Đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Hưng Đạo
-
Câu 1:
Cho các sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO2 + HCl → khí X; (2) FeS + HCl → khí Y; (3) Na2SO3 + HCl → khí Z; (4) NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí G. Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là
A. Y, Z, G.
B. X, Y, G.
C. X, Z, G.
D. X, Y, Z.
-
Câu 2:
Liên kết trong phân tử X2 (X: F, Cl, Br, I) là
A. liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết cộng hóa trị không cực.
C. liên kết cho nhận.
D. liên kết ion.
-
Câu 3:
Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Mg, Cl2
B. Al, C
C. Ca, F2
D. Au, S
-
Câu 4:
Clorua vôi có công thức là:
A. CaCl2.
B. CaOCl.
C. CaOCl2.
D. Ca(OCl)2.
-
Câu 5:
Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường:
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
-
Câu 6:
Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?
A. Dung dịch KI + hồ tinh bột.
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch CuSO4.
-
Câu 7:
Chất được dùng để làm khô khí clo ẩm là
A. CuSO4 khan.
B. Na2SO3 khan.
C. NaOH khan.
D. dung dịch H2SO4 đặc.
-
Câu 8:
Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?
A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 500 C
D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu
-
Câu 9:
Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.
(2) axit HF tác dụng với SiO2.
(3) khí SO2 tác dụng với nước Cl2.
(4) KClO3 đun nóng, xúc tác MnO2.
(5) Cho H2S tác dụng với SO2.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 10:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Cu
-
Câu 11:
Dung dịch NaCl bị lẫn NaI. Để làm sạch dung dịch NaCl có thể dùng:
A. AgNO3.
B. Br2.
C. Cl2.
D. Hồ tinh bột.
-
Câu 12:
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh ?
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
-
Câu 13:
Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây ?
A. oxi
B. lưu huỳnh
C. clo
D. flo
-
Câu 14:
Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô tất cả các khí trong dãy nào?
A. CO2, NH3, Cl2, N2.
B. CO2, H2S, N2, O2.
C. CO2, N2, SO2, O2.
D. CO2, H2S, O2, N2.
-
Câu 15:
Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?
A. Là chất khí không màu.
B. Là chất khí độc.
C. Là chất khí có mùi trứng thối.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 16:
Chất nào sau đây là chất lỏng có màu nâu đỏ ?
A. Cl2
B. Br2
C. F2
D. I2
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây không gây ra sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch nói chung ?
A. Áp suất.
B. Nồng độ.
C. Nhiệt độ.
D. Chất xúc tác.
-
Câu 18:
Cho các phản ứng sau:
(1) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
(3) K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(4) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(5) 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 19:
Hòa tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16%, thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
A. 36,5
B. 182,5
C. 365,0
D. 224,0
-
Câu 20:
Dẫn hai luồng khí clo đi qua dung dịch NaOH: dung dịch 1 loãng và nguội; dung dịch 2 đậm đặc và đun nóng đến 100oC. Nếu lượng muối NaCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích clo đi qua 2 dung dịch trên theo tỉ lệ là
A. 5/6.
B. 5/3.
C. 2/1.
D. 8/3.
-
Câu 21:
Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Công thức của A là
A. CaI2.
B. CaF2.
C. CaCl2.
D. CaBr2.
-
Câu 22:
Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng phản ứng nhiệt phân KClO3. Nếu dùng 12,25 gam KClO3 thì sau phản ứng hoàn toàn, thể tích O2 thu được (đktc) là
A. 6,72 lít.
B. 3,36 ml.
C. 672 ml.
D. 3,36 lít.
-
Câu 23:
Hòa tan V lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M thì thu được 10,02 gam hỗn hợp hai muối. Tìm giá trị của V
A. 2,016 lít.
B. 1,344 lít.
C. 0,672 lít.
D. 2,24 lít.
-
Câu 24:
Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 19,76%
B. 11,36%
C. 15,74%
D. 9,84%
-
Câu 25:
Tính lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để hòa tan vào 100 gam H2SO4 91% thành oleum A có phần trăm khối lượng SO3 trong A là 12,5%. Giả thiết các phản ứng hoàn toàn
A. 45 gam
B. 48 gam
C. 54 gam
D. 35,8 gam
-
Câu 26:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây là
A. 5.10-2 mol/(L.s)
B. 5.10-3 mol/(L.s)
C. 5.10-4 mol/(L.s)
D. 5.10-5 mol/(L.s)
-
Câu 27:
Trong một bình kín dung tích V lít không đổi có chứa 1,3a mol O2 và 2,5a mol SO2 ở 100oC, 2 atm (có mặt xúc tác V2O5), nung nóng bình một thời gian sau đó làm nguội tới 100oC, áp suất trong bình lúc đó là p; hiệu suất phản ứng tương ứng là h. Mối liên hệ giữa p và h được biểu thị bằng biểu thức
A. \(\:p = {\rm{2}}{\rm{.}}\left( {{\rm{1 - \;}}\frac{{{\rm{1,25h}}}}{{{\rm{3,8}}}}} \right)\)
B. \(\:p = {\rm{2}}{\rm{.}}\left( {{\rm{1 - \;}}\frac{{{\rm{2,5h}}}}{{{\rm{3,8}}}}} \right)\)
C. \(\:p = {\rm{2}}{\rm{.}}\left( {{\rm{1 - \;}}\frac{{{\rm{0,65h}}}}{{{\rm{3,8}}}}} \right)\)
D. \(\:p = {\rm{2}}{\rm{.}}\left( {{\rm{1 - \;}}\frac{{{\rm{1,3h}}}}{{{\rm{3,8}}}}} \right)\)
-
Câu 28:
Cho các cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k) ⇆2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) ⇆ 2SO3 (k) (3)
2NO2 (k) ⇆N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học nào bị chuyển dịch?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
-
Câu 29:
Hỗn hợp a gồm Cu và CuO Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp a vào 73,5 gam dung dịch H2SO4 80% chỉ thu được dung dịch x và khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất cho x tác dụng hoàn toàn với 900 ml dung dịch NaOH 1M sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch y cô cạn y thu được chất rắn z nặng 60,8 g nồng độ phần trăm của CuSO4 trong x.
A. 68,90%.
B. 58,90%.
C. 61,09%.
D. 59,8%.
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu, CuS, FeS, FeS2, FeCu2S2, S thì cần 2,52 lít O2 và thấy thoát ra 1,568 lít SO2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V và m là:
A. 12,316 lít; 24,34g
B. 16,312 lít; 23,34g
C. 13,216 lít; 23,44g
D. 13,216 lít; 24,44g
-
Câu 31:
Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ.
B. Áp suất.
C. Chất xúc tác.
D. Nồng độ.
-
Câu 32:
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nhóm halogen là
A. 7
B. 6
C. 4
D. 8
-
Câu 33:
Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric ?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3
B. Fe2O3, KMnO4, Fe, CuO, AgNO3
C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2
D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2
-
Câu 34:
Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?
A. ozon oxi hóa tất cả các kim loại
B. ozon oxi hóa Ag thành Ag2O
C. ozon kém bền hơn oxi
D. ozon oxi hóa ion I- thành I2
-
Câu 35:
Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. Ba(NO3)2
D. AgNO3
-
Câu 36:
Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng?
A. Áp suất.
B. Nhiệt độ.
C. Diện tích bề mặt chất phản ứng.
D. Nồng độ.
-
Câu 37:
Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm
A. H2S và CO2.
B. H2S và SO2.
C. SO2 và SO3.
D. SO2 và CO2.
-
Câu 38:
Trong phản ứng S + H2SO4 đặc → SO2 + H2O, đơn chất S đã
A. nhường đi 2 electron
B. nhận thêm 2 electron
C. nhường đi 4 electron
D. nhận thêm 4 electron
-
Câu 39:
Chọn khẳng định không đúng:
A. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt tiếp xúc
B. Cân bằng hóa học là cân bằng động
C. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.
D. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác.
-
Câu 40:
Đổ một lượng dung dịch H2SO4 vào cốc đựng dung dịch Na2S2O3 được 40 ml dung dịch X. Nồng độ ban đầu của H2SO4 trong dung dịch X bằng 0,05M. Sau 20 giây quan sát phản ứng, thấy nồng độ H2SO4 chỉ còn 15% so với ban đầu và trong cốc xuất hiện m gam kết tủa vàng. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 20 giây quan sát (tính theo H2SO4) và giá trị của m lần lượt là
A. 4,25.10-3mol/(l.s) và 0,0544 g.
B. 2,125.10-3mol/(l.s) và 0,1088 g.
C. 4,25.10-3mol/(l.s) và 0,1088 g.
D. 2,125.10-3mol/(l.s) và 0,0544 g.