ADMICRO

700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
410 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

  • Câu 1:

    Chấm dứt hoạt động của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp:

     

    A. Hết thời hạn ghi trong giấy phép do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động


    B. Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép


    C. Do thương nhân tuyên bố chấm dứt hoạt động


    D. Do thương nhân vi phạm pháp luật, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên nhận công nghệ có các quyền cơ bản gì?


    A. êu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; các quyền khác theo qui đinh của pháp luật


    B. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết; được công an bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao


    C. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được Toà án bảo vệ quyền liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; được cải tiến công nghệ đó nhận và các quyền khác


    D. Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; yêu cầu Trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; cải tiến công nghệ đó nhận phù hợp điều kiện sử dụng


  • Câu 3:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm:


    A. Giá thành sản xuất sản phẩm , dịch vụ; CHi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


    B. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


    C. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa


    D. Giá mua hàng hóa; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng


  • Câu 4:

    Theo luật chuyển giao công nghệ, công nghệ cấm chuyển giao gồm:


    A. Công nghệ không đáp ứng các qui định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên môi trường


    B. Công nghệ không đáp ứng các qui định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên môi trường; công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước


    C. Công nghệ không đáp ứng các qui định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội


    D. Công nghệ không đáp ứng các qui định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường; công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Theo luật thương mại và Luật Hình sự, những hành vi sau đây của nhà kinh doanh có phải là tội phạm không?


    A. Buôn lậu, trốn thuế, đổ rác ra vỉa hè, quảng cáo dối trá. 


    B. Buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, quảng cáo dối trá. 


    C. Buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá. 


    D. Có ý làm trái, buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá. 


  • Câu 6:

    Các hành vi nào là bị cấm đối với DN:


    A. Sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ không theo đúng chất lượng và số lượng


    B. Không đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho khách hàng


    C. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung, hồ sơ đăng kí kinh doanh hoặc không kịp thời với những thay đổi của hồ sơ đăng kí kinh doanh


    D. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật qui định


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Đối tượng nào sau đây không có tư cách trở thành thành viên của công ty:


    A. Chi tiền để mua tài sản cho công ty


    B. Góp vốn để thành lập công ty


    C. Mua phần góp vốn của thành viên công ty


    D. Hưởng thừa kế từ người để lại di sản là thành viên công ty


  • Câu 8:

    Số lượng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:


    A. Tối thiểu là 2


    B. Không giới hạn


    C. Tối thiểu là 2,tối đa là 50


    D. Tất cả đều sai


  • Câu 9:

    Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, các nhân kinh doanh bị cấm sử dụng các loại chỉ dẫn nào?


    A. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    B. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    C. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


    D. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh


  • Câu 10:

    Những bất động sản nào thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại hiện hành?


    A. Đất ở, đất công trình gắn liền với đất để kinh doanh


    B. Đất, công trình và mọi tài sản trên đất để kinh doanh


    C. Đất để xây dựng nhà ở, công trình cho thuê


    D. Nhà ở dùng để kinh doanh như cho thuê, mua bán


  • Câu 11:

    Nội dung cơ bản của công pháp quốc tế:


    A. Chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, hình thức công nhận nhà nước, hiệp định quốc tế và tập quán quốc tế


    B. Chủ quyền quốc gia độc lập dân tộc, hình thức công nhận nhà nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, lãnh thổ quốc gia, luật quốc tế về biển….


    C. Chủ quyền quốc gia độc lập dân tộc, hình thức công nhận nhà nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, tập tục quốc tế, lãnh thổ quốc gia


    D. Chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, hình thức công nhận nhà nước, hiệp định quốc tế và tập quán quốc tế và các hình thức xử sự khác


  • Câu 12:

    Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm:


    A. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ  chức công ty, đến việc sử dụng vốn, chia lãi. 


    B. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty. 


    C. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao công nghệ. 


    D. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau, tranh chấp về phá sản doanh nghiệp. 


  • Câu 13:

    Luật nhân thân theo tư pháp quốc tế là:


    A. Qui tắc điều chỉnh năng lực pháp lý, năng lực hành vi, quyền nhân thân,… của cá nhân trong giao dịch quốc tế


    B. Năng lực pháp lý, năng lực hành vi của cá nhân được áp dụng theo pháp luật của một nước cụ thể để giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế


    C. Quy định về năng lực pháp lý, năng lực hành vi, quyền nhân thân, quyền tài sản của chủ thể trong quan hệ tư pháp quốc tế


  • Câu 14:

    Đặc điểm về mặt pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài:


    A. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọngtài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa vào ý chí của các bên


    B. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa trên hợp đồng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế


    C. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa trên hợp đồng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ


    D. Là dựa vào điều lệ, qui tắc tố tụng trọng tài được nhà nước công nhận, hoặc một quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không bị chi phối bởi pháp luật quốc gia, giải quyết tranh chấp phải dựa vào ý chí của các bên, dựa trên cơ sở hợp đồng đã đăng ký giữa các bên


  • Câu 15:

    Thế nào là Luật quốc tế?


    A. Bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do các quốc gia thoả thuận với nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật


    B. Bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do các quốc gia thoả thuận với nhau hoặc quốc gia với các vùng lãnh thổ, quốc gia với các tổ chức quốc tế về tất cả các lĩnh vực


    C. Là một hệ thống các nguyên tắc, các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế…về các vấn đề trong đời sống quốc tế


    D. Là một hệ thống các nguyên tắc, các qui phạm pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, giữa công dân, giữa tổ chức của các nước với nhau


  • Câu 16:

    Thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án được quy định như thế nào?


    A. Thời hiệu yêu cầu khởi kiện là: Một năm đối với tranh chấp cá nhân về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, 6 tháng đối với tranh chấp lao động cá nhân khác kể từ một trong những bên bất kỳ bị vi phạm. Thời hiệu khởi kiện tuỳ theo từng việc: 1 năm, 6 tháng, 3 tháng. 


    B. Thời hiệu khởi kiện là: 2 năm, 6 tháng, 9 tháng. Kể từ ngày hoà giải không thành.


    C. Thời hiệu khởi kiện 1 năm, 9 tháng, 1 tháng. 


    D. Thời hiệu khởi kiện 2 năm, 1 tháng, 6 tháng.


  • Câu 17:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bên giao công nghệ có các quyền cơ bản gì?


    A. Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng,các quyền khác theo pháp luật và hợp đồng


    B. Yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích liên quan; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được ưu tiên sử dụng sản phẩm của người nhận công nghệ; được bán lại công nghệ cho người khác và các quyền khác theo thỏa thuận


    C. Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng hợp đồng; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được sử dụng miễn phí sản phẩm của người nhận công nghệ; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao


    D. Yêu cầu công an bảo vệ công nghệ được chuyển giao; được bán lại công nghệ cho người khác; tự do cải tiến công nghệ được chuyển giao; được thanh toán đầy đủ theo hợp đồng; được sử dụng sản phẩm của người nhận công nghệ


  • Câu 18:

    Theo WTO, có mấy hình thức đầu tư công cộng nước ngoài:


    A. Ba hình thức: đa phương, khu vực, song phương


    B. Ba hình thức: đa phương, liên khu vực, song phương


    C. Ba hình thức: đa phương, khu vực, liên quốc gia


    D. Ba hình thức: đa phương, liên khu vực, liên quốc gia


  • Câu 19:

    Cách giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện như thế nào?


    A. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục hành chính


    B. Được thưc hiện theo quy định của pháp luật về khiếu kiện


    C. Được thực hiện theo quy định của bộ luật tố tục dân sự


    D. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo


  • Câu 20:

    Trình bày khái niệm hành vi thương mại theo pháp luật nước ta:


    A. Là hành vi của cá nhân có đăng ký kinh doanh cuả công ty thương mại trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. 


    B. Là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. 


    C. Là hành vi của thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan. 


    D. Là hành vi của cá nhân, pháp nhân có đăng ký hoạt động thương mại ở lãnh thổ Việt Nam, hoặc hoạt động thương mại ở nước ngoài.


  • Câu 21:

    Theo luật doanh nghiệp 2005 Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân:


    A. Công ty TNHH 1 thành viên


    B. Công ty hợp danh


    C. Công ty tư nhân


    D. Cả A, B, C đều đúng


  • Câu 22:

    Cá nhân thuộc quốc tịch Việt Nam có những điều kiện gì để hành nghề thương mại?


    A. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân dự đầy đủ, có chứng chỉ hành nghề thương mại


    B. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại thương mại


    C. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không tâm thần, không bị hạn chế về trí tuệ như nghiện ma tuý, có chứng chỉ hành nghề thương mại


    D. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không phải là công chức, viên chức Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề thương mại


  • Câu 23:

    Luật cạnh tranh hiện hành nước ta được áp dụng cho những cá nhân tổ chức nào?


    A. Doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam


    B. Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ trong mọi lĩnh vực


    C. Doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, sản xuất, thương mại


    D. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở VIệt Nam


  • Câu 24:

    Trong các nguồn của pháp luật Thương mại quốc tế, luật quốc gia có vai trò như thế nào? 


    A. Có vai trò là nguồn bổ sung, hỗ trợ cho điều ước quốc tế, khi quốc gia của các chủ thể tham gia


    B. Có vai trò quan trọng trong ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, và trong việc giải quyết tranh chấp thương mại


    C. Có vai trò chủ đạo trong ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, và trong việc giải quyết tranh chấp thương mại


    D. Khi không có điều ước quốc tế, hoặc có điều ước quốc tế, nhưng không qui định hoặc qui định không đầy đủ về nguyên tắc và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động thương mại


  • Câu 25:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân nước ngoài được hiểu là gì?


    A. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận


    B. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và được nước ngoài công nhận


    C. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài và được Việt Nam công nhận


    D. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật Việt Nam công nhận


  • Câu 26:

    Nếu có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định thì ai phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút?


    A. Thành viên hội đồng quản trị 


    B. Người phải đại diện theo pháp luật của công ty 


    C. Cả a và c đều sai


    D. Cả a và c đều đúng


  • Câu 27:

    Trong các nguồn của pháp luật thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế (incoterms) có giá trị:


    A. Tham khảo, ngoài các nguồn của pháp luật thương mại quốc tế khác như điều ước quốc tế, luật quốc gia


    B. Tuỳ ý, ngay cả khi các bên dẫn chiếu incoterms trong hợp đồng vẫn có thể thế m, bớt các điều kiện thương mại trong incoterms


    C. Bắt buộc đối với các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt khi họ đã thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán ngoại thương


    D. Đương nhiên đối với các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt khi họ đã thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán ngoại thương


  • Câu 28:

    Vốn điều lệ là gì?


    A. Số vốn tối thiểu theo qui định pháp luật để doanh nghiệp họat động kinh doanh


    B. Số vốn do các thành viên của doanh nghiệp góp vào


    C. Số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty


    D. B và C đúng


  • Câu 29:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật nước nào?


    A. Pháp luật Việt Nam


    B. Pháp luật nước ngoài


    C. Pháp luật nước ngoài mà thương nhân có quốc tịch


    D. Pháp luật quốc tế mà Việt Nam chấp nhận


  • Câu 30:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được hiểu là gì?


    A. Là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ để hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ


    B. Là nơi có dịch vụ tốt để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ


    C. Là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ


    D. Là nơi có dịch vụ tốt để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ


ZUNIA9
AANETWORK