Đề thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là bộ phận nào?
A. bán cầu não và tiểu não.
B. bán cầu não và thùy khứu giác.
C. thùy khứu giác và tiểu não.
D. tiểu não và hành tủy.
-
Câu 2:
Phát biểu về đặc điểm cấu tạo của thỏ nào dưới đây là đúng?
A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
B. Có một vòng tuần hoàn.
C. Là động vật biến nhiệt.
D. Tim bốn ngăn.
-
Câu 3:
Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự?
A. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.
B. cổ, ngực, chậu, đuôi.
C. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.
D. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.
-
Câu 4:
Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của các xương nào?
A. xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.
B. xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.
C. xương trụ, xương đòn và xương quay.
D. xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.
-
Câu 5:
Động vật nào dưới đây đẻ trứng?
A. Thú mỏ vịt.
B. Thỏ hoang
C. Kanguru.
D. Chuột cống.
-
Câu 6:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Kanguru có …(1)… lớn khỏe, …(2)… to, dài để giữ thăng bằng khi nhảy.
A. (1): chi trước; (2): đuôi
B. (1): chi sau; (2): đuôi
C. (1): chi sau; (2): chi trước
D. (1): chi trước; (2): chi sau
-
Câu 7:
Có tuyến sữa là đặc điểm của lớp động vật nào?
A. Lớp bò sát
B. Lớp chim
C. Lớp sâu bọ
D. Lớp thú
-
Câu 8:
Lông mao là đặc điểm của lớp nào?
A. Lớp bò sát
B. Lớp chim
C. Lớp sâu bọ
D. Lớp thú
-
Câu 9:
Ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn có đặc điểm gì?
A. Cánh đập liên tục.
B. Cánh dang rộng mà không đập.
C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. Cả B và C đều đúng.
-
Câu 10:
Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
C. Cản không khí khi ấy.
D. Tăng diện tích khi bây.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sai về chim bồ câu?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
-
Câu 12:
Giống với thằn lằn, đặc điểm nào của chim bồ câu giúp phát huy được tác dụng của các giác quan mắt, tai?
A. Đầu nhẹ
B. Thân được bao phủ bởi lông vũ
C. Cổ dài
D. Các chi phát triển.
-
Câu 13:
Bộ phận nào dưới đây không có ở chim bồ câu?
1. Thận
2. Phổi.
3. Bóng đái.
4. Tim.
5. Dạ dày cơ.
Số phương án đúng là:A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Những đặc điểm chung của lớp chim là?
A. Chi trước biến đổi thành cánh
B. Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
C. Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 15:
Bộ Chim nào thường kiếm ăn vào ban đêm?
A. Bộ Gà
B. Bộ Ngỗng
C. Bộ Cú
D. Bộ Chim ưng
-
Câu 16:
Đặc điểm chân của bộ Gà là gì?
A. Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa
B. Chân to, khỏe có vuốt cong sắc
C. Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước
D. Chân cao, to khỏe
-
Câu 17:
Mỏ của bộ Chim ưng có đặc điểm gì?
A. Mỏ ngắn, khỏe
B. Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn
C. Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang
D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn
-
Câu 18:
Loài chim nào KHÔNG thuộc nhóm Chim bay?
A. Chim đà điểu
B. Chim én
C. Vịt trời
D. Chim ưng
-
Câu 19:
Trứng của động vật thuộc lớp Bò sát có đặc điểm gì thích nghi với đời sống trên cạn?
A. Trứng có màng dai, giàu noãn hoàng.
B. Trứng có màng cứng, giàu noãn hoàng.
C. Trứng có màng dai, ít noãn hoàng.
D. Trứng có màng cứng, ít noãn hoàng
-
Câu 20:
Đặc điểm không phải đặc điểm chung của các động vật thuộc lớp Bò sát?
A. Có màng nhĩ
B. Tim 4 ngăn
C. Hô hấp bằng phổi
D. Thụ tinh trong
-
Câu 21:
Đặc điểm để nhận biết bộ Cá sấu là?
A. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc
B. Răng mọc trong lỗ chân răng
C. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
D. Tất cả các ý trên đúng
-
Câu 22:
Cho các đặc điểm sau: (1): Răng mọc trong lỗ chân răng; (2): Tim 4 ngăn; (3): Hàm dài; (4): Trứng có lớp vỏ đá vôi.
Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?
A. Rắn lục đuôi đỏ.
B. Cá sấu Xiêm.
C. Rùa núi vàng.
D. Nhông Tân Tây Lan.
-
Câu 23:
Trong các động vật sau, động vật nào có các đặc điểm: tim 4 ngăn, hàm dài?
A. Ba ba gai.
B. Tắc kè hoa.
C. Rắn lục.
D. Cá sấu sông Nile.
-
Câu 24:
Ống tiêu hóa của chim KHÔNG có cơ quan nào?
A. Răng
B. Dạ dày
C. Ruột già
D. Hầu
-
Câu 25:
Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim?
A. Làm mềm thức ăn
B. Nghiền nát thức ăn
C. Tiết dịch tiêu hóa
D. Lấy thức ăn
-
Câu 26:
Lớp chim được chia thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm là nhóm Chim chạy và nhóm Chim bơi
B. 2 nhóm là nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay
C. 2 nhóm là nhóm Chim bay và nhóm Chim chạy
D. 3 nhóm là nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.
-
Câu 27:
Lớp Thú có bao nhiêu loài?
A. 2 600 loài
B. 3 600 loài
C. 4 600 loài
D. 5 600 loài
-
Câu 28:
Lớp Thú đều có?
A. Lông mao
B. Tuyến tiết sữa
C. Vú
D. Cả a và b đúng
-
Câu 29:
Đại diện của bộ Thú huyệt là gì?
A. Thú mỏ vịt
B. Thỏ
C. Kanguru
D. Thằn lằn bóng đuôi dài
-
Câu 30:
Đặc điểm nào giúp thú mỏ vịt bơi lội được trong nước?
A. Lông rậm, mịn
B. Chân có màng bơi
C. Có mỏ giống mỏ vịt
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn?
A. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn?
B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất.
C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch.
D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.
-
Câu 32:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của lớp Bò sát
A. Da khô, vảy sừng khô
B. Phổi có nhiều vách ngăn
C. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
D. Là động vật hằng nhiệt