Đề thi HK2 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Ngô Tất Tố
-
Câu 1:
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm mục đích gì?
A. Biến Việt Nam thành thuộc địa.
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.
C. Hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.
D. Giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.
-
Câu 2:
Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?
A. Hội Duy Tân.
B. Phong trào Đông Du.
C. Phong trào Duy Tân.
D. Việt Nam Quang phục hội.
-
Câu 3:
Vì sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa?
A. Có vị trí địa lí thuận lợi
B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội
C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 4:
Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
-
Câu 5:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn
B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào
D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu
-
Câu 6:
Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến.
-
Câu 7:
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?
A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.
B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.
C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.
D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.
-
Câu 8:
Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?
A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ.
B. Không tán thành con đường cứu nước của họ.
C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
D. Tán thành con đường cứu nước của họ.
-
Câu 9:
Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?
A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.
B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.
C. Hình thành cao trào cách mạng.
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng.
-
Câu 10:
Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ ____.
A. Đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.
B. Cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.
C. Cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
-
Câu 11:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là gì?
A. Địa chủ nhỏ và công nhân
B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
-
Câu 12:
Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương?
A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
B. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam
C. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng
-
Câu 13:
Vì sao quân đội triều đình lại nhanh chóng thất thủ ở thành Hà Nội năm 1873?
A. Triều đình đầu hàng.
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào của nhân dân.
-
Câu 14:
Hậu quả của chiến tranh thế giới hai để lại là gì?
A. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế
B. Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết
C. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
D. Khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá
-
Câu 15:
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác
B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại
C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường
D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết
-
Câu 16:
Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?
A. Cố thủ chờ viện binh.
B. Đánh thẳng kinh thành Huế.
C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.
D. Kéo quân vào đánh Gia Định.
-
Câu 17:
Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?
A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
-
Câu 18:
Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
-
Câu 19:
Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương?
A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.
C. Mang tính tự phát.
D. Giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.
-
Câu 20:
Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914-1918 là gì?
A. Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
B. Hình thức đấu tranh phong phú.
C. Diễn ra chủ yếu ở Bắc Kỳ.
D. Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
-
Câu 21:
Bài học lớn nhất cho phong trào cách mạng trong những năm 1914-1918 là gì?
A. Có hình thức đấu tranh phong phú.
B. Quy mô rộng lớn.
C. Thu hút được nhiều giai tầng tham gia.
D. Có đường lối đấu tranh đúng đắn.
-
Câu 22:
Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?
A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.
C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.
D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.
-
Câu 23:
Các tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội?
A. Tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông.
B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo.
C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên.
D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công.
-
Câu 24:
Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu TK XX là gì?
A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.
B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.
-
Câu 25:
Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào tồn tại lâu nhất?
A. Yên Thế
B. Hương Khê
C. Bãi Sậy
D. Ba Đình
-
Câu 26:
Cuộc khởi nghĩa nào được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Bãi Sậy
B. Hương Khê
C. Yên Thế
D. Ba Đình
-
Câu 27:
Thời kỳ đầu phong trào Cần vương, lãnh đạo trực tiếp là ai?
A. các thủ lĩnh nông dân
B. Phan Đình Phùng
C. các sỹ phu, văn thân
D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
-
Câu 28:
Sau cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
-
Câu 29:
Pháp tấn công Gia Định lần thứ nhất vào năm nào?
A. 1860
B. 1861
C. 1859
D. 1862
-
Câu 30:
Tính đến 1858 Việt nam là một nước như thế nào?
A. Là nước thuộc địa
B. Là nước phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài
C. Là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
D. Theo chế độ quân chủ, có độc lập chủ quyền
-
Câu 31:
Tướng giặc bị giết chết ở trận Cầu giấy lần thứ nhất là ai?
A. Đuy- puy
B. Gác- ni- ê
C. Ri- vi- e
D. Hác- măng
-
Câu 32:
Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương?
A. Ba Đình
B. Bãi Sậy
C. Hương Khê
D. Yên Thế
-
Câu 33:
Chọn câu sai: Trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Thực dân Pháp còn mạnh
B. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhất
C. Chưa có đường lối rõ ràng
D. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
-
Câu 34:
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám có chủ trương gì sau đây?
A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
-
Câu 35:
Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
B. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân
C. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
D. Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
-
Câu 36:
Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành
C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
-
Câu 37:
Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. Kinh tế phong kiến
C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
-
Câu 38:
Tướng Pháp đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai là ai?
A. Gácniê
B. Rivie
C. Cuốcbê
D. Đuypuy
-
Câu 39:
Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?
A. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng
B. Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp
C. Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh
D. Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam
-
Câu 40:
Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?
A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp
B. Là một nước thuộc địa
C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến
D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến