Đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Tại trận Cầu Giấy lần thứ 1 (12/1873), tướng giặc bị tiêu diệt là
A. Hác-măng.
B. Ri-vi-e.
C. Gác-ni-ê.
D. Đuy-puy.
-
Câu 2:
Các thành phố, các tỉnh, các vùng Bắc Kì bị Pháp chiếm trong cuộc xâm lược lần thứ hai 1882 là
A. Hà Nội, Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Phủ Lí.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hòn Gai, Nam Định.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
-
Câu 3:
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. Nguyễn Thiện Thuật - Nguyễn Quang Bích.
B. Phan Đình Phùng - Đinh Công Tráng.
C. Phạm Bành - Đinh Công Tráng.
D. Phan Đình Phùng - Cao Thắng.
-
Câu 4:
Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ 2 vào năm
A. 1883.
B. 1882.
C. 1881.
D. 1884.
-
Câu 5:
Căn cứ phụ của Ba Đình là
A. Quảng Hóa.
B. Thượng Thọ.
C. Quảng Trị.
D. Phi Lai.
-
Câu 6:
Lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1939 là lực lượng nào?
A. Công hội.
B. Tổ chức công đoàn.
C. Đảng Quốc đại.
D. Tướng lĩnh trong quân đội.
-
Câu 7:
Căn cứ Bãi Sậy thuộc tỉnh
A. Thanh Hóa.
B. Hưng Yên.
C. Nam Định.
D. Sơn Tây.
-
Câu 8:
Nghĩa quân chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ vì
A. Vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ.
B. Vùng trung du, dễ đánh và rút lui.
C. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm, dễ che dấu lực lượng và mai phục đánh địch.
D. Địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích.
-
Câu 9:
Chính phủ Nam Kinh đại diện cho giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Trí thức, tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Đại địa chủ, đại tư sản.
-
Câu 10:
Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
B. Từ đây giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình.
C. Đánh dấu việc giai cấp vô sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 11:
Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là
A. Tôn Thất Thiệp.
B. Trương Quang Ngọc.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Thanh Giản.
-
Câu 12:
Nội dung chiếu Cần vương đã
A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
B. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
C. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 13:
Sau chiến tranh Bắc phạt, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo quần chúng chống lại lực lượng nào?
A. Chống lại Chính phủ Quốc dân đảng.
B. Chống lại các thế lực phong kiến.
C. Chống lại các thế lực đế quốc phương Tây.
D. Chống lại đế quốc Nhật Bản.
-
Câu 14:
Cuộc vạn lí trường chinh diễn ra vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1934.
B. Tháng 11/1934.
C. Tháng 10/1934.
D. Tháng 12/1934.
-
Câu 15:
Sau khi tiến hành cuộc chính biến, Tưởng Giới Thạch đã có những hành động gì?
A. Tuyên bố chống lại Đảng Cộng sản.
B. Thành lập Quốc hội.
C. Thành lập chính phủ tại Nam Kinh.
D. Tuyên bố lên làm Tổng thống.
-
Câu 16:
Hậu quả của việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là
A. Quân Pháp có điều kiện trở lại xâm lược toàn bộ Bắc Kì.
B. Từ đây nước ta trở thành thị trường riêng của Pháp.
C. Làm mất một phần chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
D. Cả ba ý trên.
-
Câu 17:
Phong trào nông dân Yên Thế do
A. Phong trào Cần vương khởi xướng.
B. Nông dân tự động kháng chiến.
C. Triều đình tổ chức.
D. Các cuộc khởi nghĩa Cần vương hợp lại.
-
Câu 18:
Quân Pháp làm chủ Thuận An ngày
A. 20/9/1883.
B. 20/8/1883.
C. 20/10/1883.
D. 18/8/1883.
-
Câu 19:
Chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì
A. Đó là chiếu chỉ của vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến
B. Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta
C. Nhân dân oán hận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và căm thù thực dân Pháp
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 20:
Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là
A. Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
B. Không chọn được người kế vị Tự Đức.
C. Quân Pháp tấn công Thuận An (1883).
D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2 (1882).
-
Câu 21:
Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình là
A. Đinh Công Tráng, Nguyễn Xuân Bích.
B. Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng.
C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
D. Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật.
-
Câu 22:
Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã
A. Mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương.
B. Đưa vua Hàm nghi và tam cung rời khỏi Hoàng thành đến Sơn Phòng - Tân Sở (Quảng Trị).
C. Chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng căn cứ tại Quảng Bình, Hà Tĩnh tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 23:
Thời gian tồn tại của khởi nghĩa Hương Khê là
A. 15 năm.
B. 13 năm.
C. 5 năm.
D. 11 năm.
-
Câu 24:
Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 vì
A. Muốn chia sẻ quyền thống trị với Pháp, bảo vệ quyền lợi của dòng họ.
B. Giành lại những vùng đất đã mất.
C. Muốn quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 25:
Nghĩa quân chọn Ba Đình để xây dựng căn cứ vì
A. Đây là vùng sông nước thuận lợi cho đánh thủy.
B. Có lũy tre dày bao bọc, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ và phòng thủ, gần quốc lộ Bắc-Nam.
C. Vùng lau sậy um tùm, dễ che dấu lực lượng và đánh mai phục.
D. Địa thế rừng núi hiểm trở thuận lợi cho cách đánh du kích.
-
Câu 26:
Lãnh tụ của phong trào nông dân Yên Thế là
A. Cao Thắng.
B. Phan Đình Phùng.
C. Nguyễn Thiện Thuật.
D. Hoàng Hoa Thám.
-
Câu 27:
Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã có 2 lần giảng hòa với Pháp (1894,1897) vì
A. Cần thương lượng để cùng chia sẻ vùng Yên Thế với Pháp.
B. Cần tranh thủ thời gian giảng hòa để củng cố căn cứ và lực lượng.
C. Thế và lực ta mạnh hơn Pháp.
D. Pháp ép buộc.
-
Câu 28:
Quân Tưởng tổ chức bao nhiêu lần vây quét căn cứ địa của Đảng Cộng sản?
A. 3 lần.
B. 2 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
-
Câu 29:
Từ việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874, có thể kết luận rằng
A. Triều đình nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi dòng họ là một sáng suốt.
B. Triều đình nhà Nguyễn không tận dụng ưu thế có được từ chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 để tổ chức phản công đánh Pháp là một sai lầm. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc và lãnh thổ quốc gia.
C. Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 để quân Pháp rút khỏi Bắc Kì là quyết định đúng đắn.
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển.
-
Câu 30:
Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1927.
B. Tháng 3/1927.
C. Tháng 6/1927.
D. Tháng 4/1927.
-
Câu 31:
Những nội dung thuộc Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt là
A. Về chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm.
B. Nới rộng phần đất Trung Kì cho triều đình cai quản như mọi hoạt động phải thông qua khâm sứ Pháp.
C. Việt Nam đặt dưới quyền “bảo hộ” của Pháp.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 32:
Những nhận xét đúng về thuận lợi, khó khăn của căn cứ Ba Đình là
A. Vị trí ba làng tạo thế chân kiềng, nghĩa quân dễ dàng phối hợp, hỗ trợ nhau trong chiến đấu.
B. Mạnh mẽ về phòng thủ, hạn chế trong việc tấn công và rút lui.
C. Gần quốc lộ Bắc –Nam, nghĩa quân có thể khống chế và tiêu diệt địch trên tuyến giao thông quan trọng này.
D. Những nhận xét trên đều đúng.
-
Câu 33:
Quân triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873 vì
A. Đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân để kháng chiến.
B. Lo đàn áp nhân dân.
C. Họ chống cự yếu ớt.
D. Triều đình ra lệnh đầu hàng.
-
Câu 34:
Pháp rút khỏi Bắc Kì tháng 3 năm 1874 vì
A. Tình hình chính quốc gặp khó khăn chưa thể viện binh.
B. Đã đạt được một số quyền lợi trong Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì phát triển mạnh.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 35:
Thái độ nhân dân và sĩ phu yêu nước sau khi nhà Nguyễn kí các Hiệp ước là
A. Không hợp tác với triều đình, quyết tâm chống Pháp đến cùng (đánh cả triều đình lẫn Tây).
B. Nao núng, hoảng sợ, nhụt chí đấu tranh.
C. Đồng ý với quyết định của triều đình.
D. Chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp.
-
Câu 36:
Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở
A. Kinh đô Huế.
B. Căn cứ Ba Đình.
C. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
D. Đồn Mang Cá.
-
Câu 37:
Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác trong những năm 1926 – 1927 nhằm mục đích gì?
A. Chống lại sự xâm lược của đế quốc Nhật.
B. Cùng nhau xây dựng đổi mới Trung Quốc phát triển về kinh tế văn hóa.
C. Cùng nhau chống lại các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.
D. Cùng nhau thành lập Chính phủ cầm quyền.
-
Câu 38:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1 (12/1873), lần thứ 2 (5/1883), giết chết 2 kẻ cầm đầu tấn công Bắc Kì (Gác-ni-ê, Ri-vi-e), đều là chiến công của
A. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
B. Quân triều đình.
C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
D. Dân binh Hà Nội.
-
Câu 39:
Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Nhân dân các nước thuộc địa.
-
Câu 40:
Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.
B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.