Đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021
Trường THCS Xuân Dương
-
Câu 1:
Tại sao khí hiđro có ứng dụng để hàn cắt kim loại?
A. Vì khí hiđro có thể cháy được trong khí oxi.
B. Vì khí hiđro khi cháy trong khí oxi tỏa nhiều nhiệt.
C. Vì khí hiđro có thể tác dụng với kim loại.
D. Vì khí hiđro khử được một số oxit kim loại.
-
Câu 2:
Xét các phát biểu:
1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
4. Hiđro tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
A. chất oxi hoá
B. chất khử
C. chất xúc tác
D. chất môi trường
-
Câu 4:
Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng
A. số nguyên tử trong mỗi chất.
B. số nguyên tử của mỗi nguyên tố
C. số nguyên tố tạo ra hợp chất.
D. số phân tử của mỗi chất.
-
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là
A. 8,96 lít
B. 4,8 lít
C. 0,896 lít
D. 0,48 lít
-
Câu 6:
Đâu là phản ứng thế trong các phản ứng sau?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
-
Câu 7:
Cho Al tác dụng với H2SO4 loãng tạo ra mấy sản phẩm?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?
A. Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi
-
Câu 9:
Cho CaO tác dụng với nước thu được dung dịch nước vôi trong. Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là:
A. Quỳ tím chuyển màu đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển màu xanh
D. Không có hiện tượng
-
Câu 10:
Oxit bazơ nào sau đây không tác dụng với nước:
A. BaO
B. Na2O
C. CaO
D. Al2O3
-
Câu 11:
Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là
A. 11,7 gam
B. 5,85 gam
C. 4,68 gam
D. 11,02 gam
-
Câu 12:
Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Kim loại
D. Phi kim
-
Câu 13:
Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì
A. chất tan
B. dung môi
C. chất bão hoà
D. chất chưa bão hoà
-
Câu 14:
Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là
A. muối NaCl
B. nước
C. muối và nước
D. dung dịch nước muối thu được
-
Câu 15:
Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?
A. khuấy dung dịch
B. đun nóng dung dịch
C. nghiền nhỏ chất rắn
D. cả 3 cách trên
-
Câu 16:
Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước?
A. Làm mềm chất rắn
B. Có áp suất cao
C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.
D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn
-
Câu 17:
Có một cốc đựng nước đường chưa bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành bão hòa?
A. Cho thêm đường vào dung dịch.
B. Cho thêm nước cất vào dung dịch
C. Đun nóng dung dịch
D. Cả A và C đều đúng
-
Câu 18:
Axit nào sau đây không tan trong nước:
A. H2SiO3
B. H3PO4
C. HCl
D. H3SO4
-
Câu 19:
Định nghĩa nào sau đây đúng: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết
A. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất tan có trong 100 gam nước.
C. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
-
Câu 20:
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Có thể tăng và có thể giảm
D. Không tăng và cũng không giảm
-
Câu 21:
Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là
A. 0,32M
B. 0,129M
C. 0,2M
D. 0,219M
-
Câu 22:
Hoà tan 4 gam NaOH vào nước, thu được 200ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:
A. 0,5M
B. 0,2M
C. 0,01M
D. 0,4M
-
Câu 23:
Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?
A. 120 gam
B. 150 gam
C. 160 gam
D. 170 gam
-
Câu 24:
Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch
A. 0,12 mol
B. 0,20 mol
C. 0,30 mol
D. 0,15 mol
-
Câu 25:
Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 400 gam H2SO4 9,8%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là
A. 405,4 gam
B. 400 gam
C. 404,8 gam
D. 412,4 gam
-
Câu 26:
Cho 16,8g Fe vào 200g dung dịch HCl 12,775%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 1,12 lít
-
Câu 27:
Muốn pha 300ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là:
A. 52,65g
B. 54,65g
C. 60,12g
D. 60,18g
-
Câu 28:
Muốn pha 300g dung dịch NaCl 20% thì khối lượng H2O cần có là
A. 480g
B. 506g
C. 240g
D. 280g
-
Câu 29:
Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là
A. 20%
B. 25%
C. 30%
D. 35%
-
Câu 30:
Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.
A. 11,88%
B. 12,99%
C. 11,19%
D. 11,79%
-
Câu 31:
Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
A. 1,2M.
B. 1,2%.
C. 2M.
D. 2%.
-
Câu 32:
Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, có bao nhiêu muối tan trong nước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 33:
Phần lớn muối của kim loại nào sau đây đều tan được trong nước?
A. Nhôm
B. Kali
C. Natri
D. Cả Natri và Kali
-
Câu 34:
Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa, cần làm gì ?
A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.
B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.
C. Đun nóng dung dịch.
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 35:
Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Có thể lấy khối lượng muối KNO3 là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước
A. nhỏ hơn 42,105 gam
B. lớn hơn 42,105 gam
C. bằng 42,105 gam
D. Cả A và C
-
Câu 36:
Cho 4,6 gam một kim loại M, có hóa trị I tác dụng hết với nước thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Kim loại M là:
A. Na
B. Ca
C. Ba
D. Li
-
Câu 37:
Cho 10 gam một kim loại M, có hóa trị II tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là:
A. Ca
B. Na
C. Ba
D. Li
-
Câu 38:
Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, người ta sử dụng tính chất này để ứng dụng làm:
A. Nhiên liệu động cơ cho tên lửa, cho đông cơ ô tô thay thế cho xăng
B. Dùng trong đèn xì oxi−hiđrô để hàn cắt kim loại
C. Dùng làm chất khử để điều chế 1 số kim loại
D. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không
-
Câu 39:
Vì sao bóng được bơm khí hiđro có thể bay lên cao được?
A. Vì hiđro là chất khí ở nhiệt độ thường.
B. Vì hiđro là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn rất nhiều so với không khí
C. Vì khí hiđro không tác dụng với các khí có trong không khí.
D. Vì khí hiđro có khối lượng nhỏ.
-
Câu 40:
Khử hoàn toàn 8 gam một oxit của kim loại R (có hoá trị II) cần vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
A. Cu
B. Mg
C. Fe
D. Zn