Đề thi HK2 môn Sinh học 7 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Do đâu khủng long bị diệt vong?
A. Thiên thạch rơi vào trái đất, núi lửa, thiên tai triền miên
B. Sự xuất hiện của chim và thú ăn thịt
C. Khí hậu đột ngột thay đổi
D. Tất cả các ý trên đúng
-
Câu 2:
Loài khủng long nào KHÔNG sống trên cạn?
A. Khủng long cổ dài
B. Khủng long cá
C. Khủng long sấm
D. Khủng long bạo chúa
-
Câu 3:
Khủng long sống trong môi trường?
A. Trên không
B. Trên cạn
C. Dưới nước
D. Sống ở cả 3 môi trường trên
-
Câu 4:
Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là?
A. bán cầu não và tiểu não.
B. bán cầu não và thùy khứu giác.
C. thùy khứu giác và tiểu não.
D. tiểu não và hành tủy.
-
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây về thỏ là đúng?
A. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
B. Có một vòng tuần hoàn.
C. Là động vật biến nhiệt.
D. Tim bốn ngăn.
-
Câu 6:
Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự nào?
A. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.
B. cổ, ngực, chậu, đuôi.
C. cổ, ngực, đuôi.
D. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.
-
Câu 7:
Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của?
A. xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.
B. xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.
C. xương trụ, xương đòn và xương quay.
D. xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.
-
Câu 8:
Vì sao thỏ tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi?
A. vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra.
B. vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.
C. vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.
D. vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi theo.
-
Câu 9:
Thỏ thuộc lớp động vật nào?
A. Lớp động vật có vú.
B. Lớp bò sát.
C. Lớp động vật đẻ con.
D. Lớp lưỡng cư.
-
Câu 10:
Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) KHÔNG thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học.
A. Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp.
B. Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhờ làm tăng diện tích trao đổi khí.
C. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
D. Thận sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.
-
Câu 11:
Kanguru có đặc điểm gì?
A. Chi sau lớn, khỏe
B. Đẻ trứng
C. Con non bình thường
D. Không có vú, chỉ có tuyến sữa
-
Câu 12:
Bộ phận nào dưới đây không có trong hệ bài tiết của chim bồ câu?
A. Thận.
B. Bóng đái
C. Ống dẫn nước tiểu.
D. Huyệt
-
Câu 13:
Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm?
A. Thận sau
B. Huyệt
C. Ống dẫn nước tiểu
D. Bóng đái
-
Câu 14:
Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của cơ quan nào?
A. Tuần hoàn
B. Tiêu hóa
C. Hô hấp
D. Bài tiết
-
Câu 15:
Phát biểu nào dưới đây về chim bồ câu là đúng?
A. Hệ thống túi khí phân nhánh gồm 8 túi len lỏi vào các hốc xương.
B. Mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 10 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
C. Chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển.
D. Có thận sau, không có bóng đái.
-
Câu 16:
Cổ chim dài có tác dụng như thế nào?
A. Giảm trọng lượng khi bay
B. Giảm sức cản của gió.
C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông
D. Hạn chế tác dụng của các giác quan.
-
Câu 17:
Động vật nào sinh trưởng và phát triển không qua biến thái xảy ra chủ yếu?
A. Hầu hết động vật không xương sống.
B. Hầu hết động vật có xương sống.
C. Tất cả các loài thuộc giới động vật không xương sống và động vật có xương sống.
D. Chân khớp, ruột khoang và giáp xác.
-
Câu 18:
Lớp chim có lợi ích gì?
A. Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông nghiệp, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.
B. Chăn nuôi để cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
C. Hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây
D. Tất cả những vai trò trên là đúng
-
Câu 19:
Lớp Bò sát được hình thành cách đây khoảng bao lâu?
A. 280 – 230 triệu năm
B. 320 – 280 triệu năm
C. 380 – 320 triệu năm
D. 320 – 280 triệu năm
-
Câu 20:
Lớp Bò sát rất đa dạng là vì sao?
A. Lớp Bò sát có số loài lớn
B. Lớp Bò sát có lối sống đa dạng
C. Lớp Bò sát có môi trường sống đa dạng
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 21:
Loài bò sát có kích thước cơ thể to lớn nhất?
A. Thằn lằn
B. Rùa
C. Cá sấu
D. Khủng long
-
Câu 22:
Bộ rùa có đặc điểm gì?
A. Hàm không có răng, có mai và yếm
B. Hàm có răng, không có mai và yếm
C. Có chi, màng nhĩ rõ
D. Không có chi, không có màng nhĩ
-
Câu 23:
Lớp Bò sát được chia thành mấy bộ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Ở thỏ tim và phổi nằm ở đâu?
A. Nằm trong khoang ngực
B. Nằm trong khoang bụng
C. Nằm trong hộp sọ
D. Nằm trong cột xương sống
-
Câu 25:
Hệ bài tiết của thỏ có đặc điểm gì?
A. Không có bóng đái, nước tiểu ra ngoài cùng phân
B. Thận sau phát triển
C. Bài tiết qua da
D. Thận giữa (trung thận)
-
Câu 26:
Thỏ tiêu hóa được thức ăn có xenlulôzơ là do có cơ quan nào?
A. Dạ dày
B. Ruột tịt
C. Răng cửa
D. Gan
-
Câu 27:
Răng thỏ có đặc điểm gì thích nghi với “gặm nhấm”?
A. Có răng nanh nhọn, sắc
B. Răng cửa cong sắc như lưỡi bào
C. Răng hàm kiểu nghiền
D. Cả B và C đúng
-
Câu 28:
Hệ hô hấp của thỏ gồm các cơ quan nào?
A. Khí quản, phổi
B. Da, phổi
C. Phế quản, khí quản
D. Khí quản, phế quản và phổi
-
Câu 29:
Vì sao Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú?
A. Vừa ở cạn, vừa ở nước
B. Có bộ lông dày, giữ nhiệt
C. Nuôi con bằng sữa
D. Đẻ trứng
-
Câu 30:
Loài Thú nào có đặc điểm nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ?
A. Thú mỏ vịt
B. Thỏ
C. Gấu
D. Kanguru
-
Câu 31:
Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là gì?
A. Đẻ trứng
B. Đẻ con
C. Có vú
D. Con sống trong túi da của mẹ
-
Câu 32:
Đặc điểm nào giúp thú mỏ vịt bơi lội được trong nước?
A. Lông rậm, mịn
B. Chân có màng bơi
C. Có mỏ giống mỏ vịt
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng