Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022
Trường THPT Võ Nguyên Giáp
-
Câu 1:
Đâu là phong trào cải cách văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước ở đầu thế kỉ XX?
A. Đông Du.
B. Đông kinh nghĩa thục.
C. Chống thuế ở Trung kì.
D. Vận động Duy tân.
-
Câu 2:
Xã hội Vỉệt Nam trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.
C. Nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
D. Nông dân, địa chủ.
-
Câu 3:
Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì:
A. Muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.
B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hóa văn minh.
C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây đối với Việt Nam.
D. Tìm liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài.
-
Câu 4:
Vì sao tư bản Pháp hạn chế phát triển ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị.
B. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Pháp.
D. Kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
-
Câu 5:
Chuyển biến về kinh tế Việt Nam trong chương trình khaỉ thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A. Phát triển độc lập tự chủ.
B. Trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
C. Phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
D. Lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
-
Câu 6:
Xu hướng đấu tranh của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX
A. Bạo lực.
B. Cải cách.
C. Bất bạo động.
D. Bạo động.
-
Câu 7:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1906) là có ý nghĩa như là
A. Cuộc cải cách văn hóa - xã hội và giáo dục lòng yêu nước.
B. Cuộc đánh đổ thực dân Pháp.
C. Vận động thay đổi về lối sống, trang phục.
D. Cải cách về kinh tế đất nước.
-
Câu 8:
Thái độ chính trị của bộ phận địa chủ phong kiến vừa và nhỏ là:
A. Có tinh thần chống Pháp.
B. Tay sai của Pháp.
C. Có tinh thần cách mạng hăng hái nhất.
D. Thỏa hiệp với Pháp để được hưởng quyền lợi.
-
Câu 9:
Mục tiêu quan trọng nhất của phong trào Cần Vương
A. Xây dựng triều đại phong kiến tiến bộ hơn.
B. Chống sự phản động của phái chủ hòa.
C. Chống Pháp giành độc lập dân tộc.
D. Chống Pháp của phái chủ chiến.
-
Câu 10:
Xu hướng đấu tranh của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là
A. Bất bạo động.
B. Bạo lực.
C. Bạo động.
D. Cải cách.
-
Câu 11:
Sự kiện nào chứng tỏ Cuộc vận động Duy tân ở Trung kì đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa và trở thành cuộc đấu tranh quyết liệt?
A. Các trường dạy học chữ Quốc ngữ được thành lập ở nhiều nơi.
B. Xuất hiện các công ti ở Quảng Nam, Phan Thiết.
C. Nhân dân cắt tóc ngắn, mặc áo quần theo kiểu Âu hóa.
D. Phong trào chống thuế ở Trung kì 1908.
-
Câu 12:
Vì sao những cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại?
A. Chưa làm bùng nổ thành một cuộc cách mạng.
B. Bế tắc về đường lối lãnh đạo.
C. Tầm nhìn hạn chế.
D. Bị thực dân Pháp đàn áp.
-
Câu 13:
Chuyển biến tích cực của kinh tế Việt Nam trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp là
A. Đầu tư thêm vốn.
B. Du nhập phương thức sản xuất tư sản chủ nghĩa.
C. Lệ thuộc vào Pháp.
D. Duy trì phương thức bóc lột phong kiến.
-
Câu 14:
Hệ quả lớn nhất của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đối với xã hội Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội ngày càng sâu sắc.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng sâu sắc.
C. Nền kinh tế bị lệ thuộc vào thực dân Pháp.
D. Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản.
-
Câu 15:
Điểm giống nhau về con đường đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. Thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.
B. Chủ trương đánh Pháp, giành độc lập.
C. Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Kêu gọi cải cách về văn hóa - xã hội.
-
Câu 16:
Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
A. Tư sản Việt với tư sản Pháp.
B. Công nhân với tư sản.
C. Nông dân với địa chủ.
D. Dân tộc Việt với thực dân Pháp.
-
Câu 17:
Nguyên nhân khách quan khiến những cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại là
A. Tầm nhìn hạn chế.
B. Bế tắc về đường lối lãnh đạo.
C. Chưa làm bùng nổ thành một cuộc cách mạng.
D. Bị thực dân Pháp đàn áp.
-
Câu 18:
Tình cảnh của giai cấp nông nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
A. Nông dân có ruộng nên đời sống ổn định.
B. Bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ, đời sống vô cùng khó khăn.
C. Nông dân được hưởng cuộc sống tự do, không bị phong kiến và đế quốc áp bức.
D. Đại đa số nông dân vẫn có ruộng đất để cày cấy nhưng do mất mùa liên tiếp nên đời sống khó khăn.
-
Câu 19:
“Nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến ...” là chủ trương đấu tranh của sĩ phu yêu nước nào?
A. Phan Châu Trinh.
B. Phan Bội Châu.
C. Lương Văn Can.
D. Nguyễn Quyền.
-
Câu 20:
Nhận xét về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
B. Khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
C. Làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự.
D. Xác định đúng đắn về con đường cách mạng.
-
Câu 21:
Khuynh hướng đấu tranh mới trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Dân chủ tư sản
B. Vô sản
C. Phong kiến
D. tiểu tư sản
-
Câu 22:
Tầng lớp nào làm trung gian, đại lí tiêu thụ, thu mua, cung ứng nguyên vật liệu cho Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Tư sản
B. Tiểu tư sản
C. Địa chủ
D. Công nhân
-
Câu 23:
Điểm khác nhau trong phương pháp đấu tranh của Phan Bội Châu so với Phan Châu Trinh là
A. Dựa vào nước ngoài để đánh Pháp.
B. Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Chủ trương cứu nước bằng phương pháp bạo động.
D. Chủ trương cứu nước bằng phương pháp cải cách.
-
Câu 24:
Lí do quan trọng nhất để Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam:
A. Chiếm được Đà Nẵng sẽ cắt đứt con đường tiếp tế của triều đình nhà Nguyễn.
B. Đà Nẵng có cảng biển nước sâu tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền chiến Pháp – Tây Ban Nha dễ dàng dàn trận.
C. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tấn công kinh thành Huế.
D. Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo đạo ki tô giáo nên tấn công sẽ được sự hưởng ứng ủng hộ của giáo dân.
-
Câu 25:
Thái độ chính trị của giai cấp nông dân Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Pháp là
A. Lực lượng lãnh đạo.
B. Lực lượng cách mạng hăng hái.
C. Lực lượng cách mạng to lớn.
D. Lực lượng tay sai của Pháp.
-
Câu 26:
Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Pháp là
A. Nông dân, địa chủ.
B. Nông dân, tiểu tư sản, tư sản.
C. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản.
-
Câu 27:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất đối với nước ta hiện nay được rút ra từ cuộc vận động cải cách văn hóa – xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là gì?
A. Chú trọng phát triển kinh tế bên trong đất nước.
B. Tự cường dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân.
C. Dựa vào lực lượng bên ngoài để xây dựng nền dân chủ đất nước.
D. Tranh thủ mọi sự đồng tình giúp đỡ bên ngoài để phát triển đất nước.
-
Câu 28:
Đâu không phải là chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp?
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Xây dựng hệ thống giao thông.
C. Khai thác đất hoang.
D. Tập trung khai thác mỏ.
-
Câu 29:
Mục đích của Pháp trong việc xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam?
A. Phục vụ khai thác và quân sự của Pháp.
B. Khai sáng nền văn minh Việt Nam.
C. Phục vụ mục đích quân sự của Pháp.
D. Phục vụ cho nhân dân Việt Nam.
-
Câu 30:
Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương
A. Thực dân Pháp còn mạnh.
B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự liên kết thống nhất.
C. Chưa có đường lối rõ ràng.
D. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
-
Câu 31:
Trong nhưng cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương?
A. Ba Đình
B. Bãi Sậy
C. Hương Khê
D. Yên Thế
-
Câu 32:
Chọn câu đúng nhất: Mục đích Pháp xâm lược Việt nam là
A. Biến Việt Nam thành thuộc địa.
B. Khai thác tài nguyên.
C. Làm bàn đạp xâm lược Lào và Campuchia.
D. Chiếm đất Việt Nam lập các đồn điền.
-
Câu 33:
Tướng giặc bị giết chết ở trận Cầu giấy lần thứ nhất là:
A. Đuy-puy
B. Gác-ni-ê
C. Ri-vi-e
D. Hác-măng
-
Câu 34:
Hiệp ước Giáp Tuất được ký năm
A. 1864
B. 1862
C. 1874
D. 1784
-
Câu 35:
Sau khi không chiếm được Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào đánh Gia định nhằm
A. Làm bàn đạp xâm lược Campuchia
B. Chiếm vựa lúa Nam bộ, gây khó khăn cho nhà Nguyễn
C. Nhằm cô lập 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ
D. Gia Định là nơi giàu có
-
Câu 36:
Tính đến 1858 Việt Nam là một nước
A. thuộc đìa
B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến
D. theo chế độ quân chủ, có độc lập chủ quyền
-
Câu 37:
Pháp tấn công Gia Định lần thứ nhất năm nào?
A. 1860
B. 1861
C. 1859
D. 1862
-
Câu 38:
Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. 1/9/1858
B. 11/8/1858
C. 31/8/1858
D. 3/8/1858
-
Câu 39:
Thời kỳ đầu phong trào Cần vương lãnh đạo trực tiếp là:
A. Các thủ lĩnh nông dân
B. Phan Đình Phùng
C. Các sỹ phu, văn thân
D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
-
Câu 40:
Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương là khởi nghĩa
A. Bãi Sậy
B. Hương Khê
C. Yên Thế
D. Ba Đình