Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST năm 2023-2024
Trường THCS Lê Duẫn
-
Câu 1:
Khi thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?
A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất
B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí
C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước
D. Chỉ chịu lực cản của không khí
-
Câu 2:
Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
-
Câu 3:
Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ đâu?
A. mũi tên
B. cánh cung
C. gió
D. cả 3 yếu tố trên
-
Câu 4:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.
-
Câu 5:
Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là gì?
A. động năng
B. hóa năng
C. thế năng đàn hồi
D. quang năng
-
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
-
Câu 7:
Thiết bị nào sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?
A. Quạt điện
B. Máy bơm nước
C. Máy khoan
D. Bếp điện
-
Câu 8:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
-
Câu 9:
Trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?
A. năng lượng điện
B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm
C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường
D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm
-
Câu 10:
Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn
-
Câu 11:
Đồ dùng nào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời
B. Chong chóng
C. Pin Mặt Trời
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 12:
Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước
-
Câu 13:
Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng?
A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày
B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách
D. Tất cả các biện pháp trên
-
Câu 14:
Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là:
A. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.
B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
C. Ăn rau sống, ăn gỏi cá.
D. Tẩy giun định kì.
-
Câu 15:
Chuyển động nào là chuyển động thực?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
D. Cả B và C
-
Câu 16:
Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D. Trọng lượng của lò xo
-
Câu 17:
Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?
A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng
B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh
C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led
D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt
-
Câu 18:
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.
-
Câu 19:
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?
A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ
B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường
C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động
D. Cả B và C
-
Câu 20:
Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?
A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
-
Câu 22:
Vật chất di truyền của một virus là
A. ARN và ADN.
B. ARN và gai glycoprotein.
C. ADN hoặc gai glycoprotein.
D. ADN hoặc ARN.
-
Câu 23:
Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?
A. Mũi tên đang bay
B. Xe đang chạy trên đường
C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất
D. Quả bóng lăn trên mặt đất
-
Câu 24:
Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hạt
B. Có hệ mạch
C. Có bào tử
D. Có hoa
-
Câu 25:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Bạn Lan đang tập bơi
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường
D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời
-
Câu 26:
Khi bếp ga hoạt động có sự chuyển hóa:
A. Hóa năng thành nhiệt năng
B. Điện năng thành cơ năng
C. Điện năng thành hóa năng
D. Nhiệt năng thành điện năng
-
Câu 27:
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?
A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P
-
Câu 28:
Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?
A. Chim cánh cụt
B. Dơi
C. Chim đà điểu
D. Cá sấu
-
Câu 29:
Trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng
B. Cành cây đung đưa trước gió
C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống
D. Em bé đang đi xe đạp
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?
A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
-
Câu 31:
Trường hợp nào lực ma sát có ích?
A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng
B. Xe đạp đi nhiều nên xích, lốp bị mòn
C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả
D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn
-
Câu 32:
Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù
D. Tránh mất nước cho cơ thể
-
Câu 33:
Đơn vị của năng lượng là gì?
A. Niu – ton (N)
B. độ C (0C)
C. Jun (J)
D. kilogam (kg)
-
Câu 34:
Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?
A. Do khí hậu ấm áp
B. Do nguồn thức ăn phong phú
C. Do môi trường sống đa dạng
D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở
-
Câu 35:
Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?
A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng
B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp
C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường
-
Câu 36:
Loài động vật nào dưới đây đẻ con?
A. Cá chép
B. Thằn lằn
C. Chim bồ câu
D. Thỏ
-
Câu 37:
Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
A. Thiên Hà xoắn ốc
B. Thiên Hà elip
C. Thiên Hà hỗn hợp
D. Thiên Hà không định hình
-
Câu 38:
Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?
A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.
B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.
-
Câu 39:
Dải Ngân Hà là gì?
A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời
D. dải sáng trong vũ trụ
-
Câu 40:
Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?
A. đẻ trứng
B. hô hấp bằng phổi
C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân
D. sống trên cạn