300+ câu trắc nghiệm Kinh tế môi trường
Với hơn 300+ câu hỏi trắc nghiệm về Kinh tế môi trường được tracnghiem.net chia sẻ, hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế ôn thi đạt kết quả cao. Bộ đề tập trung vào các nội dung như: nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường theo 2 quan điểm kinh tế học, hướng dẫn thực hiện các phương pháp định giá phi thị trường để ước tính chi phí kinh tế của các thiệt hại môi trường hoặc các lợi ích kinh tế của các dự án/chính sách cải thiện chất lượng môi trường....Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nghiên cứu kinh tế học chính là….
A. Việc tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nguồn lực và nhu cầu thực tế của từng cá nhân với xã hội
B. Việc tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ của từng cá nhân với xã hội
C. Việc tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa lao động, tri thức, tài nguyên…
D. Việc tập trung phân tích, tìm hiểu các mối quan hệ trong xã hội
-
Câu 2:
Chọn phát biểu sai
A. Nghiên cứu kinh tế học quan tâm đến vấn đề lao động, tài nguyên
B. Nghiên cứu kinh tế học quan tâm đến vấn đề lao động, tri thức
C. Nghiên cứu kinh tế học quan tâm đến vấn đề khan hiếm
D. Nghiên cứu kinh tế học quan tâm đến vấn đề xã hội học
-
Câu 3:
Chọn pháp biểu sai - Việc lựa chọn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả là do…
A. Các nguồn nguồn lực này ngày càng cạn kiệt dần
B. Giới hạn của nguồn tài nguyên
C. Chúng ta muốn tận dụng triệt để tất cả những nguồn lực sẵn có để phục vụ cho lợi ích ngắn hạn hoặc dài hạn
D. Con người muốn tấn công vào các nguồn tài nguyên
-
Câu 4:
Nghiên cứu về lạm phát nằm trong đối tượng của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 5:
Nghiên cứu về thất nghiệp nằm trong đối tượng của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 6:
Nghiên cứu về các tế bào của nền kinh tế và các vấn đề kinh tế cụ thể thuộc về phạm trù của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 7:
Phân tích về cơ chế thị trường để thiết lập mối tương quan về giá cả tương đối giữa các hàng hóa - dịch vụ, sự phân phối nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau, giữa cung và cầu… là một trong những mục tiêu của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 8:
Phân tích lợi ích - chi phí (CBA) của hàng hóa thị trường là đối tượng của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 9:
Lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường thuộc…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 10:
“Tất cả sự vận động của nền kinh tế luôn theo một xu hướng ổn định và có thể tự bản thân nó cân bằng được mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ, nếu có sự can thiệp của chính phủ thì đó cũng chỉ là sự can thiệp tối thiểu và mang tính định hướng”, là phát biểu của…
A. Trường phái kinh tế học Keynes
B. Trường phái kinh tế học tân cổ điển
C. Trường phái kinh tế học cổ điển
D. Pareto
-
Câu 11:
“Chính sách của chính phủ có tác động tích cực đối với việc điều tiết và ổn định nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm hướng đến một kết quả tối ưu cho nền kinh tế”, là phát biểu của:
A. Trường phái kinh tế học Keynes
B. Trường phái kinh tế học tân cổ điển
C. Trường phái kinh tế học cổ điển
D. Pareto
-
Câu 12:
Việc mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế thuộc…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 13:
Phán xét xem nền kinh tế phải vận hành như thế nào hoặc phải có chính sách kinh tế gì để đạt được một mục tiêu nào đó thuộc…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 14:
Luật tiền lương tối thiểu gây ra thất nghiệp là nhận định của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 15:
Chính phủ cần tăng lương là nhận định của…
A. Kinh tế học vi mô
B. Kinh tế học vĩ mô
C. Kinh tế học thực chứng
D. Kinh tế học chuẩn tắc
-
Câu 16:
Chọn phát biểu sai
A. Trong mô hình tổng cung và tổng cầu thì trục tung biểu hiện về sự biến động về mức giá hàng hóa - dịch vụ
B. Trong mô hình tổng cung và tổng cầu thì trục hoành biểu hiện sự biến động về tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ
C. Mô hình tổng cung và tổng cầu phân tích mối quan hệ giữa giá cả và tổng cung, tổng cầu hàng hóa - dịch vụ
D. Mô hình tổng cung và tổng cầu tập trung vào việc giải quyết vấn đề cung cầu trong phạm vi một ngành nghề hay một doanh nghiệp
-
Câu 17:
Khi hàng hóa - dịch vụ cung cấp cho thị trường với lượng cầu lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hóa - dịch vụ sẽ…
A. Có khuynh hướng tăng
B. Có khuynh hướng giảm
C. Không đổi
D. Có cầu gây sức ép cung
-
Câu 18:
Điểm cân bằng của thị trường là điểm…
A. Nhà sản xuất nhận biết được nhu cầu thực tế của xã hội
B. Nhà sản xuất có thể cung ứng với số lượng nhiều hơn nhu cầu thức tế của người tiêu dùng
C. Nhà sản xuất có thể cung ứng với số lượng ít hơn nhu cầu thực tế của người tiêu dùng
D. Cung gây sức ép lên cầu
-
Câu 19:
Giá cả thị trường thường được xác định thông qua mối quan hệ giữa…
A. cung - cầu
B. cung
C. cầu
D. người tiêu dùng
-
Câu 20:
Chọn phát biểu sai
A. Mâu thuẫn cơ bản nhất của kinh tế học chính là mâu thuẫn giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu vô hạn
B. Quy luật cung - cầu giải quyết vấn đề phân bổ những nguồn lực
C. Cơ chế thị trường sẽ giải đáp vấn đề phân bổ những nguồn lực
D. Giá cả là tín hiệu để người mua và người bán tự điều chỉnh hành vi
-
Câu 21:
Để đạt đến điểm cân bằng của thị trường cần…
A. giá cân bằng
B. lượng cân bằng
C. không cần giá cả và lượng cân bằng
D. cả giá cả và lượng cân bằng
-
Câu 22:
Đường tổng cầu có hình dáng mô phỏng…
A. dốc xuống
B. dốc lên
C. vừa dốc lên, vừa xuống
D. nằm ngang
-
Câu 23:
Chọn phát biểu sai.
A. Đường tổng cầu cho chúng ta biết lượng hàng hóa - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội với một mức giá cho trước
B. Đường tổng cầu cho chúng ta biết lượng hàng hóa - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội với một mức sản lượng cho trước
C. Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì sự sụt giảm mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hóa - dịch vụ chuyển dịch theo chiều hướng tăng
D. Nếu các yếu tố khác không thay đổi thì sự tăng mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hóa - dịch vụ chuyển dịch theo chiều hướng giảm
-
Câu 24:
Đường tổng cầu thể hiện…
A. quan hệ thuận với giá cả
B. quan hệ nghịch với giá cả
C. không có mối quan hệ với giá cả
D. không có mối quan hệ với sản lượng
-
Câu 25:
Đường cầu không phụ thuộc vào…
A. hiệu ứng về chi tiêu
B. hiệu ứng thương mại
C. hiệu ứng lãi suất
D. hiệu ứng về lợi nhuận