Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THCS Trần Quốc Toản
-
Câu 1:
Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì:
A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
B. nuôi con bằng sữa
C. bộ lông dày, giữ nhiệt
D. cơ thể có kích thước lớn
-
Câu 2:
Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá
B. Thú
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 3:
Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là:
A. nước ta có địa hình phức tạp
B. nước ta có nhiều sông hồ
C. nước ta có diện tích rộng
D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều …
-
Câu 4:
Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?
A. Bảo toàn đa dạng sinh học.
B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.
C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.
D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.
-
Câu 5:
Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá xương?
A. Cá mập
B. Cá đuối
C. Cá chép
D. Cá nhám
-
Câu 6:
Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đa dạng về môi trường sống
B. Số lượng loài ít
C. Đa dạng về lối sống
D. Đa dạng về hình thái
-
Câu 7:
Chọn câu trả lời sai ?
A. Mọi vật đều có khối lượng.
B. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó
C. Trọng lượng của một vật thay đổi theo độ cao.
D. Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó.
-
Câu 8:
Chọn câu sai. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây (lực căng dây). Hai lực này có đặc điểm:
A. Là hai lực cân bằng
B. Cùng chiều
C. Có cường độ bằng nhau
D. Cùng phương
-
Câu 9:
Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì
A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.
-
Câu 10:
Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N
B. N/m3
C. N.m2
D. N.m
-
Câu 11:
Thả một thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của:
A. Phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi
B. Sức đẩy của gió
C. Lực ma sát giữa thùng phi với mặt dốc
D. Trọng lực
-
Câu 12:
Trường hợp nào xuất hiện lực cản?
A. Tàu ngầm dưới đáy biển
B. người bơi trong nước
C. Cá bơi trong nước
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi lần lượt của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
A. Quang năng → Động năng → Thế năng → Nhiệt năng.
B. Quang năng → Nhiệt năng → Thế năng → Động năng.
C. Quang năng→ Thế năng → Nhiệt năng → Động năng.
D. Nhiệt năng -→ Thế năng → Động năng → Quang năng.
-
Câu 14:
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng nước.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng mặt trời.
D. Năng lượng từ than đá.
-
Câu 15:
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:
A. Nhiệt năng.
B. Quang năng.
C. Động năng.
D. Điện năng.
-
Câu 16:
Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
A. Sinh khối.
B. Khí tự nhiên.
C. Xăng.
D. Than đá.
-
Câu 17:
Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt.
B. Để điều hòa ở mức 260C.
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
-
Câu 18:
Spút – nhích là vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô phóng lên vào năm nào?
A. 1960.
B. 1947.
C. 1950.
D. 1957.
-
Câu 19:
Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
A. Khoảng hai tuần
B. Khoảng ba tuần.
C. Khoảng 1 tuần.
D. Khoảng 1 tháng.
-
Câu 20:
Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thổ tinh.
-
Câu 21:
Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:
A. Sao băng.
B. Sao đôi.
C. Sao chổi.
D. Sao siêu mới.
-
Câu 22:
Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …
A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất.
B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời.
C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng.
D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao.
-
Câu 23:
Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
-
Câu 24:
Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy:
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó.
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
-
Câu 25:
Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?
A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
B. Để điều hòa ở mức dưới 200C
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh.
-
Câu 26:
Nguồn năng lượng tái tạo là:
A. Nguồn năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.
B. Nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên.
C. Nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 27:
Khi bóng đèn sợi đốt chiếu sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
A. Điện năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.
B. Nhiệt năng là có ích, quang năng là hao phí.
C. Quang năng là có ích, nhiệt năng là hao phí.
D. Quang năng là có ích, điện năng là hao phí.
-
Câu 28:
Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …
A. Nhiệt năng.
B. Thế năng đàn hồi.
C. Thế năng hấp dẫn.
D. Động năng.
-
Câu 29:
Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng
A. Làm nóng một vật khác.
B. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
C. Giữ cho nhiệt độ không đổi.
D. Nổi được trên mặt nước.
-
Câu 30:
Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lò xo bị nén
B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
C. Xe đạp đi trên đường
D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
-
Câu 31:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
D. Cả 3 phương án trên.
-
Câu 32:
Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
B. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
C. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N
-
Câu 33:
Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:
A. Lực đẩy của tay
B. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
C. Một lí do khác
D. Sức đẩy của không khí
-
Câu 34:
Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?
A. Ong mật
B. Ve sầu
C. Bọ ngựa
D. Châu chấu
-
Câu 35:
Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?
(1) Hình thái (2) Số lượng loài
(3) Kiểu dinh dưỡng (4) Môi trường sống
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (3), (4)
D. (2), (4)
-
Câu 36:
Con ốc sên có đặc điểm nào dưới đây?
A. Di chuyển nhanh
B. Cơ thể phân đốt
C. Có mai cứng ở lưng
D. Có vỏ cứng bên ngoài cơ thể
-
Câu 37:
Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường lạnh là:
A. thường hoạt động vào ban đêm
B. bộ lông dày
C. chân cao, đệm thịt dày
D. màu lông trắng hoặc xám
-
Câu 38:
Trong tự nhiên, đa dạng sinh học có những vai trò nào dưới đây?
(1) Bảo vệ tài nguyên đất, nước …
(2) Điều hòa khí hậu
(3) Phân hủy chất thải
(4) Cung cấp vật liệu cho xây dựng
(5) Làm chỗ ở cho các loài sinh vật khác
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 2, 4, 5
-
Câu 39:
Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?
A. Chim cánh cụt
B. Dơi
C. Đà điểu
D. Cá sấu
-
Câu 40:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2