Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021
Trường THPT Thanh Miện
-
Câu 1:
Đâu là điểm giống nhau trong hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường.
C. Đề chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đề chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
-
Câu 2:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng đầu thế kỉ XX trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách?
A. Do nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc- dân chủ
B. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa
C. Do ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình
D. Do sự khác nhau về mức độ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản
-
Câu 3:
So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công- nông là động lực của cách mạng
-
Câu 4:
Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Tự lực khai hóa
B. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
C. Chấn hưng dân trí
D. Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc
-
Câu 5:
Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
A. Giải quyết vụ Đuy puy.
B. Điều tra tình hình Bắc Kì.
C. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.
D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1874.
-
Câu 6:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. nông dân Yên Thế.
D. Hương Khê.
-
Câu 7:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước
A. Đức, Italia, Nhật Bản.
B. Đức, Liên Xô, Anh.
C. Mĩ, Liên Xô, Anh.
D. Italia, Hunggari, Áo.
-
Câu 8:
Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức nào?
A. Tâm Tâm xã.
B. Hội phục Việt.
C. Hội Duy tân.
D. Việt Nam Quang phục hội.
-
Câu 9:
Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp?
A. Ba Đình.
B. Bãi Sậy.
C. Yên Thế.
D. Hương Khê.
-
Câu 10:
Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 – 1896)?
A. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng.
B. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước
C. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình.
D. Phong trào qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn.
-
Câu 11:
Ý nào không phản ánh đúng hành động của thực dân Pháp khi đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Giở trò khiêu khích.
B. Tuyên bố mở cửa sông Hồng.
C. Thương lượng với ta.
D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành.
-
Câu 12:
Sự kiện nào tác động đến Hội nghị Chính trị (Từ 18-12-1974 đến 9-1-1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?
A. Chiến thắng ở Buôn Ma Thuột.
B. Chiến thắng Tây Nguyên.
C. Chiến thắng ở Quảng Trị.
D. Chiến thắng Phước Long và Đường 14.
-
Câu 13:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, với sự kiện khởi đầu là
A. quân đội Đức tấn công Ba Lan.
B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Đức tấn công Anh, Pháp.
D. Đức tấn công Liên Xô.
-
Câu 14:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
B. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
C. hậu quả của nó đối với nhân loại.
D. tính chất của chiến tranh.
-
Câu 15:
Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra
A. xu hướng thân thiết với Pháp trong triều đình.
B. phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng”
C. điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam.
D. kinh tế Việt Nam phát triển và hợp tác với phương Tây.
-
Câu 16:
Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng tôn giáo nào như là một công cụ xâm lược?
A. Phật giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Hồi giáo.
D. Bà la môn giáo.
-
Câu 17:
Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa.
B. Phương thức bóc lột phong kiến.
C. Phương thức bóc lột thực dân.
D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 18:
Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô từ phòng thủ sang tấn công trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
A. trận Matxcơva.
B. trận Cuốcxcơ.
C. trận Xtalingrat.
D. trận công phá Béclin.
-
Câu 19:
Duyên cớ để liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam ngày 1-9-1858 là
A. Chính sách cấm đạo, giết đạo của nhà Nguyễn
B. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công
C. Triều đình Nguyễn từ chối nhận quốc thư của chính phủ Pháp
D. Triều đình Nguyễn không cho thương nhân châu Âu đến Việt Nam buôn bán
-
Câu 20:
Chế độ phong kiến khủng hoảng và nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược vào giữa thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu lịch sử gì cho nhà Nguyễn?
A. Kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc
B. Thống nhất thị trường dân tộc
C. Đưa ra những chính sách để củng cố quân sự.
D. Tiến hành cải cách để nâng cao sức nước, sức dân và có chính sách ngoại giao phù hợp
-
Câu 21:
Đâu không phải là nguyên nhân làm cho các sĩ phu tiến bộ trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX?
A. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời
B. Giai cấp công nhân còn non yếu
C. Các sĩ phu yêu nước là lực lượng thức thời nhất.
D. Là lực lượng chính trị duy nhất có hệ tư tưởng của riêng mình
-
Câu 22:
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhà Nguyễn khước từ những đề nghị cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX là
A. Thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam, phải tập trung chống Pháp
B. Việt Nam không có cơ sở để tiến hành cải cách
C. Triều đình Nguyễn đặt quyền lợi của dòng họ lên trên quyền lợi của dân tộc
D. Các đề nghị cải cách không có tác dụng thực tế với tình hình đất nước.
-
Câu 23:
Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là
A. Mục tiêu
B. Người đề xướng
C. Cách thức, phương pháp tiến hành
D. Kết quả
-
Câu 24:
Đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không thể bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Sự đàn áp của thực dân Pháp
B. Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh
C. Hạn chế của bản thân giai cấp tư sản.
D. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời
-
Câu 25:
“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre” Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
-
Câu 26:
Từ chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn, Việt Nam rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới hiện nay?
A. Đổi mới phát triển kinh tế gắn với mở cửa, tăng cường hợp tác để phát triển toàn diện.
B. Cải cách toàn diện triệt để.
C. Mở cửa cải cách, tự do tín ngưỡng.
D. Tự do tôn giáo.
-
Câu 27:
Thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến 1884
A. Quân sự kết hợp kinh tế.
B. Quân sự kết hợp chính trị.
C. Chính trị kết hợp kinh tế.
D. Kinh tế kết hợp ngoại giao.
-
Câu 28:
Điểm chung trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1884) ở Việt Nam khi mở đầu một trận chiến đều
A. Tấn công thắng vào kinh thành Huế.
B. Gửi tối hậu thư cho trấn thủ kinh thành.
C. Giết những người đứng đầu kinh thành.
D. Nã pháo đạn vào thành muốn chiếm.
-
Câu 29:
Đặc điểm của thực dân Pháp và cũng là điểm chung trong kế hoạch xâm lược của các nước thực dân, đế quốc khi tấn công xâm lược các nước khác là
A. Đều sử dụng chính sách chia để trị.
B. Đều sử dụng chính sách đồng hóa.
C. Đều cai tri trực tiếp nhân dân thuộc địa.
D. Đều sử dụng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh".
-
Câu 30:
Phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng vào đầu thế kỉ XX ở nước ta thực chất là
A. cuộc cải cách toàn diện của giai cấp tư sản.
B. phong trào tự lực khai hóa.
C. cuộc cách mạng tư sản.
D. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.
-
Câu 31:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất đối với nước ta hiện nay được rút ra từ cuộc vận động cải cách văn hóa - xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là gì?
A. Chú trọng phát triển kinh tế bên trong đất nước.
B. Tự cường dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân.
C. Dựa vào lực lượng bên ngoài để xây dựng nền dân chủ đất nước.
D. Tranh thủ mọi sự đồng tình giúp đỡ bên ngoài để phát triển đất nước.
-
Câu 32:
Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Tự lực khai hóa.
B. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
C. Chấn hưng dân trí.
D. Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc.
-
Câu 33:
Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm
A. đòi những quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
B. đòi những quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
C. đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình cho nhân dân Đông Dương.
D. đòi độc lập, tự do cho nhân dân An Nam.
-
Câu 34:
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?
A. Là định hướng cơ bản.
B. Chỉ là một trong nhiều nhân tố.
C. Đây là giai đoạn quyết định.
D. Là cơ sở quan trọng.
-
Câu 35:
Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” của thực dân Pháp thực hiện từ khi nào và kết quả ra sao?
A. Khi xâm chiếm Gia Định, thành công.
B. Sau thất bại ở Đà Nẵng, thất bại.
C. Sau thắng lợi ở Bắc Kì lần 1, thắng lợi.
D. Sau thắng lợi ở Bắc Kì lần 2, thất bại.
-
Câu 36:
Thủ đoạn của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam là
A. Vừa đánh vừa hòa.
B. Dùng sức quân sự.
C. Lấn dần từng bước.
D. Chinh phục từng gói nhỏ.
-
Câu 37:
Chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp - công thương nghiệp
B. Nông nghiệp - công nghiệp - quân sự
C. Cướp đất lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế
D. Ngoại thương - quân sự - giao thông thuỷ bộ
-
Câu 38:
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa thành những tầng lớp nào?
A. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tư sản, công nhân
B. Địa chủ, nông dân, tư sản, công nhân
C. Địa chủ, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, công nhân
D. Địa chủ, nông dân, nô lệ, tiểu tư sản, công nhân
-
Câu 39:
Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt, đời sống của nhân dân cải thiện rõ rệt.
B. Công nghiệp phát triển, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đáng kể.
C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc.
D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh, nhất là phong trào công nhân.
-
Câu 40:
Chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A. Phát triển độc lập tự chủ.
B. Trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
C. Phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
D. Lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.