1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
: Huyệt nào sau đây dùng để cứu trong Viêm khớp dạng thấp thể Hàn tý. Ngoại trừ:
A. Quan nguyên
B. Khí hải
C. Túc tam lý. ( Tam âm giao)
D. Tình minh
-
Câu 2:
Xây dựng chính sách cán bộ toàn diện về đường lối kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại gồm:
A. Có chính sách đãi ngộ
B. Động viên cán bộ tham gia công tác y học cổ truyền
C. Đẩy mạnh công tác thừa kế
D. Giải thích cho cán bộ hiểu về công tác y học cổ truyền
-
Câu 3:
Trong giai đoạn đầu, chứng Vị quản thống thường biểu hiện:
A. Khí uất (trệ)
B. Hỏa uất
C. Huyết ứ
D. Tất cả đúng
-
Câu 4:
Bộ phận dùng của Đại kích:
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Hoa
-
Câu 5:
Sốt cao kéo dài làm cho tân dịch bị hao tổn, có thể dùng quy luật nào của học thuyết âm dương dưới đây để giải thích:
A. Âm dương đối lập, chế ước
B. Âm dương hỗ căn
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương cân bằng
-
Câu 6:
Phủ có chức năng gì?
A. Chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch
B. Thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 7:
Tác dụng chủ yếu của nhóm thuốc hóa thấp:
A. Trị kém ăn, người mệt mỏi
B. Bụng trướng đầy, nôn ói ra rất chua, nhiều đờm rãi
C. Tiêu chảy do thấp phạm trung tiêu gây trở ngại cho sự vận hóa của tỳ
D. Tất cả đúng
-
Câu 8:
Dựa vào số thốn hiện nay từ mấu chuyển lớn đến ngay khớp gối là bao nhiêu thốn:
A. 9
B. 12,5
C. 19
D. 16
-
Câu 9:
Trong Tứ chẩn. Nếu rêu lưỡi vàng bẩn là bệnh thuộc:
A. Nhiệt tà
B. Hàn tà
C. Phong thấp
D. Nhiệt độc
-
Câu 10:
Trong thời kỳ dựng nước, phương pháp chữa bệnh chủ yếu bằng:
A. Phương pháp truyền miệng
B. Viết sách
C. Vừa truyền miệng vừa viết sách
D. Đào tạo lương y
-
Câu 11:
Về sau do khí suy huyết kém chứng Vị quản thống sẽ diễn tiến theo thể:
A. Tỳ Vị hư hàn
B. Tỳ Vị hư nhiệt
C. Tỳ dương hư
D. Thận dương hư
-
Câu 12:
Huyệt Nhũ căn có tác dụng nào sau đây?
A. Trị thiếu sữa, viêm tuyến vú
B. Trị viêm màng ngực, viêm gan
C. Trị bệnh về kinh nguyệt, vô sinh
D. Trị đau dạ dày, ợ chua
-
Câu 13:
Thuốc tiêu hóa khi dùng nếu có khí trệ thì nên phối hợp với thuốc gì?
A. Tả hạ
B. Bổ khí kiện tỳ
C. Lý khí
D. Tất cả đúng
-
Câu 14:
Trong đau dây thần kinh tọa, nếu đau dữ dội như kim châm và dao cắt ở một điểm thường do nguyên nhân:
A. Phong hàn thấp
B. Phong thấp nhiệt
C. Ứ huyết
D. Phong thấp
-
Câu 15:
Ở điểm giữa đầu trong hai cung lông mày là huyệt:
A. Toán trúc
B. Ấn đường
C. Dương bạch
D. Tình minh
-
Câu 16:
Không nên cạo gió trường hợp nào sau. Ngoại trừ:
A. Cho trẻ em, phụ nữ có thai
B. Người mắc bệnh tim mạch
C. Da liễu, cao huyết áp
D. Cảm mạo
-
Câu 17:
Khí huyết trong các đường kinh thay đổi trong ngày. Từ 3 giờ đến 5 giờ: ( Bắt đầu – KT 1-3h Can: Phế- Đại Trường- Vị- Tỳ- Tâm- Tiểu Trường- Bàng QuangThận- Tâm bào- Tam tiêu- Đởm- Can) :
A. Giờ dần (giờ của Phế)
B. Giờ mão (giờ của Đại trường)
C. Giờ thìn (giờ của Vị)
D. Giờ tỵ (giờ của Tỳ)
-
Câu 18:
Kinh túc thái dương Bàng quang. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong. Chọn câu sai:
A. Điên cuồng
B. Đau nhức giữa đỉnh đầu
C. Cảm giác như khí thượng nghịch gây nên đau đầu
D. Chảy máu cam
-
Câu 19:
Cặp phạm trù "thật, giả” được giải thích dựa vào quy luật nào của học thuyết âm dương:
A. Âm dương hỗ căn
B. Âm dương bình hành
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm dương đối lập
-
Câu 20:
Thủ thuật xoa bóp nào dưới đây KHÔNG DÙNG điều trị phục hồi di chứng liệt VII ngoại biên:
A. Xoa, miết, xát, ấn, day huyệt
B. Phân, hợp, day, bấm huyệt
C. Miết, véo, xát, ấn, day huyệt
D. Vê, vờn, phát, điểm huyệt
-
Câu 21:
Điều trị phục hồi di chứng liệt VII ngoại biên cần chú ý các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
A. Không dùng chế phẩm cồn Ô mã để xoa bóp
B. Không được cứu trực tiếp gây bỏng
C. Không được dùng Strychnin sulfat để tiêm huyệt
D. Không được cứu bằng mồi ngải
-
Câu 22:
Phương pháp nào thường dùng trong châm cứu để điều trị nổi mẩn dị ứng thể phong hàn:
A. Cứu
B. Ôn châm
C. Cứu hoặc ôn châm
D. Chích nặn máu
-
Câu 23:
Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
A. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
B. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
C. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
D. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ
-
Câu 24:
Thành phần hóa học của Bắc sa sâm:
A. Tinh dầu.( acid Tritepenic. Beta-sitoterol, polysaccharide…)
B. Alkaloids
C. A và B đúng
D. A và B sai
-
Câu 25:
Các triệu chứng lâm sàng của “biểu chứng”là:
A. Sốt cao, chất lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ
B. Phát sốt, sợ lạnh, ngạt mũi, ho
C. Sốt cao, mê sảng
D. Phát sốt, sợ lạnh, táo bón hay ỉa chảy
-
Câu 26:
Vị trí huyệt Hợp cốc được xác định bằng cách:
A. Đặt ngón cái của bàn tay bên này vào hồ khẩu của bàn tay bên kia, tận cùng của đầu ngón tay cái ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
B. Đặt đốt 1 ngón cái của bàn tay bên này vào hồ khẩu bàn tay bên kia, đầu ngón tay ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
C. Đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên này vào hồ khẩu của bàn tay bên kia, tận cùng đầu ngón tay ở đâu là huyệt, hơi chếch về phía ngón trỏ
D. Đặt nếp gấp đốt 2 ngón cái bàn tay bên này vào hồ khẩu bàn tay bên kia, tận cùng của đầu ngón tay ở đâu là huyệt hơi chếch về phía ngón trỏ
-
Câu 27:
Ba Đậu có công năng chữa trị thanh trùng, thông tiện:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên, người ta có thể châm xuyên:
A. Hạ quan → Thính cung
B. Tình minh → Toản trúc
C. Đồng tử liêu → Thái dương
D. Giáp xa → Hạ quan
-
Câu 29:
Cách cứu nào sau đây được xem là cứu bằng điếu ngải trực tiếp:
A. Cứu điếu ngải để yên
B. Cứu xoay tròn
C. Cứu điếu ngải lên xuống
D. Tất cả đúng
-
Câu 30:
Để xác định huyệt vị trong châm cứu KHÔNG DỰA vào cách thức nào dưới đây:
A. Cốt độ pháp (chia đoạn từng phần cơ thể)
B. Thốn đồng thân, đơn vị đo lường cm
C. Mô hình châm cứu cổ điển, tấc đồng thân
D. Dựa vào tiết đoạn thần kinh