Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022
Trường THPT Lương Ngọc Quyến
-
Câu 1:
“Ưng Lịch” là tên hiệu của vua
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Tự Đức.
D. Hàm Nghi.
-
Câu 2:
Phái chủ chiến của triều đình đã thực hiện kế hoạch gì vào rạng sáng ngày 5/7/1885?
A. Tấn công đồn Chợ Rẫy.
B. Xuống chiếu Cần vương kêu gọi cứu nước.
C. Tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.
D. Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành.
-
Câu 3:
Người lấy danh nghĩa nhà vua, xuống chiếu Cần vương năm 1885 là
A. Tôn Thất Tùng.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Tôn Thất Đàm.
D. Trương Quang Ngọc.
-
Câu 4:
Vào cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và chịu án lưu đầy ở
A. Tây Ban Nha.
B. An-giê-ri.
C. Tuy-ni-di.
D. Bun-ga-ri.
-
Câu 5:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiếu Cần vương năm 1885 là gì?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Lên án, tố cáo hành động đầu hàng của một số quan lại.
C. Bày tỏ lòng yêu nước của nhà vua.
D. Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
-
Câu 6:
Bãi Sậy là địa danh thuộc tỉnh nào nước ta ngày nay.
A. Hưng Nguyên.
B. Hưng Yên.
C. Bắc Ninh.
D. Bắc Giang.
-
Câu 7:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là gì?
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
-
Câu 8:
Giai đoạn từ năm 1888 - 1896 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là
A. chuẩn bị lực lượng và xây dựng cơ sở chiến đấu.
B. hòa hoãn với thực dân Pháp.
C. tập trung chiến đấu quyết liệt.
D. chặn đánh các đoàn xe của thực dân Pháp.
-
Câu 9:
Sau thất bại của khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần vương tiếp tục diễn ra thế nào?
A. Mở rộng địa bàn hoạt động khắp cả nước.
B. Thu hẹp lại ở các vùng miền núi trung du.
C. Phát triển mạnh mẽ, thu hút nông dân tham gia.
D. Đi đến chấm dứt.
-
Câu 10:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) thuộc giai cấp nào?
A. Trí thức.
B. Thương nhân.
C. Địa chủ.
D. Nông dân.
-
Câu 11:
Cho biết mục tiêu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì?
A. Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quê hương, giữ đất, giữ làng.
B. Đánh Pháp, giành lại độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
C. Lật đổ chế độ phong kiến.
D. Lật đổ bọn tay sai địa phương.
-
Câu 12:
Phong trào Cần Vương kết thúc, đánh dấu sự chấm dứt của khuynh hướng cứu nước gì?
A. Khuynh hướng phong kiến.
B. Khuynh hướng tư sản.
C. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Khuynh hướng vô sản.
-
Câu 13:
Chính phủ Pháp đã cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương 1897?
A. Pôn Đu-me.
B. Pôn Ben.
C. Pôn Lu-i Lúc.
D. Jen Đe-co.
-
Câu 14:
Cho biết chính sách nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A. tập trung khai thác mỏ.
B. xây dựng hệ thống giao thông.
C. cướp đoạt ruộng đất.
D. độc quyền thu thuế.
-
Câu 15:
Kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp mang đặc điểm là
A. nền kinh tế phong kiến.
B. nền kinh tế nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
C. nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 16:
Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành mấy giai tầng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 17:
Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A. địa chủ, nông dân, công nhân.
B. công nhân, nông dân, tư sản.
C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
D. tư sản, nông dân, tiểu tư sản.
-
Câu 18:
Hãy cho biết mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu là
A. đòi quyền lợi về kinh tế.
B. đòi quyền lợi về chính trị.
C. đòi độc lập dân tộc.
D. đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
-
Câu 19:
Vào đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam tập trung chủ yếu trong ngành
A. đồn điền.
B. khai thác mỏ.
C. đóng tàu.
D. xây dựng.
-
Câu 20:
Kinh tế Việt Nam chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
A. Kinh tế công nghiệp làm chủ đạo.
B. Không chuyển biến, nông nghiệp lạc hậu.
C. Công thương nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ.
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
-
Câu 21:
Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ.
D. Sĩ phu yêu nước.
-
Câu 22:
Trong trận chiến bảo vệ Ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?
A. Viên Chưởng Cơ.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Lâm.
-
Câu 23:
Vì sao Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết hiệp ước 1874?
A. Pháp sa lầy ở trận đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.
-
Câu 24:
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
-
Câu 25:
Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc Kì lần thứ hai năm 1882?
A. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874.
B. Nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
C. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh ở Trung Quốc.
D. Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
-
Câu 26:
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).
C. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
-
Câu 27:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.
B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.
C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.
D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.
-
Câu 28:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước năm 1862, 1874, 1883, 1884?
A. Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.
B. Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.
C. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.
D. Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến…phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
-
Câu 29:
Phong trào Cần vương thất bại, đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất
A. phong kiến.
B. nông dân.
C. tư sản.
D. vô sản.
-
Câu 30:
Cho biết điểm nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là sự xuất hiện của liên minh các nước
A. đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan.
B. phát xít Đức, I-ta-li-a, Tây Ban Nha.
C. đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
D. phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (phe Trục).
-
Câu 31:
Ngày 20 tháng 11 năm 1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
A. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
B. Pháp đánh chiếm Hưng Yên.
C. Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
D. Tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội.
-
Câu 32:
Chính sách nào của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài?
A. “Ngụ binh ư nông”.
B. “Bế quan tỏa cảng”.
C. “Dĩ nông vi bản”.
D. “Trọng nông ức thương”
-
Câu 33:
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873)?
A. Thực dân Pháp mượn cớ cái chết của Gác-ni-ê lớn tiếng kêu gọi trả thù.
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng.
C. Là cơ hội cho quân dân ta đánh bật quân Pháp ra khỏi Bắc kì.
D. Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi.
-
Câu 34:
Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với phát xít là
A. Pháp kí hiệp định đình chiến với Đức.
B. Hội nghị Muy-ních.
C. Chính phủ Pê-tanh làm tay sai cho Đức.
D. “Cuộc chiến tranh kì quặc”.
-
Câu 35:
Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được?
A. Phong trào “tị địa”.
B. Phong trào “tiêu thổ” kháng chiến.
C. Phong trào khởi nghĩa nông dân.
D. Phong trào đấu tranh bằng văn thơ của các nhà Nho yêu nước.
-
Câu 36:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tư tưởng chủ hòa của triều đình Nguyễn bắt đầu lan ra từ khi nào?
A. Pháp đánh Đà Nẵng (1858).
B. Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định (1860).
C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
-
Câu 37:
Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần vương là
A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tự kháng chiến.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến.
C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyên góp cho kháng chiến.
-
Câu 38:
Chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đầy chiến tranh về phía Liên Xô của Anh, Pháp và Đạo luật trung lập (8-1935) của Mĩ đã dẫn đến hậu quả
A. Anh, Pháp đã giữ nguyên được trật tự thể giới có lợi cho mình.
B. Liên Xô đứng về phía các nước bị xâm lược.
C. Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
-
Câu 39:
Phong trào đấu tranh chống Pháp, chống phong kiến đầu hàng của nhân dân ba tỉnh miền Đông được bắt đầu từ
A. sau khi Pháp đánh Đà Nẵng.
B. sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
C. sau khi đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp.
D. sau khi Pháp tấn công Gia Định.
-
Câu 40:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về vấn đề vũ khí.
B. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước…
C. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về việc phát triển kinh tế.
D. mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản về chính sách huấn luyện quân đội.