Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021
Trường THPT Sầm Sơn
-
Câu 1:
Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng?
A. nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
B. nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
-
Câu 2:
Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. cơ chế của sinh sản hữu tính.
B. cơ chế của sinh sản vô tính.
C. giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
D. giúp cơ thể thay thế các mô bị tổn thương.
-
Câu 3:
Ở sinh vật nhân thực, các hiện tượng dẫn đến giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể gồm
I. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
II. Trao đổi chéo của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I.
III. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau I.
IV. Các nhiễm nhiễm sắc thể kép xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
A. I, II.
B. I, IV.
C. II, III.
D. III, IV.
-
Câu 4:
Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình
I. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc.
II. Hình thành thêm các bào quan.
III. Nhân đôi trung thể.
IV. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn.
V. Tăng nhanh tế bào chất.
VI. Hình thành thoi phân bào.
A. I, VI.
B. II, V.
C. II, III, VI.
D. I, III, V.
-
Câu 5:
Một tế bào của loài người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện giảm phân. Số crômatit có trong một tế bào ở kì đầu II là:
A. 23
B. 46
C. 69
D. 92
-
Câu 6:
Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Số tâm động có trong tế bào ở kì sau là:
A. 0
B. 7
C. 14
D. 28
-
Câu 7:
Bảy tế bào của loài ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng tế bào được tạo ra sau nguyên phân là:
A. 8
B. 56
C. 128
D. 384
-
Câu 8:
Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện giảm phân. Số lượng và trạng thái của nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì giữa II là:
A. n đơn = 7.
B. 2n đơn = 14.
C. n kép = 7.
D. 2n kép = 14.
-
Câu 9:
Ở hình thức hóa tự dưỡng, nguồn cung cấp cacbon và nguồn cung cấp năng lượng lần lượt là gì?
A. chất vô cơ, chất hữu cơ.
B. chất hữu cơ, ánh sáng.
C. CO2, ánh sáng.
D. CO2, chất vô cơ.
-
Câu 10:
Nhóm vi sinh vật có hình thức quang dị dưỡng là gì?
A. nấm, động vật nguyên sinh.
B. vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
C. vi tảo, vi khuẩn lam.
D. vi khuẩn nitrit hoá, vi khuẩn sắt.
-
Câu 11:
Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim nào sau đây?
A. prôtêaza.
B. amylaza.
C. nuclêaza.
D. xenlulaza.
-
Câu 12:
Nhóm vi sinh vật tham gia quá trình lên men rượu là nhóm nào?
A. vi khuẩn lactic.
B. nấm men.
C. vi khuẩn lam.
D. nấm mốc.
-
Câu 13:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào?
A. pha tiềm phát.
B. pha cân bằng.
C. pha luỹ thừa.
D. pha suy vong.
-
Câu 14:
Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 20 phút
-
Câu 15:
Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×102 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là:
A. 1232400.
B. 1228400.
C. 1638400.
D. 1632400.
-
Câu 16:
Cá sông và cá biển khi để trong tủ lạnh thì loại cá nào dễ bị hỏng hơn? Tại sao?
A. Cá biển dễ hỏng hơn vì vi khuẩn bám trên cá biển là những vi khuẩn thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.
B. Cá sông dễ hỏng hơn vì cá biển sống trong môi trường nước biển có nhiều muối nên ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
C. Cá biển dễ hỏng hơn vì nước biển có nhiều nhóm vi sinh vật gây hại hơn nước sông.
D. Cá sông dễ hỏng hơn vì nước sông có nhiều vi sinh vật gây hại hơn trong nước biển.
-
Câu 17:
Một dòng vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường chứa cơ chất glucôzơ. Chuyển dòng vi khuẩn này vào bình nuôi cấy không liên tục chứa cơ chất saccarôzơ. Khi quần thể vi khuẩn ở pha cân bằng, để quần thể vi khuẩn không trải qua pha suy vong cần phải
A. cho dòng môi trường glucôzơ đi vào đồng thời loại bỏ một lượng dịch nuôi cấy tương ứng ra.
B. cho dòng môi trường saccarôzơ đi vào đồng thời loại bỏ một lượng dịch nuôi cấy tương ứng ra.
C. cho dòng môi trường glucôzơ đi vào nhưng không loại bỏ dịch nuôi cấy ra.
D. cho dòng môi trường saccarôzơ đi vào nhưng không loại bỏ dịch nuôi cấy ra.
-
Câu 18:
Hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn là gì?
A. nội bào tử.
B. ngoại bào tử.
C. phân đôi.
D. nảy chồi.
-
Câu 19:
Cho các vi sinh vật sau:
I. Vi khuẩn. II. Nấm men.
III. Xạ khuẩn. IV. Nấm sợi.
Nhóm vi sinh vật có nhu cầu độ ẩm trong môi trường sống thấp nhất là nhóm
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 20:
Một nhóm vi khuẩn thích nghi tối ưu ở nhiệt độ 55 – 60oC và pH = 4 – 6 được xếp vào nhóm nào?
A. ưa nhiệt và ưa axit.
B. ưa ấm và ưa kiềm.
C. ưa siêu nhiệt và ưa kiềm.
D. ưa ấm và ưa axit.
-
Câu 21:
Làm mứt trái cây là một trong những biện pháp bảo quản thực phẩm lâu dài. Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình này, yếu tố vật lý được con người vận dụng là:
A. độ pH.
B. ánh sáng.
C. áp suất thẩm thấu.
D. nhiệt độ.
-
Câu 22:
Vi khuẩn Helicobacter pylori rất di động, xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. Vi khuẩn sản sinh urêaza rất mạnh, enzim này có hoạt tính phân giải urê thành amôniac. Urê là sản phẩm chuyển hóa của các mô tế bào, chúng vào máu một phần và được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê từ máu qua lớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ dày và giúp cho vi khuẩn sống sót được trong môi trường của dạ dày.
(Theo https://www.dieutri.vn/bgvisinhyhoc/helicobacter-pylori-vi-khuan-gay-viem-loet-day-day/). Để sinh trưởng được ở dạ dày, vi khuẩn chủ yếu thay đổi yếu tố vật lý.
A. áp suất thẩm thấu vì amôniac làm tăng tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.
B. áp suất thẩm thấu vì amôniac làm giảm tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.
C. độ pH vì amôniac làm tăng tạm thời pH đến trung tính.
D. độ pH vì amôniac làm giảm tạm thời pH đến trung tính.
-
Câu 23:
Cho các chất hóa học sau:
I. Vitamin B1.
II. Phenol.
III. Đường glucôzơ.
IV. Axit amin phenylalanin.
V. Clo.
VI. Cồn.
Số lượng các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 24:
Chất kháng sinh penicillin có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn. Trong nuôi cấy không liên tục, penicillin ảnh hưởng ít nhất đến sinh trưởng ở quần thể vi khuẩn ở pha
A. pha lũy thừa.
B. pha tiềm phát.
C. pha tăng trưởng.
D. pha cân bằng.
-
Câu 25:
Khi nói về tác động ức chế sinh trưởng của xà phòng đối với vi sinh vật, số lượng nhận định đúng là
Cho các nhận định sau:
I. Gây biến tính prôtêin.
II. Phá vỡ axit nuclêic.
III. Làm giảm sức căng bề mặt.
IV. Tác động có tính chọn lọc.
V. Do vi sinh vật tạo ra.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh
A. diệt khuẩn không có tính chọn lọc.
B. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C. giảm sức căng bề mặt.
D. ôxi hóa các thành phần tế bào.
-
Câu 27:
Một công ty thực phẩm công bố sản phẩm mới của công ty có chứa triptôphan. Một trong các biện pháp để kiểm tra thực phẩm có triptôphan là:
A. sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.
B. sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan dương vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn lạc to và sặc sỡ hơn so với bình thường.
C. sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này không tự tổng hợp được triptôphan nên không hình thành khuẩn lạc trong môi trường không có triptôphan.
D. sử dụng vi khuẩn E. coli triptôphan âm vì vi khuẩn này tự tổng hợp được triptôphan nên hình thành khuẩn lạc to và sặc sỡ hơn so với bình thường.
-
Câu 28:
Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài.
B. Virut có cấu tạo quá đơn giản gồm axit nucleic và protein.
C. Virut không có cấu trúc tế bào.
D. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ.
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bình đựng nước đường để lâu có mùi chua do có sự tạo axit hữu cơ nhờ vi sinh vật.
B. Nhờ proteaza của vi sinh vật mà prôtein được phân giải thành các axit amin.
C. Làm tương và nước mắm đều là ứng dụng của quá trình phân giải polisaccarit.
D. Bình đựng nước thịt để lâu có mùi thối do sự phân giải prôtein tạo các khí NH3, H2S...
-
Câu 30:
Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây?
(1) Làm tương
(2) Muối dưa
(3) Muối cà
(4) Làm nước mắm
(5) Làm giấm
(6) Làm rượu
(7) Làm sữa chua
A. (1), (3), (2), (7).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (7).
D. (4), (5), (6), (7).
-
Câu 31:
Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ đâu?
A. chất vô cơ và CO2.
B. chất hữu cơ.
C. ánh sáng và chất hữu cơ.
D. ánh sáng và CO2.
-
Câu 32:
Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (E.coli triptôphan âm) để kiểm tra xem thực phẩm có triptôphan hay không được không?
A. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực phẩm không có tryptophan.
B. Có, bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn phát triển được tức là thực phẩm có tryptophan.
C. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm có thể phát triển được trên cả môi trường có hay không có triptôphan.
D. Không thể vì vi khuẩn E.coli triptôphan âm không thể phát triển được trên môi trường rất giàu chất dinh dưỡng như thực phẩm.
-
Câu 33:
Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là gì?
A. xảy ra trong môi trường có ít ôxi.
B. sự phân giải chất hữu cơ.
C. xảy ra trong môi trường không có ôxi.
D. xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
-
Câu 34:
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Cho các phát biểu sau:
1. Môi trường trên là môi trường bán tổng hợp.
2. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng.
3. Nguồn cacbon của vi sinh vật này là CO2.
4. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này là từ các chất vô cơ.
5. Nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4 .
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 35:
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha nào?
A. tiềm phát
B. suy vong
C. lũy thừa
D. cân bằng
-
Câu 36:
Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
B. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
D. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
-
Câu 37:
Virut nào sau đây có dạng khối?
A. Virut gây bệnh dại.
B. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá.
C. Thể thực khuẩn.
D. Virut gây bệnh bại liệt.
-
Câu 38:
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua sự tăng lên về yếu tố nào?
A. kích thước của từng tế bào trong quần thể.
B. số lượng tế bào của quần thể.
C. khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
D. cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể.
-
Câu 39:
Tách lõi ARN ra khỏi vỏ của hai chủng virut khảm thuốc lá A và B. Lấy ARN của chủng A trộn với prôtein của chủng B để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào cây thì cây bị bệnh. Virut gây bệnh thuộc:
A. chủng A.
B. chủng B.
C. cả hai chủng A và B.
D. chủng lai.
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây không đúng về vi sinh vật?
A. Thức ăn có thể giữ khá lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.
B. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật.
C. Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
D. Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.