Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 CTST năm 2021-2022
Trường THCS Phạm Văn Chiêu
-
Câu 1:
Cho các loài sau:
(1) Vi khuẩn lam (5) Thủy tức
(2) Tảo lục (6) Rong đuôi chồn
(3) Nấm mốc (7) Amip
(4) Sán lá gan (8) Trùng giày
Loài nào thuộc giới Nguyên sinh?
A. (1), (3), (5)
B. (4), (5), (6)
C. (2), (4), (6)
D. (2), (7), (8)
-
Câu 2:
Đặc điểm nào không phải của giới Động vật?
A. Đa bào
B. Dị dưỡng
C. Nhân sơ
D. Có khả năng di chuyển
-
Câu 3:
Nguyên nhân nào mà virus cần kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Vì chúng có cấu tạo nhân sơ
B. Vì chúng có hình dạng không cố định
C. Vì chúng chưa có cấu tạo tế bào
D. Vì chúng có kích thước hiển vi
-
Câu 4:
Hình dưới đây mô phỏng hình dạng và cấu tạo của loại virus nào?
A. Virus Corona
B. HIV
C. Thực khuẩn thể
D. Virus khảm thuốc lá
-
Câu 5:
Sản phẩm nào không phải là sản phẩm của vi khuẩn?
A. Rượu nho
B. Dưa muối
C. Sữa chua
D. Kim chi
-
Câu 6:
Vi khuẩn mang lại lợi ích như thế nào đối với tự nhiên?
A. Lên men các loại thực phẩm, tạo vị chua cho các món ăn
B. Phân hủy xác và chất thải của sinh vật
C. Gây hư hỏng thực phẩm
D. Gây bệnh cho động, thực vật
-
Câu 7:
Loài sinh vật nào không thuộc giới Nguyên sinh vật?
A. Nấm nhầy
B. Trùng roi
C. Tảo lục
D. Phẩy khuẩn
-
Câu 8:
Tại sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?
A. Vì nó trông giống như nấm
B. Vì nó hoạt động như động vật
C. Vì nó có cấu tạo đa bào
D. Vì nó không có kích thước hiển vi
-
Câu 9:
Con đường nào không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường
-
Câu 10:
Loại nấm nào sau đây được sử dụng để sản xuất penicillin?
A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò
-
Câu 11:
Đại diện nào không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó
-
Câu 12:
Đặc điểm nào không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử
B. Có hoa và quả
C. Hạt nằm trong quả
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện
-
Câu 13:
Nhóm ngành nào có đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin?
A. Chân khớp
B. Giun đốt
C. Lưỡng cư
D. Cá
-
Câu 14:
Loài động vật nào sau đây chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Mối
B. Rận
C. Ốc sên
D. Bọ chét
-
Câu 15:
Sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Thảo nguyên
D. Thái Bình Dương
-
Câu 16:
Ý nào không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Tuyệt chủng động, thực vật
-
Câu 17:
Hoạt động nào phải cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách
B. Nhìn một vật cách xa 10m
C. Nâng một tấm gỗ
D. Nghe một bài hát
-
Câu 18:
Phát biểu nào đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu diễn?
A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N
B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N
C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N
D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 15N
-
Câu 19:
Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó như thế nào?
A. bị biến dạng
B. bị thay đổi tốc độ
C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ
D. bị thay đổi hướng chuyển động
-
Câu 20:
Chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại
B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h
C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất
-
Câu 21:
Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là bao nhiêu?
A. 50 N
B. 0,5 N
C. 500 N
D. 500 N
-
Câu 22:
Phát biểu nào đúng về trọng lượng và trọng lực?
A. Trọng lực chính là trọng lượng của vật
B. Trọng lượng của vật 100g là 1N
C. Kí hiệu trọng lượng là p
D. Đơn vị của khối lượng là N
-
Câu 23:
Lực trong trường hợp nào liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn
B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn
D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm
-
Câu 24:
Lực nào liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng
C. Lực cầm quyển sách
D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng
-
Câu 25:
Lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
A. 45 cm
B. 40 cm
C. 50 cm
D. 55 cm
-
Câu 26:
Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính nào?
A. Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo
B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế
-
Câu 27:
Trong trường hợp nào lực ma sát là có hại?
A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách
B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi
C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn
D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn
-
Câu 28:
Trong trường hợp nào lực ma sát trượt sẽ xuất hiện?
A. Một vận động viên đang trượt tuyết
B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
C. Em bé đang chạy trên sân
D. Một vật đang rơi từ một độ cao
-
Câu 29:
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng nước
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng Mặt Trời
D. Năng lượng từ than đá
-
Câu 30:
Những dạng năng lượng nào sẽ xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng
C. Chỉ có động năng và thế năng
D. Chỉ có động năng
-
Câu 31:
Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu gì?
A. năng lượng ánh sáng
B. cơ năng
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng âm
-
Câu 32:
Dạng năng lượng nào sau đây đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin?
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hoá năng
D. Quang năng
-
Câu 33:
Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?
A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng
B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất
C. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng
D. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng
-
Câu 34:
Trái Đất có những chuyển động gì?
A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông
B. Quay quanh Mặt Trời
C. Quay quanh Mặt Trăng
D. Cả A và B
-
Câu 35:
Phát biểu nào đúng về Mặt Trăng?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất
B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
-
Câu 36:
Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là bao lâu?
A. khoảng hai tuần
B. khoảng ba tuần
C. khoảng 1 tuần
D. khoảng 1 tháng
-
Câu 37:
Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
B. Kim tinh
C. Mộc tinh
D. Hỏa tinh
-
Câu 38:
Phát biểu nào sai về hệ Mặt Trời?
A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau
D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau
-
Câu 39:
Hành động nào sẽ góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện
-
Câu 40:
Nhóm thực vật nào có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần