Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021-2022
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Đâu là độ ẩm thích hợp cho gia súc vùng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển bình thường?
A. 70-80 %;
B. 80-90 %;
C. 60-70 %;
D. 60-90 %.
-
Câu 2:
Hãy cho biết: Sự thích nghi của động vật hằng nhiệt đới với điều kiện khô nóng được thể hiện?
A. Giảm tuyến mồ hôi, tăng bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
B. Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
C. Giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc.
D. Tăng tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào buổi sáng.
-
Câu 3:
Đâu là giải thích đúng cho lí do đàn châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó?
A. Châu chấu làm dập nát hoa màu.
B. Châu chấu ăn chồi và lá cây.
C. Châu chấu mang theo mầm bệnh gây hại cho hoa màu
D. Cả ba ý trên.
-
Câu 4:
Hãy cho biết: Loại sinh vật nào có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao nhất?
A. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường nước
B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường cạn
C. Động vật biến nhiệt sống ở môi trường cạn
D. Động vật biến nhiệt sống ở môi trường nước
-
Câu 5:
Em hãy cho biết: Đâu không là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?
A. Lông dày.
B. Mỡ dày.
C. Lông không thấm nước.
D. Da thô cứng.
-
Câu 6:
Xác định: Những sinh vật không thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
I. Động vật không xương sống
II. Thú
III. Lưỡng cư, bò sát
IV. Nấm
V. Thực vật
VI. ChimA. II, III, VI
B. I, III, IV, V
C. I, III, IV, VI
D. I, II, IV
-
Câu 7:
Hãy xác định: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Lớp cá, lớp lưỡng cư.
B. Lớp bò sát.
C. Lớp chim, lớp thú.
D. Lớp cá, lớp lưỡng cư và lớp bò sát.
-
Câu 8:
Xác định có bao nhiêu ý đúng: Trong số các động vật dưới đây, có bao nhiêu động vật chưa có hệ tuần hoàn?
1. Thủy tức
2. Trùng biến hình
3. Hải quỳ
4. Đỉa
5. Giun đất
A. 1
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 9:
Xác định: Trong các động vật sau, động vật nào hô hấp bằng da?
A. Ếch đồng
B. Giun đất
C. Ễnh ương lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 10:
Xác định đâu là dạng thần kinh ở cá chép?
A. hình chuỗi hạch
B. vòng hạch.
C. hình mạng lưới
D. hình ống.
-
Câu 11:
Hãy cho biết: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?
A. Nuôi con bằng sữa diều.
B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
C. Con non tự đi kiếm mồi.
D. Mẹ mớm mồi cho con non.
-
Câu 12:
Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.
B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
D. Con non tự đi kiếm mồi.
-
Câu 13:
Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?
A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 14:
Xác định nhóm động vật nào có thụ tinh ngoài?
A. Lưỡng cư, cá chép, cá sấu
B. Sâu bọ, cá chép, rùa
C. Cá hồi, ếch ương, nhái bén
D. Thỏ, cá voi, cá sấu
-
Câu 15:
Hãy cho biết đâu là đặc điểm của hình thức sinh sản hữu tính?
A. Thời gian sinh sản nhanh
B. Số lượng cá thể sinh ra lớn
C. Các con mang đặc điểm giống nhau và giống với cơ thể mẹ
D. Các con mang đặc điểm của bố mẹ, có thể xuất hiện đặc điểm mới
-
Câu 16:
Động vật nào có quan hệ họ hàng gần với sán lá gan nhất?
A. Châu chấu
B. Giun móc câu
C. Ốc sên
D. Hải quỳ
-
Câu 17:
Cho biết: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng bao lâu?
A. 600 triệu năm.
B. 3000 triệu năm.
C. 4600 triệu năm.
D. 5000 triệu năm.
-
Câu 18:
Đâu là phát biểu đúng về tiến hóa?
A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.
B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều kiện sống.
C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều kiện sống bất lợi.
D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.
-
Câu 19:
Hãy cho biết: Chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ đâu?
A. Cá vây chân cổ
B. Bò sát cổ
C. Lưỡng cư cổ
D. Động vật nguyên sinh
-
Câu 20:
Em hãy xác định: Lớp động vật nào tiến hóa nhất trong giới động vật?
A. Thú
B. Chim
C. Thằn lằn
D. Lưỡng cư
-
Câu 21:
Đâu là phát biểu đúng: Khi nói về nhược điểm của việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học?
A. Gây ô nhiễm môi trường.
B. Giá thành cao.
C. Không triệt để.
D. Gây hại cho sức khỏe con người.
-
Câu 22:
Đâu là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo tồn đa dạng sinh học?
A. Thành lập các khu bảo tồn và vườn quốc gia
B. Nhân nuôi động vật hoang dã
C. Xây dựng vườn thực vật
D. Xây dựng ngân hàng hạt giống
-
Câu 23:
Đâu là giải thích đúng cho lí do các loài thú lớn lại dễ bị tuyệt chủng khi sinh cảnh bị chia cắt?
A. Vì chúng sống theo bầy đàn
B. Vì chúng sống đơn
C. Vì chúng thiếu nguồn thức ăn
D. Vì chúng yêu cầu vùng sống rộng
-
Câu 24:
Hãy xác định: Tỷ lệ san hô chết trong vòng 30 năm qua ở nhiều nơi trên thế giới là bao nhiêu phần trăm?
A. 30%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
-
Câu 25:
Đâu là những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?
A. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại
B. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường
C. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện
D. Cả A và C đúng
-
Câu 26:
Ý nào không phải lí do để bảo vệ động vật quý hiếm?
A. Bảo vệ môi trường sống
B. Để tiếp tục khai thác trong tương lai
C. Duy trì cân bằng sinh thái
D. Duy trì độ đa dạng sinh học
-
Câu 27:
Ở nước ta cá thể Tê giác cuối cùng bị mất đi tại được ghi nhân vào năm nào?
A. 2011
B. 2009
C. 2010
D. 2012
-
Câu 28:
Hãy cho biết: Động vật có vú nào hiện đang bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới?
A. Báo
B. Tê Tê
C. Vượn cáo
D. Voi
-
Câu 29:
Chọn phương án đúng: Biện pháp nào góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm
-
Câu 30:
Đây chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Thành lập các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã
D. Quy định về khai thác, nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
-
Câu 31:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, ý kiến nào sai?
A. Động vật nhai lại nuốt cỏ vào miệng và nhai một lúc.
B. Túi mật lưu trữ mật tạm thời.
C. Lưỡi giúp trộn thức ăn với nước bọt.
D. Quá trình tiêu hóa tinh bột bắt đầu trong dạ dày.
-
Câu 32:
Xác định: Động vật nào là động vật ăn tạp?
A. Dê và con người
B. Người và Gián
C. Gián và đại bàng
D. Con người và đại bàng
-
Câu 33:
Cho biết: Sư tử núi sinh con vào mùa xuân. Sự thích nghi sinh sản này làm tăng khả năng sống sót của sư tử núi non như thế nào?
A. Có ít sự cạnh tranh cho sự ấm áp vào mùa xuân.
B. Động vật ăn thịt chỉ ăn thực vật trong mùa xuân.
C. Nhiều thức ăn hơn có sẵn cho con non trong mùa xuân.
D. Nhiệt độ mùa xuân khiến những kẻ săn mồi ngủ đông.
-
Câu 34:
Em hãy cho biết đâu là động vật thuộc bộ gặm nhắm?
A. Chuột chù
B. Chuột đồng
C. Chuột chũi
D. Mèo
-
Câu 35:
Chọn đáp án đúng: Các kiểu hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm có những gì?
A. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
B. hệ tuần hoàn kín.
C. hệ tuần hoàn hở.
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 36:
Hãy cho biết hình thức hô hấp của động vật thuộc lớp thú là?
A. bằng phổi.
B. bằng mang.
C. bằng hệ thống ống khí.
D. qua bề mặt cơ thể.
-
Câu 37:
Cho biết: Động vật nào là đại diện của bộ Guốc lẻ?
A. Tê giác.
B. Trâu.
C. Cừu
D. Lợn.
-
Câu 38:
Cho biết đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của lớp thú?
A. Là động vật hằng nhiệt
B. Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
D. Thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
-
Câu 39:
Chọn phương án đúng: Đặc điểm móng của Bộ Voi là gì?
A. Guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả
B. Guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
C. Guốc có 5 ngón, guốc nhỏ
D. Guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả
-
Câu 40:
Chọn phương án đúng: Đây là giống động vật có vú duy nhất mà cả con đực và con cái đều mọc gạc?
A. Con nai sừng tấm
B. Nai hoang dã
C. Bò rừng
D. Tuần lộc