Đề thi HK2 môn Sinh 12 năm 2020
Trường THPT Lý Thái Tổ
-
Câu 1:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả tác động của các yểu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
B. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
C. Khi không xảy ra đột biển, không có CLTN, không có di - nhập gen, nểu thành phẩn kiêu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tổ ngẫu nhiên.
D. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
-
Câu 2:
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.
-
Câu 3:
Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dần tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.
-
Câu 4:
Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể thuộc loài này qua các thế hệ thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần KG Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9 Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9 aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau
(I) Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
(II) Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
(III) Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.
(IV) Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ờ F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 5:
Trong cấu trúc hệ sinh thái, giun đất thuộc nhóm:
A. sinh vật tiêu thụ.
B. động vật có xương sống.
C. sinh vật sản xuất.
D. sinh vật phân giải.
-
Câu 6:
Trình tự các giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống:
A. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học
C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
-
Câu 7:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.
B. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đồi.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
D. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tẩn số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
-
Câu 8:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Tỉ lệ các nhóm tuổi
B. Nhóm loài
C. Tỉ lệ giới tính
D. Mật độ cá thể
-
Câu 9:
Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. số lượng cá thể nhiều.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
-
Câu 10:
Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ
A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. cộng sinh.
D. hội sinh.
-
Câu 11:
Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phẩn kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. di - nhập gen.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. đột biến, CLTN.
-
Câu 12:
Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy:
A. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở.
B. Chúng cùng giới hạn sinh thái.
C. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái.
D. Chúng có cùng nơi ở và ổ sinh thái.
-
Câu 13:
Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần số alen A của quần thể ở các thể hệ cá con tiếp theo được mô tả rút gọn bằng sơ đồ sau đây
A. 0,1A — 0,2A—0,3A—0,4A — 0,5A—0,6A — 0,7A —0,8A —0,9A.
B. 0,8A — 0,9A—0,7A—0,6A — 0,5A—0,4A — 0,3A —0,2A —0,1A.
C. 0,9A— 0,8A—0,7A— 0,6A — 0,5 A—0,4A —0,3A —0,2A —0,1A.
D. 0,9A— 0,8A—0,7A— 0,6A — 0,5A—0,6A —0,7A —0,8A —0,9A.
-
Câu 14:
Hiện tượng minh họa cho quan hệ hỗ trợ cùng loài là
A. Cá ở nước ăn trứng đồng loại
B. Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm
C. Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản
D. Ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội
-
Câu 15:
Kiểu hệ sinh thái thường thấy nhất ở Việt Nam gồm:
A. Savan (đồng cỏ nhiệt đới), sa mạc, hệ sinh thái nước.
B. Taiga và hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
C. Rừng nhiệt đới, savan, hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn.
D. Rừng ôn đới, đài nguyên, đồng cỏ ôn đới.
-
Câu 16:
Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
A. Mỗi loài điểm ăn ở vị trí xác định.
B. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
C. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
D. Cạnh tranh khác loài.
-
Câu 17:
Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau, những dạng biến động nào theo chu kỳ
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 .
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
A. (1), (3)
B. (2), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (4)
-
Câu 18:
Tuổi sinh thái là:
A. Là thời gian sống để sinh sản của cá thể.
B. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Là tuổi bình quân của một cá thể trong quần thể.
D. Là thời gian sống thực tế của cá thể.
-
Câu 19:
Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
B. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng cảng giảm dần.
C. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
D. Năng lượng thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
-
Câu 20:
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết:
A. Mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật.
B. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
C. Con đường trao đổi vật chất trong quần xã.
D. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 21:
Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
A. Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
-
Câu 22:
Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
B. Đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
-
Câu 23:
Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:
A. Tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
B. Tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
C. Tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
D. Tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được.
-
Câu 24:
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tử vong.
B. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mật độ và loài ưu thế.
C. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tỷ lệ đực cái.
D. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và thành phần tuổi.
-
Câu 25:
Đặc trưng cơ bản nhất của một quần thể là mật độ vì:
A. Nó làm thay đổi độ tuổi và tỉ lệ được cái.
B. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống và khả năng sinh sản.
C. Tăng cường hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tác động mạnh đến nguồn sống trong môi trường.
-
Câu 26:
Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
-
Câu 27:
Trong hệ sinh thái thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?
A. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
B. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ.
C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ.
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.
-
Câu 28:
Năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng càng lên cao càng nhỏ dần là do:
A. Một phần năng lượng bị thất thoát qua tiêu hóa và vận động của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Một phần năng lượng bị thất thoát qua bài tiết của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, các bộ phận rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
-
Câu 29:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hóa?
A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cácbon điôxit (CO2), thông qua quang hợp.
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni (NH+4), nitrat (NO−3).
D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nitơ phân tử (N2), thông qua quang hợp.
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một loại nhân tố sinh thái nào đó của môi trường.
C. Cạnh tranh là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành ổ sinh thái.
D. Trong khoảng chống chịu, sinh vật sẽ bị chết.