Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-
Câu 1:
Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
-
Câu 2:
Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm
A. H2S và CO2.
B. H2S và SO2.
C. SO2 và SO3.
D. SO2 và CO2.
-
Câu 3:
Để điều chế khí HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp:
A. Sunfat.
B. Tổng hợp.
C. Clo hoá các hợp chất hữu cơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 4:
Tính oxi hóa của lưu huỳnh thể hiện qua phản ứng nào sau đây
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với hidro
C. Tác dụng với phi kim
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 5:
Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) S + O2 → SO2
(b) S + 3F2 → SF6
(c) S + Hg → HgS
(d) S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là :
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 6:
Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3 lần lượt là:
A. -2, -2, +6, +7, +4.
B. -4, -1, +6, +7, +4.
C. -2, -1, +6, +6, +4.
D. -2, -1, +6, +7, +4.
-
Câu 7:
Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon
B. clo
C. oxi
D. flo
-
Câu 8:
Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric ?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3
B. Fe2O3, KMnO4, Fe, CuO, AgNO3
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2
D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2
-
Câu 9:
Axit pecloric có công thức là:
A. HClO.
B. HClO2.
C. HClO3.
D. HClO4
-
Câu 10:
Chỉ từ các chất: Fe, S, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 có thể có bao nhiêu phương pháp điều chế khí H2S bằng 2 phản ứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là
A. NaOH.
B. Ba(OH)2.
C. AgNO3.
D. Ba(NO3)2.
-
Câu 12:
Nhận xét nào đúng khi so sánh tính phi kim của các nguyên tố halogen
A. F<Cl<Br<I
B. F<Cl<I<Br
C. F>Cl>Br>I
D. F>Cl>I>Br
-
Câu 13:
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2 ?
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch Pb(NO3)2.
C. dung dịch K2SO4.
D. dung dịch NaOH.
-
Câu 14:
Sự chuyển dịch cân bằng là:
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
D. Phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch.
-
Câu 15:
Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl, để tránh khí Cl2 thoát ra phòng, ta đậy nắp ống nghiệm bằng bông có tẩm chất nào sau đây là hợp lý nhất:
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2O.
-
Câu 16:
Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là
A. CO2
B. NO2
C. SO2
D. H2S
-
Câu 17:
Thực hiện thí nghiệm điều chế clo theo sơ đồ sau:
Cho các nhận định sau:
(a) Bình chứa dung dịch NaCl dùng để giữ khí HCl.
(b) Bình chứa dung dịch H2SO4 đặc để giữ hơi nước.
(c) Bông tẩm dung dịch xút có thể thay bằng tẩm nước.
(d) Có thể thay chất rắn trong bình cầu thành thuốc tím.
Số nhận định chính xác là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Cho a gam kim loại R phản ứng vừa đủ với 28,4 gam khí Clo thì thu được 43,52 gam muối clorua với hiệu suất 80%. Khối lượng a và tên của Kim loại R là:
A. 26 gam và Zn
B. 26 gam và Fe
C. 24 gam và Ca
D. 24 gam và Cu
-
Câu 19:
Với các nguyên tố nhóm VIA, nhận xét nào sau đây sai ?
A. Các nguyên tố nhóm VIA là phi kim (trừ Po)
B. Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí trừ H2O
C. Trong các hợp chất oxi thường có số oxi hóa -2, trừ trong hợp chất với flo và trong các peoxit.
D. Tính axit tăng dần: H2SO4 < H2SeO4 <H2TeO4.
-
Câu 20:
Cho 25 gam nước clo vào một dung dịch có chứa 2,163 gam NaBr thấy dung dịch chuyển sang màu vàng đậm và NaBr vẫn còn dư. Sau thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 1,273 gam chất rắn khan. Biết hiệu suất phản ứng 100%, nồng độ % của nước clo là
A. 2,51%.
B. 2,84%.
C. 3,15%.
D. 3,46%.
-
Câu 21:
Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỷ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là
A. 7,4
B. 8,7
C. 9,1
D. 10
-
Câu 22:
Đun nóng hỗn hợp gồm 8,4 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí Y là
A. 25% và 75%
B. 66,67% và 33,33%
C. 50% và 50%
D. 60% và 40%
-
Câu 23:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít H2S vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M, muối tạo thành sau phản ứng là
A. Na2SO3
B. Na2SO3 và NaHSO3
C. Na2S và NaHS
D. Na2S
-
Câu 24:
Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch KMnO4 thu được dung dịch không màu có pH = 1,0. Thể tích dung dịch KMnO4 là
A. 0,5 lít.
B. 0,1 lít.
C. 1,0 lít.
D. 2,0 lít.
-
Câu 25:
Cho hỗn hợp A gồm BaCl2 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 4,9% thu được 58,25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 400.
B. 500.
C. 600.
D. 800.
-
Câu 26:
Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M . Giá trị của V là
A. 10.
B. 40.
C. 20.
D. 30.
-
Câu 27:
Cho phản ứng: I2(k)+H2(k) ⇆2 HI(k). Ở nhiệt độ 4300C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 4300C, nồng đọ của HI là:
A. 0,275M
B. 0,320M
C. 0,151M
D. 0,225M
-
Câu 28:
Cho các phát biểu sau về cân bằng hóa học:
(1) Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
(2) Ở trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
(3) Trong hệ đạt trạng thái cân bằng hóa học, luôn có mặt của các chất sản phầm, các chất phản ứng có thể không có.
(4) Ở trạng thái cân bằng hóa học, nồng độ các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch.
(5) Trong tất cả các cân bằng hóa học trong pha khí, khi thay đổi áp suất của hệ, cân bằng bị chuyển dịch.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam. Hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng NaF ban đầu là
A. 8,71%
B. 5,67%
C. 10,78%
D. 15,02%
-
Câu 30:
Hỗn hợp a gồm Cu và CuO Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp a vào 73,5 gam dung dịch H2SO4 80% chỉ thu được dung dịch x và khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất cho x tác dụng hoàn toàn với 900 ml dung dịch NaOH 1M sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch y cô cạn y thu được chất rắn z nặng 60,8 g nồng độ phần trăm của CuSO4 trong x.
A. 68,90%.
B. 58,90%.
C. 61,09%.
D. 59,8%.
-
Câu 31:
O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O.
B. KOH.
C. SO2.
D. KI.
-
Câu 32:
Cho phản ứng: KX rắn + H2SO4 đặc, nóng → K2SO4 + HX khí. KX có thể là
A. KF, KCl, KBr, KI.
B. KF, KCl, KBr.
C. KF và KCl.
D. KCl.
-
Câu 33:
Để phân biệt các chất rắn Fe và Cu bằng phương pháp hóa học, người ta sử dụng thuốc thử là
A. dung dịch HNO3 loãng
B. dung dịch HNO3 đặc
C. dung dịch H2SO4 loãng
D. dung dịch H2SO4 đặc
-
Câu 34:
Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
A. Khi sục SO2 vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ \(1 < \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} < 2\) thu được hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và NaHSO3.
B. Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2.
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. SO2 làm mất màu dung dịch brom.
-
Câu 35:
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh?
A. Fe
B. Hg
C. Cr
D. Cu
-
Câu 36:
Nhận xét nào sau đây về khí hiđro clorua là không đúng?
A. Là chất khí ở điều kiện thường
B. Có mùi xốc.
C. Tan tốt trong nước.
D. Có tính axit.
-
Câu 37:
Hệ số của O2 trong phương trình: H2S + O2 → H2O + SO2 là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ.
B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng.
D. Dạng nhôm dây.
-
Câu 39:
Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?
A. Là chất khí không màu.
B. Là chất khí độc.
C. Là chất khí có mùi trứng thối.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 40:
Hòa tan kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, chất rắn Z và khí T. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Y chứa Fe2(SO4)3
B. Z là Fe
C. T là SO2
D. Y chứa FeSO4