Đề thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021
Trường THCS Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Diều ở chim bồ câu có vai trò gì?
1. Dự trữ thức ăn.
2. Tiết sữa diều nuôi chim non.
3. Làm thức ăn mềm ra.
4. Là nơi tiêu hoá một phần thức ăn.
Số ý đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?
A. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.
B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
C. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.
-
Câu 3:
Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận sau
A. khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí.
B. da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.
C. khí quản, 2 lá phổi, túi khí.
D. khí quản, phế quản, phổi.
-
Câu 4:
Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.
C. Giúp giữ ấm cơ thể chim.
D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.
-
Câu 5:
Các loài động vật thuộc nhóm hằng nhiệt là?
A. thằn lằn, cá sấu, tắc kè hoa.
B. bồ câu, gà, trâu, bò.
C. cá nước ngọt, ếch, nhái.
D. bọ rùa, bướm, ruồi.
-
Câu 6:
Lông của động vật nào dưới đây thường được dùng để làm chăn, đệm?
A. Đà điểu.
B. Cốc đế
C. Vịt
D. Diều hâu.
-
Câu 7:
Đặc điểm có ở các đại diện của bộ Cắt là?
A. Mỏ khỏe, quặp, nhọn, sắc.
B. Cánh dài, khỏe.
C. Chân to, khỏe, có vuốt cong, sắc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 8:
Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có điểm gì khác với lưỡng cư, bò sát
A. Thực quản có diều
B. Có dạ dày cơ
C. Có dạ dày tuyến
D. Cả A, B và C
-
Câu 9:
Rắn là động vật thuộc nhóm nào?
A. Thuộc lớp nhện
B. Động vật có vú
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 10:
Phát biểu sai về hệ bài tiết của thằn lằn?
A. Thận có khả năng hấp thụ lại nước.
B. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc.
C. Có thận giữa.
D. Nước tiểu là axit uric đặc, có màu trắng.
-
Câu 11:
So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm khác gì?
A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
-
Câu 12:
So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm khác gì?
A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
-
Câu 13:
Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương thằn lằn?
A. Đốt sống thân mang xương sườn.
B. Đốt sống cổ linh hoạt.
C. Đốt sống đuôi dài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 14:
Ở thỏ, sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn?
A. cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong.
B. cơ liên sườn và cơ Delta.
C. các cơ liên sườn và cơ hoành.
D. cơ hoành và cơ Delta.
-
Câu 15:
Xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào của thỏ?
A. Manh tràng.
B. Kết tràng.
C. Tá tràng.
D. Hồi tràng.
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?
A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Hàm răng thiếu răng nanh.
C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.
D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.
-
Câu 17:
Thú có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
1. Cung cấp nguồn dược liệu quý.
2. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,…).
3. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ, làm sức kéo….
4. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.
Số ý đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?
A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.
B. Có chi sau và đuôi to khỏe.
C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.
D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.
-
Câu 19:
Các chi của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?
A. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.
B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.
C. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.
D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.
-
Câu 20:
Phát biểu nào về kanguru là không đúng?
A. Chi sau và đuôi to khỏe.
B. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
C. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.
D. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.
-
Câu 21:
Khi chim đậu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ đâu?
A. sự nâng hạ của thềm miệng.
B. sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.
C. sự thay đổi của thể tích lồng ngực.
D. sự hút đẩy của hệ thống túi khí
-
Câu 22:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….
A. (1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi
B. (1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
C. (1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
D. (1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi
-
Câu 23:
Hệ thống túi khí của chim bồ câu có bao nhiêu túi khí?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 24:
Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?
A. Miệng có mỏ xừng
B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều
C. Không có miệng và mỏ xừng
D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
-
Câu 25:
Điểm khác nhau cơ bản giữa lớp Bò sát và lớp Chim là?
A. Thích nghi với đời sống trên cạn
B. Chim là động vật hằng nhiệt còn Bò sát là động vật biến nhiệt
C. Bò sát có 4 chi, Chim có 2 chi
D. Chim thụ tinh trong còn Bò sát thụ tinh ngoài
-
Câu 26:
Loài động vật có sự phát triển không qua biến thái?
A. Sâu đục thân.
B. Ếch nhái.
C. Châu chấu.
D. Gà
-
Câu 27:
Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm các bộ phận nào?
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.
B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.
D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.
-
Câu 28:
Trong vòng tuần hoàn của thằn lằn, máu ở đâu là máu đỏ tươi?
A. Động mạch chủ.
B. Động mạch phổi.
C. Tĩnh mạch chủ.
D. Tĩnh mạch phổi.
-
Câu 29:
Đặc điểm nào dưới đây giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?
A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 30:
Lớp Bò sát có đặc điểm sinh sản như thế nào?
A. Chưa có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
B. Chưa có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
C. Có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
D. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
-
Câu 31:
Điểm khác nhau giữa động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt là?
A. Ruột già tiêu giảm.
B. Manh tràng phát triển.
C. Dạ dày phát triển.
D. Có đủ các loại răng.
-
Câu 32:
Đặc điểm có ở cả thỏ và chim bồ câu?
A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.
B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.
C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Đẻ con.