Đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022
Trường THCS Trương Công Định
-
Câu 1:
Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 2:
Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra?
A. Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.
B. Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng.
C. Cả hai đèn không sáng.
D. Cả hai đèn sáng.
-
Câu 3:
Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,4kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu tải điện là 50kV. Điện trở dây dẫn bằng
A. 50Ω
B. 500Ω
C. 100Ω
D. 5000Ω
-
Câu 4:
Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phận cách xy?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 5:
Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới là 60°. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 60°
B. Góc khúc xạ r = 40°30’
C. Góc khúc xạ r = 0°
D. Góc khúc xạ r = 70°
-
Câu 6:
Một vật đặt trong khoảng tiêu cự cảu thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là
A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
-
Câu 7:
Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được
A. cũng là chùm song song.
B. là chùm hội tụ.
C. là chùm phân kì.
D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.
-
Câu 8:
Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cựu f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này này khi đặt vật cách thấu kính là
A. 8cm
B. 16cm
C. 32cm
D. 48cm
-
Câu 9:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi một thấu kính phân kì?
A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật.
B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật.
D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.
-
Câu 10:
Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d = 20(cm). Thấu kính cso tiêu cự f = 15(cm) ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 90(cm).
B. Ảnh thật, cách thấu kính 60(cm).
C. Ảnh ảo, cách thấu kính 90(cm).
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 60(cm).
-
Câu 11:
Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là
A. ảnh thật ngược chiều vật.
B. ảnh thật cùng chiều vật.
C. ảnh ảo ngược chiều vật.
D. ảnh ảo cùng chiều vật.
-
Câu 12:
Chọn câu nói không đúng.
A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.
-
Câu 13:
Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là
A. 3cm
B. 2cm
C. 1cm
D. 4cm
-
Câu 14:
Điều nào không đúng khi nói về mắt?
A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.
B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.
C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.
D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.
-
Câu 15:
Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5(m), người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào?
A. Kính hội tụ có tiêu cự f = 1(m).
B. Kính phân kì có tiêu cự f = 1(m).
C. Kính phân kì có tiêu cự f = 0,5(m).
D. Kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5(m).
-
Câu 16:
Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?
A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ.
B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.
C. Khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.
D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ.
-
Câu 17:
Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?
A. Bóng đèn pin.
B. Đèn LED.
C. Bút lade.
D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.
-
Câu 18:
Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?
A. Tổng hợp ánh sáng.
B. Nhuộm màu cho ánh sáng.
C. Phân tích ánh sáng.
D. Khúc xạ ánh sáng.
-
Câu 19:
Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.
B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.
D. Tán xạ kém tất cả các màu.
-
Câu 20:
Tác dụng nào dưới đây của ánh sáng là tác dụng sinh học?
A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
C. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng Mặt Trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển.
-
Câu 21:
Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng
A. vào một gương phẳng.
B. qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. qua một lăng kính.
D. qua một thấu kính phân kì.
-
Câu 22:
Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu cảu vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng cảu vật tại A là bao nhiêu?
A. 100%
B. 20%
C. 10%
D. 90%
-
Câu 23:
Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?
A. Truyền được âm
B. Làm cho vật nóng lên.
C. Phản chiếu được ánh sáng.
D. Tán xạ được ánh sáng.
-
Câu 24:
Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng cảu xe đã chuyển hóa thành thế năng.
-
Câu 25:
Một búa máy nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng mà búa đã truyền cho các vật là
A. Q = 200J
B. Q = 215J
C. Q = 150J
D. Q = 300J
-
Câu 26:
Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay ít.
B. chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.
C. số vòng dây nhiều hay ít.
D. cuộn dây quay hay nam châm quay.
-
Câu 27:
Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Điện trở dây dẫn bằng
A. 50Ω
B. 500Ω
C. 121Ω
D. 242Ω
-
Câu 28:
Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
A. 9V
B. 11V
C. 22V
D. 12V
-
Câu 29:
Khi góc tới bằng 0°. Góc khúc xạ sẽ bằng
A. 0°
B. 30°
C. 90°
D. 180°
-
Câu 30:
Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
-
Câu 31:
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm. Thấu kính cho ảo ảnh khi
A. vật đặt cách thấu kính 4cm.
B. vật đặt cách thấu kính 12cm.
C. vật đặt cách thấu kính 16cm.
D. vật đặt cách thấu kính 24cm.
-
Câu 32:
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
-
Câu 33:
Tia sáng nào sau đây truyền không đúng khi đi qua thấu kính phân kỳ?
A. Chùm tia tới song song với trục chính, cho chum tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F’.
B. Chùm tia tới hướng đúng tiêu điểm F, chum tia ló song song với trục chính.
C. Chùm tia đi qua quang tâm, cho tia ló khúc xạ đi qua tiêu điểm.
D. Tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.
-
Câu 34:
Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.
B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.
-
Câu 35:
Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là
A. ảnh thật, lớn hơn vật.
B. ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo, lớn hơn vật.
-
Câu 36:
Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.
Thể thủy tinh của mắt:
A. Là một thấu kính hội tụ.
B. Có độ cong thay đổi được.
C. Có tiêu cự không đổi.
D. Có tiêu cự có thể thay đổi được.
-
Câu 37:
Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là
A. b30cm.
B. 40cm.
C. 50cm.
D. 60cm.
-
Câu 38:
Độ bội giác của một kính lúp là 5. Tiêu cự của kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 5m
B. 5cm
C. 5mm
D. 5dm
-
Câu 39:
Một tờ giấy màu vàng được chiếu sáng bằng một bóng đèn điện dây tóc,. Nếu nhìn tờ giấy đó qua hai tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau thì ta thấy tờ giấy màu gì?
A. Vàng
B. Da cam
C. Lam
D. Đen
-
Câu 40:
Trong bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?
A. Bóng đèn pin đang sáng
B. Bóng đèn ống thông dụng
C. Một đèn LED
D. Một ngôi sao.