243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người
Bộ 243 câu trắc nghiệm Môi trường và con người (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung về nghiên cứu mối quan hệ và sự tiếp xúc qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên quanh ta nhằm mục tiêu giữ gìn cũng như bảo vệ môi trường sống trên trái đất của con người luôn xanh sạch đẹp ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nhiệt độ của tầng trung lưu giảm tối đa là bao nhiêu?
A. -50oC
B. -100oC
C. -150oC
D. -200oC
-
Câu 2:
Độ cao của tầng bình lưu là bao nhiêu?
A. 10 – 50 km
B. 15 – 35km
C. 20 – 50km
D. 10 – 35km
-
Câu 3:
Anh chị hãy cho biết phân loại chấi thải rắn dựa theo tiêu chí nào:
A. Nguồn phát sinh, vị trí phát sinh, tính chất hóa học, tính chất nguy hại
B. Đô thị và nông thôn
C. Nguồn phát sinh, tính chất hóa học, tính chất nguy hại
D. Chủ trương phân loại rác tại nguồn của thành phố
-
Câu 4:
Hoạt động nào của con người góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính:
A. Trồng rừng
B. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch
C. Sử dụng năng lượng tái tạo
D. Sử dụng khí sinh học
-
Câu 5:
Chất nào sau đây không thuộc hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs):
A. Các hợp chất của Dioxin
B. Các hợp chất của Furan
C. Eldrin (Hexadrin)
D. Barium
-
Câu 6:
Nồng độ ozone lớn nhất trong tầng bình lưu là
A. 1ppm
B. 3ppm
C. 5ppm
D. 7ppm
-
Câu 7:
Những hệ quả khi tầng ozone bị suy giảm:
A. Giảm lượng bức xạ cực tím đến Trái Đất
B. Tăng bệnh ung thư da, bệnh đục nhân mắt
C. Tăng sản lượng lương thực
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 8:
Vai trò quan trọng nhất của rừng là:
A. Bảo vệ đất
B. Cung cấp vật liệu
C. Điều hòa khí hậu
D. Bảo vệ đa dạng sinh học
-
Câu 9:
Các loại sơn được xếp vào nhóm chất thải nguy hại nào?
A. Chất gây độc
B. Những chất ăn mòn
C. Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
D. Các chất lỏng dễ gây cháy
-
Câu 10:
Các nội dung sau thuộc về học thuyết dân số nào:“Dân số tăng theo cấp số nhân; còn lương thực, thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. - Dân cư trên trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống của nó - Để hạn chế nhịp độ tăng dân số, các giải pháp sai lệch, ấu trĩ chưa được đưa ra gồm thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…..”
A. Học thuyết Malthus
B. Học thuyết quá độ dân số
C. Học thuyết Mac – Lênin về vấn đề dân số
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 11:
Hoạt động nào của con người làm suy thoái tài nguyên đất:
A. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
B. Triển khai mô hình Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
C. Áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
D. Ba câu A, B và C đều đúng
-
Câu 12:
Phương pháp xử lý chất thải rắn nào có thể áp dụng tại quy mô hộ gia đình?
A. Đốt, nhiệt phân, chôn lấp chất thải rắn
B. Chưng cất, thu hồi các dung môi có giá trị
C. Đốt, nhiệt phân, compost, biogas, khí hóa
D. Đốt, compost, biogas, chôn lấp
-
Câu 13:
Đất bao phủ về mặt Trái Đất với tỷ lệ diện tích là:
A. 49%
B. 39%
C. 29%
D. 19%
-
Câu 14:
Hệ sinh thái môi trường chưa hoàn chỉnh:
A. Hệ sinh thái trong lòng đại dương
B. Hệ sinh thái biển sâu
C. Hệ sinh thái thiếu sinh vật SX
D. Hệ sinh thái thiếu sinh vật phân hủy
-
Câu 15:
Yếu tố sinh thái là:
A. Những yếu tố cấu trúc nên môi trường xung quanh sinh vật như: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn….
B. Các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống sinh vật
C. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lên sinh vật
D. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lẫn nhau
-
Câu 16:
Vai trò của tầng ozone là:
A. Hấp thụ các tia tử ngoại
B. Hấp thụ các tia hồng ngoại
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 17:
Dạng tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên có thể phục hồi:
A. Tài nguyên nước ngọt
B. Tài nguyên sinh vật
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên đất phì nhiêu
-
Câu 18:
N2O có khả năng hấp thu bức xạ gấp bao nhiêu lần so với CO2?
A. 120 lần
B. 206 lần
C. 450 lần
D. 801 lần
-
Câu 19:
Các công cụ của EMS bao gồm:
A. Đánh giá tác động môi trường và đánh giá nội vi
B. Sản xuất sạch hơn, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán luồng vật liệu
C. Đánh giá rủi ro, ngăn ngừa tai nạn sự cố
D. Tất cả các công cụ trên
-
Câu 20:
Chất thải rắn có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường:
A. Làm ô nhiễm môi trường không khí
B. Làm ô nhiễm môi trường nước
C. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
D. Cả 3 câu trên đều đúng