = 1
-
Câu 16:
Động cơ không đồng bộ 24 cực làm việc trong lưới điện 50Hz. Hệ số trượt s = 0,06. xác định tốc độ của động cơ.
A. n = 250 vg/ph
B. n = 235 vg/ph
C. n = 265 vg/ph
D. n = 125 vg/ph
-
Câu 17:
Động cơ không đồng bộ có 8 cực, 60Hz sẽ quay với vận tốc bao nhiêu nếu hệ số trượt bằng 0,07.
A. n = 837vg/ph
B. n = 418,5vg/ph
C. n = 209,25vg/ph
D. n = 375vg/ph
-
Câu 18:
Chọn phát biểu SAI.
Trong máy điện không đồng bộ thì:
A. Tần số dòng điện rôtor lúc quay bằng tần số dòng điện stator nhân với độ trượt.
B. Sức điện động trong mạch rôtor lúc quay bằng sức điện động trong mạch rôtor đứng yên nhân với độ trượt.
C. Điện kháng pha mạch rôtor lúc quay bằng điện kháng pha mạch rôtor đứng yên nhân với độ trượt.
D. Điện áp pha mạch rotor lúc quay bằng điện áp pha mạch rotor đứng yên chia cho độ trượt.
-
Câu 19:
Đối với động cơ không đồng bộ 3 pha. Để mở máy mômen của động cơ phải đủ lớn để thắng mômen cản của phụ tải đặt lên trục động cơ (Mc) và mômen quán tính của các phần tử chuyển động quy về trục động cơ (J).
A. Trong quá trình mở máy dòng cấp cho động cơ khá lớn, thường bằng 5 - 7 lần dòng định mức.
B. Trong quá trình mở máy dòng chạy qua động cơ thường bị sụt giảm khá lớn, thường khoảng 5 - 7 lần dòng định mức.
C. Trong quá trình mở máy điện áp đặt lên động cơ phải đủ lớn, thường bằng 5 - 7 lần điện áp định mức.
D. Trong quá trình mở máy cần ổn định điện áp đặt vào động cơ để đảm bảo chế độ công tác của máy.
-
Câu 20:
Chọn phát biểu SAI:
A. Máy điện không đồng bộ là máy điện xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ có tốc độ quay của rotor n khác với tốc độ quay của từ trường n1.
B. Máy điện không đồng bộ chủ yếu được dùng làm động cơ để biến đổi năng lượng dòng điện xoay chiều thành cơ năng.
C. Hiện nay đa số các động cơ điện dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp,… đều là động cơ điện không đồng bộ vì nó có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, giá thành rẻ.
D. Máy điện không đồng bộ có tốc độ quay của rotor n luôn luôn lớn hơn tốc độ quay của từ trường n1.
-
Câu 21:
Chọn phát biểu SAI.
A. Máy điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, tức là có thể làm việc ở 2 chế độ: động cơ và máy phát.
B. Máy điện không đồng bộ không có tính thuận nghịch, tức là không thể làm việc ở 2 chế độ: động cơ và máy phát.
C. Tùy theo cấu tạo dây quấn phần quay, máy điện không đồng bộ chia ra làm hai loại: máy điện không đồng bộ rotor dây quấn và loại máy điện không đồng bộ rotor lồng sóc.
D. Máy điện không đồng bộ còn chia ra làm máy điện không đồng bộ có vành đổi chiều và không có vành đổi chiều.
-
Câu 22:
Chọn phát biểu SAI.
A. Máy điện không đồng bộ chia ra làm máy điện không đồng bộ có vành đổi chiều và không có vành đổi chiều.
B. Loại máy điện không có vành đổi chiều có ưu điểm là cấu tạo và vận hành đơn giản, rẻ tiền.
C. Loại máy điện không có vành đổi chiều có nhược điểm là khó điều chỉnh tốc độ, hệ số cosφ thấp.
D. Loại máy điện không có vành đổi chiều cấu tạo phức tạp, đắt tiền và hiệu suất thấp nên hạn chế sử dụng.
-
Câu 23:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Máy điện không đồng bộ chỉ có một loại 1 pha
B. Máy điện không đồng bộ chỉ có thể làm việc ở 2 pha
C. Máy điện không đồng bộ chỉ có thể làm việc ở điện 3 pha
D. Tùy thuộc vào công suất mà máy điện không đồng bộ có các loại: 1 pha, 2 pha và 3 pha
-
Câu 24:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Máy điện không đồng bộ chỉ có Startor mà không có Rotor
B. Máy điện không đồng bộ chỉ có Rotor mà không có Stator
C. Stator là phần tĩnh của máy điện bao gồm lõi thép, trục và dây quấn
D. Stator là phần tĩnh của máy điện bao gồm lõi thép, dây quấn và vỏ máy
-
Câu 25:
Chọn phát biểu ĐÚNG.
A. Máy điện không đồng bộ có thể chỉ có Startor mà không có Rotor
B. Máy điện không đồng bộ có thể chỉ có Rotor mà không có Stator
C. Rotor là phần quay của máy điện bao gồm các bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và vỏ máy
D. Rotor là phần quay của máy điện gồm lõi thép, trục và dây quấn