Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Tính chất hóa học đặc trưng của lưu huỳnh là gì ?
A. Tính oxi hóa và tính khử.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính khử.
D. Tính khử mạnh.
-
Câu 2:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)
B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS
C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
-
Câu 3:
Cho 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 1,12 lít.
B. 4,48 lít.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
-
Câu 4:
Cho 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc) Phần trăm số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là
A. 40,0%.
B. 74,7%.
C. 25,3%.
D. 60,0%.
-
Câu 5:
O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O.
B. KOH.
C. SO2.
D. KI.
-
Câu 6:
Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200C thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400C trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550C thì cần bao nhiêu thời gian?
A. 60s
B. 34,64s
C. 20s
D. 40s
-
Câu 7:
Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C
B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
-
Câu 8:
Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: \(H_2 (k) + Br_2 (k) → 2HBr (k)\). Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là
A. 8.10-4 mol/(l.s).
B. 2.10-4 mol/(l.s).
C. 6.10-4 mol/(l.s).
D. 6.10-4 mol/(l.s).
-
Câu 9:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s)
B. 5,0.10-4 mol/(l.s)
C. 1,0.10-3 mol/(l.s)
D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
-
Câu 10:
Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau
A + B → 2C
Tốc độ phản ứng này là V = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:
Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.
Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l
Trường hợp 3: Nồng độ của chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.
Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là:
A. 12;8
B. 13;7
C. 16;4
D. 15;5
-
Câu 11:
Có hai mẫu đá vôi:
Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.
Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ. Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2.
Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
A. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ tiến hành phản ứng.
B. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào thời gian xảy ra phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng.
-
Câu 12:
Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2 theo phản ứng cân bằng PCl5(k) ⇄ PCl3(k) + Cl2(k). Ở 2730C và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 gam/lít. Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với
A. 0,75.10-3
B. 1,39.10-3
C. 1,45.10-3
D. 1,98.10-3
-
Câu 13:
Trong công ngiệp, sản xuất NH3, phản ứng xảy ra tạo thành một cân bằng hóa học. Cân bằng hóa học này phải thực hiện ở áp suất cao, nhiệt độ thấp nhưng không quá thấp (khoảng 4500C). Từ đó suy ra đặc điểm của phản ứng là
A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, áp suất tăng
B. Phản ứng thuận thu nhiệt , giảm áp suất
C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt giảm áp suất
D. Phản ứng thuận thu nhiệt , áp suất tăng
-
Câu 14:
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là:
A. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
B. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác
C. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt
D. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác
-
Câu 15:
Cho cân bằng sau diễn ra trong hệ kín:
2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k)
Nâu đỏ không màu
Biết rằng khi làm lạnh thấy màu của hỗn hợp khí nhạt hơn. Các yếu tố tác động vào hệ cân bằng trên đều làm cho cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất chung của hệ phản ứng
B. giảm nhiệt độ và giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
D. tăng nhiệt độ và cho thêm chất xúc tác.
-
Câu 16:
Cần hấp thụ bao nhiêu lít SO2 (đktc) vào 300 ml Ba(OH)2 1M để em thu được 21,7g kết tủa?
A. 22,4 lít
B. 11,2 lít
C. 33,6 lít
D. 44,8 lít
-
Câu 17:
Cho 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được lượng muối nào?
A. 12,7g và 29,9g
B. 20,7g và 11,2g
C. 12,4g và 9,21g
D. 8,9g và 34,2g
-
Câu 18:
Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) hết vào 200 ml dung dịch NaOH có nồng độ mol là bao nhiêu?
A. 0,25M
B. 0,75M
C. 0,35M
D. 0,45M
-
Câu 19:
Dẫn a mol khí H2S vào b mol NaOH, mối quan hệ để thu được muối trung hòa?
A. a/b > 2
B. b/a ≥ 2
C. b/a ≥ 2
D. 1 < b/a < 2
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây sai về H2S và SO2, SO3?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2.
-
Câu 21:
Nếu ta cho 11,2g Fe và 6,4g Cu vào H2SO4 loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc).
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 22:
Tạo được sản phẩm nào khi cho H2SO4 loãng tác dụng với Fe?
A. Fe2(SO4)3 và H2.
B. FeSO4 và H2.
C. FeSO4 và SO2.
D. Fe2(SO4)3 và SO2.
-
Câu 23:
Thuốc phân biệt HCl, Na2SO4 và dung dịch Na2SO3.
A. H2SO4
B. NaNO3
C. AgNO3
D. BaCl2
-
Câu 24:
Cho hh Zn và Cu cần vào 200ml H2SO4 loãng 0,1M thu được bao nhiêu lít khí (đktc)?
A. 0,224 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 0,448 lít.
-
Câu 25:
Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 0,32 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. FeS
B. FeS và S
C. FeS và Fe
D. FeS, Fe và S
-
Câu 26:
Đun nóng một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột lưu huỳnh và 16,25 gam bột kẽm trong môi trường kín không có không khí. Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?
A. Zn; 6,5g
B. Zn; 3,25g
C. S; 3,2g
D. S; 1,6g
-
Câu 27:
Đốt 6,5 gam Zn trong bao nhiêu gam lưu huỳnh để phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. 3,2
B. 1,6
C. 6,4
D. 4
-
Câu 28:
Trên trạm vũ trụ, để duy trì hoạt động hô hấp của các nhà du hành thì khí oxi được tái sinh bằng kali supeoxit KO2 theo PTPƯ:
4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2
Một trạm du hành vũ trụ có trang bị 355 kg KO2 cho một phi đội gồm 2 nhà du hành, mỗi người trong 1 ngày đêm thải ra 1,1 kg khí CO2.
Hỏi hoạt động của phi hành đoàn được duy trì bao nhiêu ngày đêm?
A. 50
B. 40
C. 30
D. 20
-
Câu 29:
Ozon (O3) là một dạng thù hình của oxi, trong phân tử có chứa ba nguyên tử oxi thay vì hai như thông thường. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, ozon là một chất khí có màu xanh nhạt. Ozon hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112oC, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193oC. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, do ozon không bền, dễ bị phân hủy thành oxi phân tử và oxi nguyên tử.
Ozon có mùi hăng, tanh của cá. Ozon tồn tải với một tỉ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất và có thể được tạo thành từ O2 do sự phóng điện, tia cực tím, ví dụ như trong tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng. Ozon được điều chế trong máy ozon khi phóng điện êm qua oxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong tự nhiên, ozon được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét), cũng như khi oxi hóa một số chất nhựa của các cây thông.
Trong các nhà máy xử lý nước thải người ta thường dùng ozon để khử trugnf, diệt khuẩn và oxi hoá các chất hữu cơ trong nước. Ozon được bơm vào nước theo tỉ lệ tiếp xúc là 15mg/l. Theo nghiên cứu, một ngày thành phố Vinh thải ra 5 triệu m3 nước thải. Để xử lí lượng nước thải mà thành phố thải ra trong một ngày cần khối lượng ozon là
A. 75 gam
B. 90 tấn
C. 75 tấn
D. 90 gam
-
Câu 30:
Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
-
Câu 31:
Trong số các câu sau đây, câu nào không đúng?
A. Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.
B. Lưu huỳnh không tan trong nước.
C. Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.
D. Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.
-
Câu 32:
6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm O2, Cl2 có dX/H2 = 22,5 tác dụng với bao nhiêu (g) hỗn hợp Y gồm Al và Zn để thu được 31,9 gam hỗn hợp B gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại.
A. 18,4.
B. 14,8.
C. 9,2.
D. 7,4.
-
Câu 33:
Cho H2(k) + I2(k) ⇋ 2HI(k). Hỏi tốc độ của phản ứng sẽ tăng mấy lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần?
A. 3
B. 6
C. 9
D. 12
-
Câu 34:
Cho 7,8 gam X gồm Al và Mg vào HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch tạo thành chứa bao nhiêu gam muối.
A. 28,4.
B. 22,4.
C. 36,2.
D. 22,0
-
Câu 35:
Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì ta cần dùng bao nhiêu lít HCl 0,5M?
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
-
Câu 36:
4,8 gam một kim loại nào sau đây biết nó hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc).
A. Ba.
B. Ca.
C. Mg.
D. Sr.
-
Câu 37:
Đốt 16,8 g Fe trong clo thì thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
A. 4,48
B. 10,08
C. 2,24
D. 8,96
-
Câu 38:
Cho 10,6 gam Na2CO3 vào HCl (loãng, dư) thu được bao nhiêu lít CO2
A. 3,36
B. 2,80
C. 2,24
D. 1,12
-
Câu 39:
Tính CM HCl đã dùng biết cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ.
A. 1,0M.
B. 0,25M.
C. 0,5M.
D. 0,75M.
-
Câu 40:
Điện phân MCln với điện cực trơ thì ở catot được 16g kim loại M, ở anot được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là gì?
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Ca