150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh
Với hơn 150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Lĩnh vực so sánh học thuật ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển nở rộ kể từ thời điểm nào?
A. Sau năm 1983
B. Sau năm 1984
C. Sau năm 1985
D. Sau năm 1986
-
Câu 2:
Để trở thành sinh viên luật ở Nhật Bản, các thí sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ phải làm gì?
A. Nộp hồ sơ để xét tuyển
B. Nộp hồ sơ để thi tuyển
C. Kiểm tra chọn lọc
D. Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển
-
Câu 3:
Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Toàn bộ nội dung kinh Koran được tập hợp lại đầy đủ sau khoảng thời gian bao lâu sau khi Mohammed qua đời?
A. 5 năm
B. 10 năm
C. 15 năm
D. 20 năm
-
Câu 5:
Mọi sự vật hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau. Khẳng định này có đúng không?
A. Đúng
B. Sai
C. Đúng khi chúng có điểm chung
D. Chỉ đúng khi chúng có những điểm chung nhất định
-
Câu 6:
Luật Hồi giáo bao gồm?
A. Lý luận pháp luật hoàn chỉnh
B. Toàn bộ các nguyên tắc thánh truyền
C. Không thừa nhận tiền lệ pháp
D. Không có bình đẳng trước pháp luật
-
Câu 7:
Đối tượng nghiên cứu của các Luật so sánh là gì?
A. Các quy phạm
B. Các chế định
C. Các ngành luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau
D. Cả ba đối tượng trên
-
Câu 8:
Có bao nhiêu Bang ở Đức thành lập tòa án Hiến pháp bang cho riêng mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiến pháp của Bang đó?
A. Chỉ có 12/16 bang thành lập
B. Chỉ có 13/16 bang thành lập
C. Chỉ có 14/16 bang thành lập
D. Chỉ có 15/16 bang thành lập
-
Câu 9:
Tham khảo và tiếp thu pháp luật nước ngoài trong mọi trường hợp đều có hiệu quả.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Nguyên nhân mở rộng của dòng họ Civil law và Common law có điểm chung nhất định là gì?
A. Quá trình thuộc địa hóa
B. Cải cách hệ thống toà án
C. Xích lại gần Civil Law nhưng không hoà đồng
D. Pháp điển hoá pháp luật
-
Câu 11:
Trước năm 1945, Luật so sánh ở Việt Nam chủ yếu tồn tại lĩnh vực so sánh gì?
A. So sánh tư duy pháp lý
B. So sánh lập pháp
C. So sánh thủ tục pháp lý
D. So sáng quan điểm tư pháp
-
Câu 12:
Luật so sánh là một ngành khoa học pháp lý độc lập.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Một trong hai điều kiện tiên quyết để một quốc gia có thể thực hiện hoạt động pháp điển hóa thành công là gì?
A. Quốc gia đó phải có kỹ thuật lập pháp
B. Quốc gia đó phải am hiểu về pháp luật quốc tế
C. Quốc gia đó phải có chủ quyền
D. Phải nghiên cứu tư duy pháp lý
-
Câu 14:
Hiến pháp hiện hành năm 1946 của Nhật Bản có nhiều nột dung tương tự như Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản năm 1889 không?
A. Rất nhiều nội dung kế thừa từ Hiến pháp Anh
B. Rất nhiều nội dung kế thừa từ Hiến pháp Pháp
C. Rất nhiều nội dung kế thừa từ Hiến pháp Mỹ
D. Rất nhiều nội dung kế thừa từ Hiến pháp Trung Quốc
-
Câu 15:
Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp đặc thù.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
So với ở Anh thì quyền lực tư pháp ở Mĩ kém tập trung hơn?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Sự tồn tại mang tính nước đôi giữa Comman law và equity law:
A. Common law là luật hoàng gia
B. Common law áp dụng chung cho các vùng lãnh thổ của Anh
C. Equity law mang tính bổ sung cho tính cứng nhắc của comman law
D. Common law là luật hoàng gia áp dụng chung cho các vùng lãnh thổ của Anh, equity law mang tính bổ sung cho tính cứng nhắc của comman law
-
Câu 18:
Common law là luật không do cơ quan lập pháp làm ra mà được hình thành từ:
A. Phong tục dân tộc
B. Tập quán pháp
C. Án lệ
D. Án lệ và cả tập quán pháp
-
Câu 19:
Nguyên tắc tính thế tục trong đời sống pháp luật?
A. Thiết lập ranh giới giữa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo
B. Thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo
C. Cho phép phi pháp lý hóa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo
D. Thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo và cho phép phi pháp lý hóa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo
-
Câu 20:
Phương pháp so sánh chức năng là phương pháp hiệu quả nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Cấu trúc pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ Common law không hề có sự phân chia thành luật công và luật tư?
A. Phân chia rõ ràng
B. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Mỹ
C. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Trung Quốc
D. Gần như không có sự phân chia, trừ hệ thống pháp luật Anh
-
Câu 22:
Có bao nhiêu yếu tố là cơ sở để lý giải sự tương đồng hay khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Rất nhiều
-
Câu 23:
Có phải toàn bộ quy định của Kinh Koran đều mang dáng dấp của các quy phạm pháp luật?
A. Chỉ có 2% kinh Koran
B. Chỉ có 3% kinh Koran
C. Chỉ có 4% kinh Koran
D. Chỉ có 5% kinh Koran
-
Câu 24:
Trong một tập quán pháp, yếu tố chủ quan chính là?
A. Quyết định tạo thành quy phạm pháp luật của tòa án
B. Quyết định tạo thành tiền lệ của tòa án
C. Quyết định tạo thành án lệ của tòa án
D. Quyết định tạo thành sự bình đẳng của tòa án
-
Câu 25:
Theo quan điểm của các tín đồ Hồi giáo trung thành, các văn bản do nhà nước ban hành có ý nghĩa như thế nào đối với luật Hồi giáo?
A. Gải thích các nguồn luật cơ bản
B. Ghi chép lối sống, cách hành xử của Mohammed
C. Hạn chế quyền lực nhà nước
D. Vừa bổ sung, vừa làm sáng tỏ luật Hồi giáo