350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế
Với hơn 350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
ĐLKT là một môn Khoa Học Xã Hội, KHKT có đối tượng nghiên cứu:
A. Các hệ thống dân cư-kinh tế-xã hội
B. Các lãnh thổ, các ngành sản xuất, dân cư-xã hội
C. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội trên lãnh thổ
D. Các hệ thống tự nhiên dân cư-kinh tế-xã hội trên lãnh thổ
-
Câu 2:
Khoa học địa lý kinh tế có mối quan hệ với:
A. Nhiều ngành khoa học khác
B. Các ngành khoa học địa lý
C. Trong hệ thống khoa học địa lý
D. Các ngành khoa học kinh tế
-
Câu 3:
Đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế là:
A. Chung với địa lý tự nhiên
B. Các hiện tượng kinh tế xã hội
C. Chung với khoa học kinh tế
D. Các hiện tượng phân bố sản xuất
-
Câu 4:
Sinh viên kinh tế cần học địa lý kinh tế để bổ sung kiến thức:
A. Quản lý các ngành kinh tế trên tầm vĩ mô
B. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội
C. Sử dụng và quản lý theo lãnh thổ
D. Quản lý sản xuất trên tầm vĩ mô
-
Câu 5:
Đặc điểm và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay:
A. Mỗi nước độc lập có xu hướng phát triển riêng
B. Có sự liên kết trong một số mặt
C. Xu hướng thống nhất, phát triển đa dạng, không đều, mâu thuẫn
D. Có xu hướng hội nhập, thống nhất theo xu thế chính trị
-
Câu 6:
Nguyên nhân nào là chủ yếu của xu thế nền kinh tế thống nhất:
A. Các quốc gia cùng tồn tại trên trái đất, nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng, các nước trở thành những mắt xích của nền kinh tế thế giới
B. Do sản xuất phát triển nhanh dẫn đến thiếu nguyên nhiên liệu, thiếu kỹ thuật
C. Do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, ưu chuộng hàng ngoại, ưu sự đa dạng
D. Một số nước có nhu cầu sx và tiêu dùng giống nhau nên liên kết. Xây dựng thị trường chung, liên kết sản xuất
-
Câu 7:
Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến phát triển kinh tế không đều giữa các nước:
A. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội khác nhau
B. Là các nước thuộc địa cũ, kỹ thuật kém phát triển
C. Do quá trình phát triển trong lịch sử
D. Do nông dân, tài nguyên tự nhiên thiếu hụt
-
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu của các mâu thuẫn:
A. Phát triển không đều
B. Những vấn đề tồn tại trong qúa trình lịch sử, quyền lợi dân tộc bị chèn ép
C. Va chạm quyền lợi dân tộc, bị nước ngoài can thiệp
D. Những vấn đề do chủ nghĩa thực dân cũ để lại
-
Câu 9:
Lợi thế nào quan trọng nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới:
A. Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên giàu có
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Nằm trong khu vực đông nam á
D. Đường lối đổi mới, với chính sách mở cửa
-
Câu 10:
Hạn chế và tồn tại lớn nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập là:
A. Trình độ lạc hậu về khoa học, kỹ thuật, quản lý
B. Còn chịu những hậu quả to lớn dai dẳng của chiến tranh
C. Những hạn chế của cơ chế thị trường
D. Mức sống thấp, nhiều tệ nạn xã hội
-
Câu 11:
Ảnh hưởng của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại đối với đặc điểm nền kinh tế thế giới:
A. Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn các đặc điểm của nền kinh tế thế giới
B. Hình thành các ngành sản xuất mới ở các nước đang phát triển
C. Tạo ra sự chênh lệch lớn của nền kinh tế
D. Hình thành sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước phát triển đối với các nước khác
-
Câu 12:
Đặc điểm và xu hướng nào quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới:
A. Đa dạng
B. Mâu thuẫn
C. Thống nhất
D. Không đều
-
Câu 13:
Các mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay được biểu hiện ở:
A. Sự phân công lao động quốc tế
B. Chính sách đóng cửa của một số quốc gia
C. Chính sách bao vây cấm vận của một số quốc gia
D. Nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển
-
Câu 14:
Môi trường địa lý được hiểu là môi trường tự nhiên có vai trò:
A. Tác động đến hoạt động sản xuất của con người
B. Bao quanh con người, chịu sự tác động của sản xuất – xã hội
C. Tác động lên hoạt động xã hội của con người
D. Bao quanh con người và tác động vào sản xuất xã hội
-
Câu 15:
Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài có:
A. Ảnh hưởng đến diễn biến và phát triển của một vật thể, một sự kiện
B. Chịu sự tác động của sản xuất và con người
C. Tác động đến toàn thể loài người
D. Tác động đến toàn bộ trái đất
-
Câu 16:
Môi trường tự nhiên bao gồm:
A. Các yếu tố tự nhiên tác động đến con người
B. Các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
C. Những yếu tố tự nhiên con người sử dụng vào sản xuất
D. Cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất
-
Câu 17:
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhằm tạo mối qhệ mật thiết với nhau:
A. Tác động vào đời sống kinh tế – xã hội
B. Bao quanh con người, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người, thiên nhiên
C. Là cơ sở vật chất của sản xuất xã hội
D. Ảnh hưởng đến sự tồn tại của thiên nhiên
-
Câu 18:
Thành phần nào của môi trường đa dạng nhất về chủng loại:
A. Thạch quyển
B. Khí quyển
C. Thuỷ quyển
D. Sinh quyển
-
Câu 19:
Đặc trưng tự điều chỉnh, tự tổ chức của môi trường làm cho:
A. Vật chất tự nhiên, ko bị tuyệt chủng
B. Tài nguyên cần phải được khai thác triệt để
C. Mất khả năng cân bằng sinh thái
D. Con người khai thác và tái tạo vật chất tự nhiên
-
Câu 20:
Đặc trưng nào của môi trường giúp con người thực hiện gìn giữ môi trường bền vững:
A. Linh động, cùng với cân bằng động
B. Tính mở, với sự trao đổi các dòng vật chất thông tin
C. Khả năng: tự tổ chức, tự điều chỉnh
D. Cấu trúc phức tạp, đa dạng
-
Câu 21:
Trường hợp nào môi trường tốt nhất khi tổng chất thải:
A. Bằng tổng chất thải sản xuất + tổng chất thải sinh hoạt
B. Nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường
C. Lớn hơn khả năng hấp thụ của môi trường
D. Bằng khả năng hấp thụ của môi trường
-
Câu 22:
Điều kiện tự nhiên là:
A. Nguồn vật chất của trái đất
B. Lực lượng của trái đất tác động vào sản xuất
C. Vật chất mà con người có thể tạo ra để sử dụng và thay đổi nó
-
Câu 23:
Trong khai thác tự nhiên, những tác động tiêu cực của con người đã làm cho:
A. Thiên nhiên bị biến đổi nhanh chóng
B. Cân bằng tự nhiên bị phá huỷ, dẫn đến khủng hoảng sinh thái
C. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, mất khả năng phục hồi
D. Các điều kiện tự nhiên bị biến đổi sâu sắc theo chiều hướng ngày càng xấu đi
-
Câu 24:
Trong các nước phát triển sự suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên mức độ ngày càng lớn là do:
A. quá trình công nghiệp hoá và hoạt động sản xuất
B. Quá trình phát triển của các ngành kinh tế
C. Sự phát triển kinh tế quá nhanh và mục đích lợi nhuận
D. Nhu cầu nguyên nhiên liệu ngày càng tăng của công nghiệp
-
Câu 25:
Tài nguyên thiên nhiên là:
A. Những vật thể tự nhiên, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất – xã hội của con người
B. Yếu tố tự nhiên có quan hệ trực tiếp đến hoạt động kinh tế mà con người không làm thay đổi nó
C. Vật thể tự nhiên, con người khai thác, sử dụng và làm thay đổi nó trong quá trình sản xuất
D. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng gián tiếp vào hoạt động kinh tế – xã hội của con người