Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 KNTT năm 2021-2022
Trường THCS Bắc Kạn
-
Câu 1:
Vật liệu nào là chất cách điện?
A. Gỗ
B. Đồng
C. Sắt
D. Nhôm
-
Câu 2:
Nguyên liệu nào được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..?
A. Cát
B. Đá vôi
C. Đất sét
D. Đá
-
Câu 3:
Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không nên dùng biện pháp nào?
A. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy
B. Chẻ nhỏ củi
C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt
D. Phơi củi cho thật khô
-
Câu 4:
Cây trồng nào không được xem là cây lương thực?
A. Lúa mì
B. Ngô
C. Mía
D. Lúa gạo
-
Câu 5:
Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào yếu tố nào?
A. Thể của chất
B. Mùi vị của chất
C. Tính chất của chất
D. Số chất tạo nên
-
Câu 6:
Nêu tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang?
A. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào
B. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào
C. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào
D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào
-
Câu 7:
Tên phổ thông của các loài được hiểu như thế nào?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố)
-
Câu 8:
Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5)
B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 9:
Dụng cụ nào được dùng để quan sát vi khuẩn?
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi
D. Kính viễn vọng
-
Câu 10:
Vật chất di truyền của một virus là gì?
A. ARN và ADN
B. ARN và gai glycoprotein
C. ADN hoặc gai glycoprotein
D. ADN hoặc ARN
-
Câu 11:
Nội dung nào đúng khi nói về nguyên sinh vật?
A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi
B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường
-
Câu 12:
Khẳng định nào đúng về nấm?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người
-
Câu 13:
Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở vị trí nào?
A. Mặt dưới của lá
B. Mặt trên của lá
C. Thân cây
D. Rễ cây
-
Câu 14:
Tập hợp các loài nào thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
D. Gấu, mèo, dê, cá heo
-
Câu 15:
Sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên
-
Câu 16:
Trường hợp nào làm xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất
B. Gió thổi làm thuyền chuyển động
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống
-
Câu 17:
Người ta biểu diễn lực bằng yếu tố gì?
A. Đường thẳng
B. Mũi tên
C. Tia
D. Đoạn thẳng
-
Câu 18:
Phát biểu nào đúng về lò xo?
A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực
B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu
C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo
D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo
-
Câu 19:
Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào?
A. Trái Đất
B. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
D. Người đứng trên mặt đất
-
Câu 20:
Trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát?
A. Xe đạp đi trên đường
B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Lò xo bị nén
D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
-
Câu 21:
Khi thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?
A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất
B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí
C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước
D. Chỉ chịu lực cản của không khí
-
Câu 22:
Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ đâu?
A. mũi tên
B. cánh cung
C. gió
D. cả 3 yếu tố trên
-
Câu 23:
Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là gì?
A. động năng
B. hóa năng
C. thế năng đàn hồi
D. quang năng
-
Câu 24:
Thiết bị nào sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?
A. Quạt điện
B. Máy bơm nước
C. Máy khoan
D. Bếp điện
-
Câu 25:
Trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?
A. năng lượng điện
B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm
C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường
D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm
-
Câu 26:
Đồ dùng nào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời
B. Chong chóng
C. Pin Mặt Trời
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 27:
Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng?
A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày
B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách
D. Tất cả các biện pháp trên
-
Câu 28:
Chuyển động nào là chuyển động thực?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
D. Cả B và C
-
Câu 29:
Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất mất khoảng bao nhiêu thời gian?
A. 24 giờ
B. 27,32 giờ
C. 27,32 ngày
D. 27,32 năm
-
Câu 30:
Một đơn vị thiên văn là gì?
A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau
B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh
-
Câu 31:
Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
A. Thiên Hà xoắn ốc
B. Thiên Hà elip
C. Thiên Hà hỗn hợp
D. Thiên Hà không định hình
-
Câu 32:
Chọn câu phát biểu đúng về Ngân Hà?
A. Ngân Hà không chuyển động mà chỉ có hệ Mặt Trời của chúng ta chuyển động
B. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng 600 000 m/s
C. Muốn quan sát các thiên thể ta cần sử dụng kính lúp
D. Kích thước của hệ Mặt Trời lớn hơn nhiều so với kích thước của Ngân Hà
-
Câu 33:
Phát biểu nào là đúng về lực cản?
A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm
B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm
C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
D. Cả A và B đúng
-
Câu 34:
Trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?
A. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m
B. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m
C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m
D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m
-
Câu 35:
Công thức nào tính trọng lượng của một vật?
A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P
-
Câu 36:
Trường hợp nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác
B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác
C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác
D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác
-
Câu 37:
Vật nào có tính chất đàn hồi?
A. Quyển sách
B. Sợi dây cao su
C. Hòn bi
D. Cái bàn
-
Câu 38:
Dụng cụ nào dùng để đo độ lớn của lực?
A. Lực kế
B. Tốc kế
C. Nhiệt kế
D. Cân
-
Câu 39:
Biện pháp nào không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
C. Phát quang bụi rậm
D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt
-
Câu 40:
Trùng kiết lị có khả năng nào dưới đây?
A. Mọc thêm roi
B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da
D. Hình thành lông bơi