1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Luận điểm “Ý thức xã hội là sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo tồn tại xã hội” thể hiện lập trường triết học nào dưới đây:
A. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử.
B. Chủ nghĩa Duy vật tầm thường.
C. Chủ nghĩa Duy tâm chủ quan.
D. Chủ nghĩa Duy tâm khách quan.
-
Câu 2:
Hãy đánh giá quan niệm của Tômát Hốp xơ về nhà nước cho rằng: nhà nước ra đời là do sự quy ước, thoả thuận giữa con người?
A. Không có gì tiến bộ, chỉ là quan điểm duy tâm tôn giáo
B. Có giá trị, vì đã phát triển quan điểm duy vật, về xã hội.
C. Có giá trị bác bỏ nguồn gốc thần thánh của nhà nước, đồng thời vẫn chứa đựng yếu tố duy tâm chủ nghĩa
-
Câu 3:
Khi giải quyết quan hệ giữa lý trí và lòng tin, ông quan niệm rằng niềm tin phải lấy lý trí làm cho cơ sở “hiểu để mà tin”, ông là ai?
A. Đơnxcốt
B. Pie Abơla
C. Rôgiê Bêcơn
D. Ôguytxtanh
-
Câu 4:
Điều kiện dân số- một yếu tố của tồn tại xã hội được xem xét trên các mặt nào?
A. Số lượng và chất lượng dân số
B. Mật độ phân bố, tốc độ tăng dân số
C. Đặc điểm dân số
D. Cả a và c
-
Câu 5:
Trong mối quan hệ giữa” lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” , yếu tố nào là nội dung, yếu tố nào là hình thức?
A. Lực lượng sản xuất là nội dung- quan hệ sản xuất là hình thức
B. Quan hệ sản xuất là nội dung- lực lượng sản xuất là hình thức
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là nội dung
D. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là hình thức
-
Câu 6:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện tượng: Hiện tượng là ........ của bản chất.
A. Cơ sở.
B. Nguyên nhân
C. Biểu hiện ra bên ngoài.
-
Câu 7:
Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử?
A. Quan hệ sản xuất đặc trưng
B. Chính trị tư tưởng
C. Lực lượng sản xuất
D. Phương thức sản xuất
-
Câu 8:
Khả năng là cái hiện thực…
A. Đã xảy ra.
B. Chưa.
C. Không bao giờ xảy ra.
D. Đang tồn tại.
-
Câu 9:
Có những sự vật, hiện tượng xảy ra…
A. Không có nguyên nhân nào.
B. Có nguyên nhân nhưng không thể nhận thức được.
C. Có nguyên nhân nhưng chưa nhận thức được.
D. Có nguyên nhân và luôn nhận thức được.
-
Câu 10:
Triết học ra đời sớm nhất ở đâu?
A. Ấn Độ, Châu Phi, Nga
B. Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc
-
Câu 11:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Nội dung trong các câu sau:
A. Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
B. Là tổng hợp các mặt, yếu tố, quan hệ, do người tạo nên sự vật, hiện tượng nào đó.
C. Là tổng số các mặt, yếu tố, quan hệ được sắp xếp tùy ý để tạo nên sự vật, hiện tượng nào đó.
D. Là tổng hợp các mặt có tính quy định tạo nên sự vật.
-
Câu 12:
Thời đại đồ đồng tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội:
A. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thuỷ
B. Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến
C. Hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ
D. Hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa
-
Câu 13:
Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm kết quả: "Kết quả là ...(1).. do ...(2).. lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra".
A. 1- mối liên hệ, 2- kết hợp
B. 1- sự tác động, 2- những biến đổi
C. 1- những biến đổi xuất hiện, 2- sự tác động.
-
Câu 14:
Các phạm trù số, hàm số, điểm, đường, mặt là phạm trù của khoa học nào?
A. Toán học.
B. Triết học.
C. Hoá học
D. Vật lý
-
Câu 15:
Bát chính đạo của Đạo Phật nằm trong phương án nào sau đây:
A. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.
B. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.
C. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính định, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.
D. Chính kiến, chính khẩu, chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.
-
Câu 16:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ở động vật bậc cao có thể đạt đến hình thức phản ánh nào?
A. Phản ánh ý thức.
B. Phản ánh tâm lý động vật.
C. Tính kích thích.
-
Câu 17:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Chỉ có cái cây cụ thể tồn tại, không có cái cây nói chung tồn tại, nên khái niệm cái cây là giả dối".
A. Phái Duy Thực
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Phái Duy Danh.
D. Phái nguỵ biện.
-
Câu 18:
Nguyên nhân và kết quả, cái nào có trước?
A. Nguyên nhân.
B. Kết quả.
C. Cả hai xuất hiện cùng lúc.
D. Không có đáp án nào đúng.
-
Câu 19:
Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai?
A. Trong mâu thuẫn biện chứng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau.
B. Sự vận động và phát triển của sự vật chỉ do một mình sự đấu tranh của các mặt đối lập quyết định.
C. Sự vận động và phát triển của sự vật là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quyết định.
-
Câu 20:
Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:
A. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.
B. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội tại cực kì sâu sắc
C. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.
D. Cả A, B, C
-
Câu 21:
Vai trò của yếu tố dân tộc trong cuộc đấu tranh giai cấp:
A. Dân tộc là địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp.
B. Đấu tranh dân tộc quyết định xu hướng của đấu tranh giai cấp.
C. Dân tộc là cơ sở, là nguồn tạo nên sức mạnh giai cấp.
D. Cả a và c.
-
Câu 22:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chững giữa hiện tượng và bản chất:
A. Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, thường làm sai lệch bản chất nên tốt nhất là nhận thức, hành động đi thẳng vào bản chất sẽ tránh được sai lầm
B. Phương pháp nhận thức đúng là đi từ hiện tượng đến bản chất, đi từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, không nhầm lẫn hiện tượng với bản chất
C. Nhận thức và hành động của con người không thể đạt tới bản chất của sự vật vì nó bị vô số hiện tượng bao bọc bên ngoài, trong đó lại có những hiện tượng làm sai lạc, xuyên tặc bản chất
D. Chỉ có bản chất mới là mối quan hệ khách quan, còn hiện tượng là mối quan hệ chủ quan do tác động tiêu cực của con người tạo ra làm sai lạc bản chất. Do đó, muốn nhận thức đúng bản chất, con người đi thẳng vào tìm hiểu và nắm lấy bản chất sẽ tránh được sai lầm c.
-
Câu 23:
Xác định câu trả lời đúng nhất về ý nghĩa của phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định:
A. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới hợp quy luật ra đời. Cái mới ra đời thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cần có thái độ tích cực ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ cái mới và kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời
B. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ ra đời. Cần có thái độ giúp đỡ, ủng hộ, bảo vệ cái mới. Vì khi nó ra đời thường gặp nhiều khó khăn
C. Phủ định của phủ định là làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời phù hợp với quy luật. Cần phải xây dựng thái độ ủng hộ, giúp đỡ, phê phán cái mới
D. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật. Cần có nhận thức đúng về vai trò tích cực, tiến bộ của cái mới
-
Câu 24:
Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?
A. Duy vật chất phác.
B. Duy vật siêu hình.
C. Duy vật biện chứng.
D. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.
-
Câu 25:
Theo quan điểm duy vật biện chứng nguyên nhân của nước sôi là gì?
A. Nhiệt độ của bếp lò
B. Các phân tử nước
C. Sự tác động giữa các phân tử nước với nhiệt độ của bếp lò
-
Câu 26:
Vận dụng quan điểm Duy vật biện chứng để tìm câu trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:
A. Do vật chất quyết định ý thức nên chỉ cần tăng lương cho người lao động là họ sẽ hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt.
B. Do vai trò tác động tích cực của ý thức nên chỉ cần thường xuyên giáo dục ý thức, tư tưởng cho người lao động là họ sẽ tự giác hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt.
C. Vì vật chất và ý thức có quan hệ biện chứng nên đối với người lao động phải vừa khuyến khích vật chất vừa giáo dục chính trị tư tưởng.
D. Vì chân lý là cụ thể nên phải tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng cụ thể mà tăng thêm khuyến khích vật chất hoặc tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng.
-
Câu 27:
Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Chủ nghĩa nhị nguyên triết học.
-
Câu 28:
Để có chủ nghĩa xã hội thì: “Phải phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn”. Luận điểm đó của Lênin được viết trong tác phẩm:
A. Sáng kiến vĩ đại
B. Nhà nước và cách mạng
C. Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết
D. Bút ký triết học
-
Câu 29:
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào?
A. Nguyên lý về sự phát triển.
B. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.
-
Câu 30:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy tâm trong các câu sau:
A. Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đầy đủ bất kỳ học thuyết chính trị nào.
B. Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đúng bất kỳ tư tưởng pháp quyền nào.
C. Mọi thuyết đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
D. Hoạt động của con người khác với động vật là có ý thức, vì thế ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ.