1150 câu hỏi trắc nghiệm Bệnh lý học
Với hơn 1150 câu trắc nghiệm Bệnh lý học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giun đũa ký sinh ở:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Ruột non
D. Ruột già
-
Câu 2:
Giun đũa gây triệu chứng:
A. Chán ăn, tiêu chảy, đau bụng vùng hạ vị
B. Buồn nôn, nôn, ăn chậm tiêu, đau bụng quanh rốn
C. Táo bón, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị
D. Tiêu chảy xem kẽ táo bón, đau vùng hạ sườn phải.
-
Câu 3:
Triệu chứng nào dưới đây là biểu hiện của giun đũa?
A. Ăn chậm tiêu
B. Đau bụng lâm râm quanh rốn
C. Có thể đi cầu ra giun
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Điều trị giun đũa bằng Mebendazol (Vermox) với liều như sau:
A. 50 mg x 1 lần/ngày x 1 ngày
B. 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
C. 200 mg x 4 lần/ngày x 6 ngày
D. 400 mg x 8 lần/ngày x 12 ngày
-
Câu 5:
Điều trị giun đũa bằng Piperazin với liều như sau:
A. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với người lớn
B. 0,2 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với người lớn
C. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều đối với trẻ em
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Điều trị giun đũa ở người lớn bằng Piperazin với liều như sau:
A. 1 gram/ngày x 1 ngày/liều
B. 2 gram/ngày x 2 ngày/liều
C. 3 gram/ngày x 3 ngày/liều
D. 4 gram/ngày x 4 ngày/liều
-
Câu 7:
Điều trị giun đũa ở trẻ em bằng Piperazin với liều như sau:
A. 0,1 gram/tuổi/ngày x 2 ngày/liều
B. 0,2 gram/tuổi/ngày x 3 ngày/liều
C. 0,3 gram/tuổi/ngày x 4 ngày/liều
D. 0,4 gram/tuổi/ngày x 5 ngày/liều
-
Câu 8:
Bệnh giun móc ký sinh ở:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Ruột non
D. Ruột già
-
Câu 9:
Biểu hiện của Giun móc?
A. Tiết nội độc tố và ngoại độc tố, chất ức chế cơ, thần kinh
B. Hút máu đồng thời tiết ra chất chống đông máu, chất ức chế cơ quan tạo máu
C. Tiết độc tố đồng thời tiết ra chất gây táo bón, chất ức chế hô hấp
D. Hút chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra chất gây tiêu chảy, chất ức chế hệ thần kinh
-
Câu 10:
Mebendazol điều trị giun móc với liều sau:
A. Viên 50 mg x 1 lần/ngày x 1 ngày
B. Viên 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày
C. Viên 200 mg x 4 lần/ngày x 6 ngày
D. Viên 400 mg x 6 lần/ngày x 9 ngày
-
Câu 11:
Thấp tim là một dạng của bệnh:
A. Viêm cột sống
B. Thấp khớp cấp
C. Viêm đa khớp
D. Dính khớp
-
Câu 12:
Tác nhân gây bệnh thấp tim:
A. Liên cầu
B. Tụ cầu
C. Phế cầu
D. Song cầu
-
Câu 13:
Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau khi bị:
A. Viêm tai giữa
B. Viêm kết mạc
C. Viêm xoang
D. Viêm mũi họng
-
Câu 14:
Tetrachloetylen điều trị giun móc:
A. Tetrachloetylen 1 ml, cứ 5 phút uống 0,25 ml
B. Tetrachloetylen 2 ml. cứ 10 phút uống 0,5 ml
C. Tetrachloetylen 3 ml, cứ 15 phút uống 1 ml
D. Tetrachloetylen 4 ml, cứ 20 phút uống 1,5 ml
-
Câu 15:
Tác nhân gây bệnh thấp tim biểu hiện nào dưới đây:
A. Siêu vi trùng
B. Ký sinh trùng
C. Vi trùng
D. Nấm
-
Câu 16:
Tác nhân gây bệnh thấp tim trong nhóm nào:
A. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A
B. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm B
C. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm C
D. Liên cầu khuẩn tán huyết nhóm D
-
Câu 17:
Giun kim ký sinh ở:
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tá tràng
D. Ruột non
-
Câu 18:
Ruột thừa là một đoạn ruột:
A. Dài 2 – 3 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
B. Dài 3 – 4 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
C. Dài 4 – 5 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
D. Dài 5 – 6 cm, nằm ở góc hồi manh tràng
-
Câu 19:
Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau viêm mũi họng:
A. ½ – 1 tuần
B. 1 – 2 tuần
C. 2 – 4 tuần
D. 4 – 8 tuần
-
Câu 20:
Đặc điểm của Ruột thừa:
A. Nằm ở góc hồi manh tràng
B. Nằm ở góc đại tràng sigma
C. Nằm ở góc đại tràng Phải
D. Nằm ở góc đại tràng Trái
-
Câu 21:
Thấp tim và thấp khớp cấp thường xảy ra sau viêm mũi họng vào khoảng thời gian:
A. 1 – 2 giờ
B. 1 – 2 ngày
C. 1 – 2 tuần
D. 1 – 2 tháng
-
Câu 22:
Biểu hiện của Viêm ruột thừa:
A. Là một cấp cứu hiếm nhất gặp trong các bệnh ngoại khoa
B. Là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh ngoại khoa
C. Là một cấp cứu hiếm nhất gặp trong các bệnh nội khoa
D. Là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh nội khoa
-
Câu 23:
Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa lúc đầu:
A. Đau bụng vùng thượng vị
B. Đau bụng vùng hạ vị
C. Đau bụng vùng hố chậu phải
D. Đau bụng vùng hố chậu trái
-
Câu 24:
Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa lúc sau:
A. Đau bụng vùng thượng vị
B. Đau bụng vùng hạ vị
C. Đau bụng vùng hố chậu phải
D. Đau bụng vùng hố chậu trái
-
Câu 25:
Bệnh nhân thấp tim có tình trạng sốt:
A. 37,5 - 38o C
B. 38 - 39o C
C. 39 - 40o C
D. 40 - 41o C
-
Câu 26:
Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa:
A. Lúc đầu đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan xuống vùng hạ vị
B. Lúc đầu đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan xuống vùng trung vị
C. Lúc đầu đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan xuống hố chậu phải
D. Lúc đầu đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan xuống hố chậu trái
-
Câu 27:
Bệnh nhân thấp tim có hội chứng:
A. Hội chứng viêm cơ tim và hội chứng viêm khớp
B. Hội chứng nhiễm trùng và hội chứng viêm khớp
C. Hội chứng viêm cơ tim và hội chứng nhiễm trùng
D. Hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não
-
Câu 28:
Bệnh nhân thấp tim có hội chứng nào dưới đây:
A. Hội chứng nhiễm trùng
B. Hội chứng viêm khớp
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đếu ai
-
Câu 29:
Hội chứng nhiễm trùng có đặc điểm :
A. Sốt cao, mạch nhanh
B. Môi khô, lưỡi dơ, trắng bẩn
C. Thiểu niệu, bạch cầu tăng cao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa:
A. Lúc đầu đau bụng vùng hạ vị, sau đó lan xuống hố chậu phải
B. Lúc đầu đau bụng vùng trung vị, sau đó lan xuống hố chậu phải
C. Lúc đầu đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan xuống hố chậu phải
D. Lúc đầu đau bụng vùng quanh rốn vị, sau đó lan xuống hố chậu phải
-
Câu 31:
Hội chứng viêm khớp trong bệnh thấp khớp cấp có đặc điểm:
A. Bị các khớp lớn: khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân
B. Bị các khớp nhỏ: khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp ngón chân
C. Bị cả ở khớp lớn lẫn khớp nhỏ
D. Bị khớp cột sống
-
Câu 32:
Trong viêm ruột thừa, bệnh nhân thường sốt:
A. 37 – 38oC
B. 38 – 39oC
C. 39 – 40oC
D. 40 – 41oC
-
Câu 33:
Các khớp lớn bị viêm trong bệnh thấp tim:
A. Khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân
B. Khớp cột sống, khớp liên đốt bàn ngón tay, bàn ngón chân
C. Khớp bàn tay, khớp ngón tay, khớp ngón chân
D. Khớp vai, khớp cột sống thắt lưng, khớp đốt sống cổ
-
Câu 34:
Khi ấn vào điểm Mac Burney ở bệnh nhân viêm ruột thừa:
A. Bệnh nhân sẽ đau chói
B. Bệnh nhân sẽ buồn nôn, nôn
C. Bệnh nhân sẽ muốn tiểu
D. Bệnh nhân sẽ đau âm ỉ
-
Câu 35:
Biểu hiện của viêm khớp trong bệnh thấp tim:
A. Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động
B. Di chuyển hết khớp này đến khớp khác
C. Không hóa mủ, không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 36:
Tiển triển và biến chứng của viêm ruột thừa:
A. Tạo đám quánh ruột thừa
B. Abces ruột thừa
C. Viêm phúc mạc do thủng ruột thừa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Viêm gan do virus gây:
A. Tổn thương đường mật gan
B. Tổn thương nhu mô gan
C. Tổn thương mạch máu gan
D. Tổn thương tĩnh mạch cửa – chủ
-
Câu 38:
Đặc điểm của khớp bị viêm trong bệnh thấp khớp cấp:
A. Có tính di chuyển từ khớp này đến khớp khác
B. Hóa mủ
C. Không có tính di chuyển từ khớp này đến khớp khác
D. Để lại di chứng teo cơ, cứng khớp
-
Câu 39:
Ở Việt Nam, viêm gan do virus có:
A. 2 loại virus A và B
B. 2 loại virus B và C
C. 2 loại virus C và D
D. 2 loại virus D và E
-
Câu 40:
Viêm gan do virus A lây theo đường:
A. Tiệt niệu
B. Hô hấp
C. Máu, sinh dục
D. Tiêu hóa